Chuyên gia nhận định về “con đường sống còn” của các trường Sư phạm tại Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Xóa bỏ hệ thống sư phạm khép kín; phân tầng, phân cấp quản lý; nâng cao trình độ đào tạo; xã hội hóa giáo dục là con đường sống còn của các trường Sư phạm.

Thời gian gần đây, câu chuyện về đề án: Sắp xếp tổ chức lại các trường sư phạm và thành lập một số trường sư phạm trọng điểm được rất nhiều cơ sở giáo dục đào tạo quan tâm.

Bên cạnh đó, một số trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp đào tạo sư phạm cũng đang gặp khó trong vấn đề tuyển sinh.

Lấy ví dụ như Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, sau hơn 30 năm hoạt động, năm 2019 – 2020, trường đặt chỉ tiêu tuyển sinh 300 sinh viên và phải tuyển 2 lần mới được 132 sinh viên.

Dưới góc nhìn chuyên gia, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến đã có nhiều nhận định đắt giá về thực trạng hệ thống đào tạo sư phạm hiện nay cũng như con đường sống còn của các trường Sư phạm nếu muốn tồn tại.

Thưa Tiến sĩ! Thời gian gần đây, việc triển khai đề án Sắp xếp tổ chức lại các trường sư phạm và thành lập một số trường sư phạm trọng điểm được rất nhiều cơ sở giáo dục đào tạo quan tâm. Bên cạnh đó các trường cũng kêu khó trong việc tuyển sinh. Dưới lăng kính chuyên gia, ông đánh giá sao về thực trạng của hệ thống giáo dục sư phạm tại Việt Nam?

Theo thống kê, hiện nay cả nước có tất cả 13 trường Đại học sư phạm và 1 trường Đại học giáo dục (tổng số 48 khoa Sư phạm Đại học); 30 trường Cao đẳng sư phạm (tổng số 19 khoa Cao đẳng Sư phạm); 2 trường Trung cấp sư phạm.

Với quy mô này, mỗi năm đào tạo khoảng gần 60.000 giáo sinh Đại học, Cao đẳng chính quy.

Bên cạnh đó việc đào tạo lệch diễn ra tình trạng có môn thừa giáo viên, có môn thiếu giáo viên; khu vực này thừa; khu vực kia thiếu.Trong bối cảnh hiện nay khi nhu cầu giáo viên đang giảm, trong khi đó số lượng giáo sinh ra trường không hề giảm. Mặc dù biên chế giáo viên đã tăng nhưng có thể nói nguồn cung đang vượt cầu.

Trong bối cảnh đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tính đến phương án sáp nhập các trường sư phạm địa phương với các trường nghề để giảm đầu mối quản lý.

Theo dự báo, đến năm 2020, Việt Nam có thể sẽ thừa 70.000 giáo viên.

Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các giáo sinh ra trường khi mà cơ hội việc làm ngày càng ít.

Về đề án sắp xếp lại các trường sư phạm đồng thời thành lập một số trường sư phạm trọng điểm. Ông đánh giá sao về hiệu quả của đề án này (nếu triển khai)?

Bên cạnh những điểm mạnh và tích cực của đề án trên. Theo cá nhân tôi, đề án vẫn còn một số điểm bất cập gây khó cho các trường ví dụ như:

Hình thành 2 trường Đại học sư phạm trọng điểm quốc gia trên cơ sở sắp xếp tổ chức lại 2 trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và một số trường Đại học Sư phạm khác.

Dừng tuyển sinh, tiến tới sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các cơ sở đào tạo giáo viên không đạt chuẩn.

Rà soát, sắp xếp lại tổ chức các cơ sở đào tạo giáo viên còn lại để chuyển thành các phân hiệu của các trường sư phạm trọng điểm quốc gia hoặc các cơ sở bồi dưỡng giáo viên địa phương.

Theo tôi đây là 3 vấn đề nổi cộm và bất hợp lý nhất của đề án trên.

Tiến sĩ có thể phân tích những hệ lụy xảy ra từ những điểm bất hợp lý trong đề án: Sắp xếp tổ chức lại các trường sư phạm và thành lập một số trường sư phạm trọng điểm?

Theo tôi, việc hình thành một hệ thống sư phạm khép kín chỉ có 2-3 trường Đại học sư phạm trọng điểm quốc gia cùng hệ thống các phân hiệu vệ sinh trong bối cảnh đất nước có 100 triệu dân, gần 20 triệu học sinh là không hợp lý.

Bởi Việt Nam có cơ cấu vùng miền phức tạp nên hệ thống đào tạo sư phạm phải đa dạng và được phân tầng triệt để: trường trọng điểm, trường trung ương và trường địa phương.

Thứ hai, việc tập trung quyền lực vào các trường trung ương, không phân cấp cho các trường địa phương sẽ rất khó triển khai chủ trương đặt hàng đào tạo giáo viên cho các địa phương.

Thứ ba, việc cố gắng xây dựng hệ thống sư phạm khép kín sẽ không khai thác được sức mạnh tổng thể của cả hệ thống giáo dục đại học; làm giảm chất lượng và tăng chi phí đào tạo đội ngũ giáo viên trong điều kiện nguồn lực cho giáo dục còn eo hẹp.

Chuyên gia nhận định về con đường sống còn của các trường Sư phạm tại Việt Nam - Hình 1

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến chỉ ra con đường sống còn của các trường Sư phạm tại Việt Nam (Ảnh:giaoduc.net.vn)

Trong bối cảnh kinh tế, đối ngoại như hiện nay? Hệ thống đào tạo giáo dục sư phạm nên theo xu hướng nào để hội nhập sâu rộng với quốc tế?

Nhìn về quá khứ, hệ thống giáo dục Việt Nam cũng đã từng trải qua nhiều thăng trầm do các biến động xã hội, chính trị như nhu cầu giáo viên, cơ cấu dân số, chính sách cải cách giáo dục.

Hệ thống sư phạm Việt nam cũng đã từng có sự phân tầng và phân cấp quản lý, phân công trách nhiệm đào tạo đội ngũ giáo viên. Những giải pháp này cũng đã khẳng định được phần nào giá trị khi trình độ chuẩn và chất lượng của giáo viên đã được nâng lên nhiều lần.

Trong bối cảnh hiện nay xu hướng chung của hệ thống đào tạo giáo dục sư phạm phải theo hướng chuẩn hóa trình độ của giáo viên tiến tới trình độ cử nhân cho mọi cấp học.

Bên cạnh đó việc thay đổi chương trình giáo dục phổ thông mới (môn tích hợp, môn tổng hợp, môn tự chọn); thay đổi phương pháp dạy học cũng đòi hỏi người giáo viên cần được đào tạo theo một quy chuẩn mới.

Sự biến động của hệ thống giáo dục quốc dân; nhu cầu giáo viên tổng thể đang tạm thời bão hòa; ngân sách nhà nước dành cho giáo dục còn hạn hẹp; vấn đề tăng cường tự chủ và xã hội hóa giáo dục là những điều kiện, bối cảnh cũng như tác động trực tiếp đến hệ thống sư phạm đòi hỏi các trường phải có hướng đi mới.

Từ kinh nghiệm thực tiễn của mình, Tiến sĩ cho rằng: Nền giáo dục của Việt Nam có thể tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới được hay không?

Không chỉ riêng gì Việt Nam, tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải trải qua sự thăng trầm về nhu cầu giáo viên theo quy luật lượn sóng. Cho nên chúng ta cần phải duy trì được sự ổn định của các cơ sở đào tạo giáo viên.

Xây dựng các trường cao đẳng/ đại học cộng đồng/ đa lĩnh vực như mô hình tại Hoa Kỳ, Thái Lan, Canada, một số quốc gia tại khu vực Đông Nam Á.Theo kinh nghiệm tại một số quốc gia, họ xây dựng các trường sư phạm đào tạo theo địa chỉ giống như hệ thống trường công an, quân đội…

Xây dựng các trường đại học nông thôn là mô hình Thái Lan đang áp dụng rất có hiệu quả.

Về chương trình đào tạo, nhiều quốc gia xây dựng các chương trình đào tạo giáo dục 4 và 3 1; chương trình cấp chứng chỉ sư phạm 4 1.

Căn cứ theo thực trạng và một số sáng kiến, kinh nghiệm Tiến sĩ vừa chỉ ra, hệ thống giáo dụcsư phạm Việt Nam nên được xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc nào?

Thứ nhất, phải thực hiện phân tầng hệ thống các trường sư phạm: Đại học sư phạm/ Đại học giáo dục trọng điểm, Đại học sư phạm/ Đại học giáo dục Trung ương, Đại học Sư phạm/ Cao đẳng sư phạm địa phương.

Thứ hai: Nên thực hiện đào tạo và bồi dưỡng giáo viên chủ yếu theo địa chỉ – đặt hàng (không theo cơ chế thị trường).

Thứ ba: Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải ban hành các quy định các chuẩn cơ sở sư phạm, chuẩn chương trình…để tạo cơ chế liên thông, phát huy sức mạnh của cả hệ thống giáo dục đại học.

Thứ tư: Hỗ trợ các trường sư phạm thành lập trường thực hành chất lượng cao hoạt động theo cơ chế tự chủ.

Thưa Tiến sĩ, trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương trong việc quản lý hệ thống giáo dục sư phạm là như thế nào?

Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và giao chỉ tiêu đào tạo/ phân công sau tốt nghiệp cho các trường Đại học sư phạm/ Đại học giáo dục trọng điểm.

Ủy ban Nhân dân các tỉnh và thành phố quản lý trực tiếp và giao chỉ tiêu đào tạo/ phân công sau tốt nghiệp cho các trường, khoa sư phạm địa phương.

Việc quản lý cần được phân cấp rõ ràng, không giao nhiệm vụ đào tạo chồng chéo, không tranh giành nguồn tuyển như hiện nay.

Chuyên gia nhận định về con đường sống còn của các trường Sư phạm tại Việt Nam - Hình 2

Mô hình trường đa ngành đào tạo giáo viên là hướng đi mới dành cho các trường Sư phạm (Ảnh:thanhtra.vn)

Trong bối cảnh thực hiện đề án sắp xếp các trường sư phạm cũng như nhiều trường đang gặp khó khăn trong vấn đề tuyển sinh. Theo ông, đâu là con đường sống còn cho các trường sư phạm nói riêng và hệ thống giáo dục đào tạo sư phạm nói chung?

Trong bối cảnh hiện nay, để có sự ổn định trong hoạt động và nâng cao chất lượng, các cơ sở sư phạm nên tồn tại dưới dạng các trường giáo dục trong các đại học đa lĩnh vực hoặc các khoa sư phạm trong các trường đại học địa phương/ cao đẳng cộng đồng.

Cần giải thể các cơ sở sư phạm không đảm bảo chất lượng. Tiến tới xóa bỏ cơ chế hệ thống sư phạm khép kín.

Các trường cũng phải tự ý thức được việc nâng cao trình độ đào tạo theo hướng đạt chuẩn vào năm 2030.

Đối với các trường trọng điểm/ trung trương cần tập trung vào đào tạo sau đại học, nghiên cứu khoa học giáo dục và bồi dưỡng giảng viên cho các trường sư phạm và trường trung học phổ thông.

Các trường/ khoa sư phạm địa phương tập trung đào tạo và bồi dưỡng giáo viên cho các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.

Đối với chương trình đào tạo, bồi dưỡng xây dựng theo hướng:

Đào tạo giáo viên Trung học phổ thông: Chương trình đơn môn

Đào tạo giáo viên Trung học cơ sở: Chương trình đa môn, tích hợp.

Ngoài ra các trường sư phạm có thể nghiên cứu phạm thành lập trường thực hành chất lượng cao hoạt động theo cơ chế tự chủ.

Xin cảm ơn Tiến sĩ Lê Viết Khuyến về cuộc trò chuyện này!

Vũ Ninh

Theo giaoduc.net

Giáo sư Trần Hồng Quân: Các trườnng sư phạm nên theo hướng đa ngành nghề

Theo Giáo sư Trần Hồng Quân, để tạo điều kiện phát triển các trường sư phạm cần tạo ra sự hỗ trợ của toàn hệ thống đại học đối với hệ sư phạm.

Thông tin từ Vụ giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, hiện cả nước có 154 cơ sở đào tạo giáo viên bao gồm 15 trường đại học sư phạm, 48 trường đại học đa ngành, 30 trường cao đẳng sư phạm, 19 trường cao đẳng đa ngành có đào tạo giáo viên, 2 trường trung cấp sư phạm và 40 trường trung cấp đa ngành có đào tạo giáo viên mầm non được phân bố ở khắp các vùng, miền, địa phương.

Những số liệu này cho thấy, hầu như ở mỗi tỉnh, thành phố đều có ít nhất một trường sư phạm, đặc biệt tập trung nhiều ơ một số thành phố lơn như Ha Nôi va thanh phô Hô Chi Minh. Nếu tính trung bình thì mỗi tỉnh (thành) hiện có từ 02 đến 04 cơ sở đào tạo tham gia công tác đào tạo giáo viên.

Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã và đang là yêu cầu cấp bách. Việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới tiếp tục đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo giáo viên - nhân tố chính tạo nên sự thay đổi.

Đồng thời phải khắc phục được những hạn chế, bất cập của hệ thống trường sư phạm hiện tại (như hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên phân bố quá dàn trải, nguồn lực bị phân tán, nhiều trường sư phạm có quy mô nhỏ, chất lượng đào tạo thấp; chức năng đao tao của nhiều cơ sở con trùng lặp, chồng chéo...)

Trước thực trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Đề án Sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm và thành lập một số trường sư phạm trọng điểm nhằm khắc phục những hạn chế đó.

Được biết, đây không phải lần đầu tiên chúng ta tìm hướng đi cho ngành sư phạm. bởi lẽ những năm 90 của thế kỉ XX, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân đã nhắc tới vấn đề này nhiều lần.

Giáo sư Trần Hồng Quân: Các trườnng sư phạm nên theo hướng đa ngành nghề - Hình 1


Theo Giáo sư Trần Hồng Quân, để tạo điều kiện phát triển các trường sư phạm cần tạo ra sự hỗ trợ của toàn hệ thống đại học đối với hệ sư phạm. (Ảnh: Trinh Phúc)

Để minh chứng cho điều đó, hôm nay, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trích dẫn lại phát biểu của nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân tại Hội nghị chuyên đề "Quy trình đào tạo mới trong các trường đại học" tổ chức ở Hà Nội vào tháng 10/1990.

Cụ thể, khi đó, Bộ trưởng Trần Hồng Quân nêu rõ:

Đào tạo đội ngũ giáo viên là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của ngành sư phạm. Hiện nay cả nước có 80 vạn giáo viên phổ thông các cấp. Dù trong hoàn cảnh nào đi nữa thì đội ngũ này vẫn bám trường, bám lớp để duy trì hệ thống giáo dục phổ thông.

Tuy nhiên, sự đối xử của xã hội đối với giáo viên phổ thông rất không thỏa đáng. Họ phải chấp nhận mức thu nhập thiệt thòi vì đối với đa số giáo viên không có các khoản thu nhập nào khác ngoài lương.

Do đó địa vị xã hội của người giáo viên rất thấp. Kết quả là các trường sư phạm rất khó tuyển chọn học sinh giỏi, có những ngành không tuyển đủ người đi nghiên cứu sinh.


Tuy rằng cũng có một số người tâm huyết với nghề sư phạm nhưng nhìn chung toàn đội ngũ thì thật đáng lo ngại. Việc bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên đang giảng dạy ở các cấp cũng gặp nhiều khó khăn, chủ yếu liên quan đến kinh phí nhà nước cấp.Nhiều năm như vậy, nhiều thế hệ như vậy cứ thế kế tiếp nhau, dẫn tới hiện tượng "lịm dần" về chất lượng đào tạo của các trường sư phạm, ảnh hưởng sâu xa đến chất lượng nền giáo dục quốc dân.

Thực tế cho thấy hiện nay phần lớn địa phương đã hết chỉ tiêu nhận giáo viên. Do vậy nếu không tính toán cách khác thì xu hướng tất yếu là phải ngừng việc đào tạo giáo viên các trường sư phạm.

"Để giải quyết bế tắc này, chúng ta cần thay đổi quan niệm. Đó là: Các trường sư phạm không nên chỉ đào tạo giáo viên phổ thông và giáo viên phổ thông cũng không nên chỉ được đào tạo ở các trường sư phạm.

Các trường đại học sư phạm nên được tổ chức lại để trở thành những trường khoa học cơ bản đào tạo giáo viên, cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ quản lý xã hội, đồng thời đào tạo nguồn vào giai đoạn II cho các trường đại học chuyên ngành khác.

Đại học sư phạm cũng nên là một trường đào tạo nhiều cấp: cả đại học, cả cao đẳng, cả sư phạm cấp 1, sư phạm mẫu giáo...", Bộ trưởng Trần Hồng Quân nói.

Theo Bộ trưởng Quân, với cách đặt vấn đề như vậy, các trường đại học sư phạm sẽ có nhiều mục tiêu đào tạo.

Các vụ chức năng của Bộ như Đào tạo Đại học, đào tạo - bồi dưỡng, kế hoạch tài vụ... phải phối hợp với nhau để giúp các trường đại học sư phạm làm điều đó.

Ngoài ra, cần phải thống nhất khung kế hoạch học tập ở giai đoạn I của các trường đại học tổng hợp và đại học sư phạm ở mức độ cao để đảm bảo sự liên thông sinh viên sau giai đoạn I giữa 2 loại trường này. Ở một số nơi có điều kiện chín muồi nên nhập các trường đại học sư phạm và đại học tổng hợp lại làm một.


Trong tương lai, các trường sư phạm địa phương sẽ dần chuyển thành các trường đa ngành. Mặt khác, một số loại hình giáo viên phổ thông nên được đào tạo ở các trường đại học kỹ thuật, văn hóa, nghệ thật, thể dục thể thao... Theo hướng đó cần sớm thành lập ở những trường này các khoa hoặc bộ môn sư phạm.

Thí dụ, đại học Sư phạm Quy Nhơn sẽ không còn lý do tồn tại nữa nếu chỉ đào tạo giáo viên. Sắp tới, Bộ có thể sẽ giao thêm cho trường này nhiệm vụ đào tạo giai đoạn I của các ngành nông nghiệp, kinh tế...

Dần dần, trường này sẽ đào tạo cả 2 giai đoạn và nó sẽ trở thành đại học Đại học Quy Nhơn cũng giống như đại học Cần Thơ, đại học Tây Nguyên ...

Còn tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường đại học và cao đẳng toàn quốc 8/1992, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân nhấn mạnh:

Để tạo điều kiện phát triển các trường sư phạm cần tạo ra sự hỗ trợ của toàn hệ thống đại học đối với hệ sư phạm, đó là:

Thứ nhất, các trường đại học, cao đẳng khác cần tham gia đào tạo giáo viên các bộ môn (như kỹ thuật, nghệ thuật...)

Thứ hai, các trường đại học và cao đẳng sư phạm có thể mở rộng ngành nghề đào tạo, vừa đáp ứng nhu cầu xã hội, vừa tận dụng tiềm lực của nhà trường; bằng cách này có thể tạo điều kiện cho nhà trường phát triển.

Và cuối cùng, ngành sư phạm, khoa học giáo dục phải được phát triển, đó là điều khẳng định, sự liên kết đa dạng của hệ thống đại học, cao đẳng sư phạm với hệ thống đại học, cao đẳng là một con đường sớm có hiệu quả để nâng cao chất lượng phát triển ngành sư phạm...

Thùy Linh

Theo giaoduc.net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Phát ngôn về chuyện sao kê của mẹ bé Bắp làm dậy sóng MXH giữa lúc tắt tính năng bình luậnPhát ngôn về chuyện sao kê của mẹ bé Bắp làm dậy sóng MXH giữa lúc tắt tính năng bình luận
17:38:17 23/02/2025
Đi xem múa lân, người phụ nữ nhặt được tờ vé số trúng độc đắcĐi xem múa lân, người phụ nữ nhặt được tờ vé số trúng độc đắc
17:00:00 23/02/2025
Bố của Vũ Cát Tường qua đờiBố của Vũ Cát Tường qua đời
22:54:29 23/02/2025
Hãi hùng hình ảnh 63 "hòn đá" được lấy ra từ bụng bà lão 92 tuổi, nguyên nhân đến từ một thói quen sai lầm khi ăn uốngHãi hùng hình ảnh 63 "hòn đá" được lấy ra từ bụng bà lão 92 tuổi, nguyên nhân đến từ một thói quen sai lầm khi ăn uống
16:39:31 23/02/2025
Uông Tiểu Phi đã đón 2 con về Bắc Kinh, mẹ Từ Hy Viên quyết đòi rể cũ trả món nợ 900 tỷ đồng?Uông Tiểu Phi đã đón 2 con về Bắc Kinh, mẹ Từ Hy Viên quyết đòi rể cũ trả món nợ 900 tỷ đồng?
20:02:56 23/02/2025
1 Hoa hậu Việt Nam có động thái y hệt Phương Nhi: Rục rịch kết hôn với thiếu gia?1 Hoa hậu Việt Nam có động thái y hệt Phương Nhi: Rục rịch kết hôn với thiếu gia?
20:46:01 23/02/2025
"Em chữa lành được cho thế giới nhưng lại không chữa được cho chính mình": Câu chuyện buồn của cô gái 24 tuổi khiến hàng triệu người tiếc thương"Em chữa lành được cho thế giới nhưng lại không chữa được cho chính mình": Câu chuyện buồn của cô gái 24 tuổi khiến hàng triệu người tiếc thương
16:56:52 23/02/2025
Sao nam Vbiz bị nghi thay thế Trấn Thành - Trường Giang: "Đừng tấn công tôi!"Sao nam Vbiz bị nghi thay thế Trấn Thành - Trường Giang: "Đừng tấn công tôi!"
17:20:47 23/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hot nhất Weibo: Vụ ngoại tình chấn động làm 2 đoàn phim điêu đứng, cái kết của "chồng tồi" khiến netizen hả hê

Hot nhất Weibo: Vụ ngoại tình chấn động làm 2 đoàn phim điêu đứng, cái kết của "chồng tồi" khiến netizen hả hê

Hậu trường phim

23:49:44 23/02/2025
Ngày 23/2, Sina đưa tin nhà sản xuất Dương Hiểu Bồi và đạo diễn Doãn Đào đang trở thành tâm điểm bàn luận trên mạng xã hội Weibo với tương tác hàng chục triệu lượt xem.
Ca sĩ Hoài Lâm yêu mặn nồng bạn gái, tình trẻ của NSND Việt Anh sắc sảo

Ca sĩ Hoài Lâm yêu mặn nồng bạn gái, tình trẻ của NSND Việt Anh sắc sảo

Sao việt

23:44:47 23/02/2025
Ca sĩ Hoài Lâm khoe tình yêu, hãnh phúc mặn nồng bên bạn gái mới. Tình trẻ của NSND Việt Anh - Chân Chân đẹp sắc sảo.
Vatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịch

Vatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịch

Thế giới

23:43:14 23/02/2025
Tòa thánh Vatican đã đưa ra thông báo cập nhật vào sáng 23.2, cho biết Giáo hoàng Francis đã có một đêm yên bình sau khi trải qua cơn nguy kịch vào buổi sáng.
Kháng nghị giám đốc thẩm vụ 'ủy quyền tách thửa, bị bán đất lưu giữ mồ mả'

Kháng nghị giám đốc thẩm vụ 'ủy quyền tách thửa, bị bán đất lưu giữ mồ mả'

Pháp luật

23:40:11 23/02/2025
Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TP.HCM có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với vụ ủy quyền tách thửa bị bán đất lưu giữ mồ mả ông bà mà Báo Thanh Niên từng phản ánh.
Diễn viên Hồ Ca phản ứng trước tin bị ung thư phổi, gần qua đời

Diễn viên Hồ Ca phản ứng trước tin bị ung thư phổi, gần qua đời

Sao châu á

23:35:14 23/02/2025
Diễn viên Hồ Ca lên tiếng phủ nhận khi bị bịa đặt, lan truyền tin mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, sức khỏe nguy kịch.
'Cha tôi người ở lại' tập 4: Cả nhà sốc khi ông Bình say xỉn, bất ngờ nổi nóng

'Cha tôi người ở lại' tập 4: Cả nhà sốc khi ông Bình say xỉn, bất ngờ nổi nóng

Phim việt

23:32:17 23/02/2025
Bố Bình không biết vì lý do gì lại uống nhiều thế. Trước bữa ăn, ông liên tục rót rượu bất chấp sự can ngăn và lo lắng của cả nhà.
Tây Ninh: Vi phạm nồng độ cồn, không bằng lái xe, gây tai nạn chết người

Tây Ninh: Vi phạm nồng độ cồn, không bằng lái xe, gây tai nạn chết người

Tin nổi bật

23:12:09 23/02/2025
Ngày 22.2, Phòng CSGT Công an tỉnh Tây Ninh đã có báo cáo vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn H.Tân Châu (Tây Ninh) làm một người chết và một người bị thương.
Câu trả lời cho việc Lisa bị chê bai, "lép vế" trước Jennie

Câu trả lời cho việc Lisa bị chê bai, "lép vế" trước Jennie

Nhạc quốc tế

22:45:27 23/02/2025
2 nữ rapper của BLACKPINK được nhận định là có hướng Mỹ tiến giống nhau, nhưng lại gây nên phản ứng trái chiều.
Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "chiến đấu ung thư" liên tục được nhắc tên trên MXH: Động thái mới nhất từ người mẹ

Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "chiến đấu ung thư" liên tục được nhắc tên trên MXH: Động thái mới nhất từ người mẹ

Netizen

22:30:20 23/02/2025
Câu chuyện về hành trình chiến đấu với ung thư của bé Bắp (Minh Hải, 4 tuổi) và mẹ là chị Lê Thị Thu Hòa (27 tuổi, Ninh Thuận) nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng, nhất là thời gian gần đây.
Ariana Grande: Từ "công chúa nhạc pop" đến đề cử Oscar

Ariana Grande: Từ "công chúa nhạc pop" đến đề cử Oscar

Sao âu mỹ

21:48:11 23/02/2025
Việc Ariana Grande nhận đề cử Oscar 2025 là một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của cô, đánh dấu sự chuyển mình từ một ca sĩ nhạc pop đình đám sang một diễn viên điện ảnh thực thụ.
Giúp MU có 1 điểm, Manuel Ugarte vẫn bị chỉ trích

Giúp MU có 1 điểm, Manuel Ugarte vẫn bị chỉ trích

Sao thể thao

21:36:18 23/02/2025
Cựu tiền đạo ĐT Scotland Ally McCoist vẫn đánh giá thấp màn trình diễn của tân binh trị giá 50 triệu bảng của MU là Manuel Ugarte ngay cả khi ngôi sao người Uruguay tỏa sáng giúp đội nhà hòa Everton tại Goodison Park.