Chuyên gia nhận định lý do biến chủng siêu đột biến Omicron xuất hiện
Giới khoa học nhận định rằng, sự xuất hiện của chủng Omicron có nhiều đột biến chưa từng có, dường như là kết quả của tình trạng bất bình đẳng về vaccine Covid-19.
Nhiều nước trên thế giới hiện vẫn ghi nhận tỷ lệ phủ vaccine ở mức thấp (Ảnh minh họa: AP).
Năm ngoái, các nước giàu nhất thế giới đã tích cực thu mua vaccine để thực hiện chiến dịch tiêm chủng cho người dân. Tình trạng này dẫn tới các nước thu thập thấp và trung bình lâm vào cảnh không có đủ “vũ khí” để chống lại dịch bệnh.
Theo các nhà khoa học, tình trạng trên có thể được xem là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của các biến thể mới có nguy cơ lây nhiễm cao hơn, ví dụ như Omicron – chủng có nhiều đột biến chưa từng có.
Omicron lần đầu được phát hiện ở Nam Phi, dù hiện chưa rõ nó có nguồn gốc từ đâu và liệu có phải nó được đưa tới Nam Phi từ một nước nào khác trong khu vực hay không. Điều mà các nhà khoa học biết được là SARS-CoV-2 dường như có xu hướng đột biến ở những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp và tỷ lệ lây lan cao.
“Omicron có thể đã hình thành ở một quốc gia khác và được phát hiện ở Nam Phi, nước có năng lực giải trình tự gen. Omicron có thể là hậu quả của một đợt bùng dịch ở nơi nào đó thuộc khu vực cận Sahara ở châu Phi, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp và thiếu công nghệ giám sát gen”, Michael Head, nhà nghiên cứu cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Đại học Southampton, nhận định.
Ông Head cho rằng, sự xuất hiện của các biến chủng mới, bao gồm Omicron là, “hậu quả tự nhiên của việc quá chậm trễ tiêm chủng cho toàn thế giới”.
Video đang HOT
“Chúng ta vẫn còn lượng lớn dân số toàn cầu chưa được tiêm chủng, như ở khu vực cận Sahara châu Phi”, ông Head nói.
Theo chuyên gia này, những biến chủng gây ra vấn đề trong quá khứ đều xuất phát từ những khu vực có ổ dịch quy mô lớn, không thể kiểm soát như Alpha lần đầu bị phát hiện ở Anh hay Delta lần đầu xuất hiện ở Ấn Độ.
Omicron hiện đang lây lan ra thế giới và một số quốc gia đã ghi nhận sự xuất hiện của ca bệnh mang chủng này. Các nước đã cấp tập phản ứng trước sự xuất hiện của mầm bệnh bằng các biện pháp hạn chế đi lại với một số nước châu Phi.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, sự chênh lệch về tỷ lệ tiêm chủng ở các nước phát triển và đang phát triển mới là nguyên nhân chính của tình trạng này.
Bất bình đẳng vaccine
Jeremy Farrar, giám đốc tổ chức từ thiện về nghiên cứu sức khỏe Wellcome Trust, cho biết biến thể mới cho thấy lý do tại sao thế giới cần đảm bảo sự tiếp cận công bằng hơn đối với vaccine và các công cụ y tế công cộng khác. “Bất bình đẳng sẽ kéo dài đại dịch”, ông Farrar nhấn mạnh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, chỉ có 7,5% dân số ở các nước thu nhập thấp đã được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19. Trong khi đó, tại các nước thu nhập cao, 63,9% dân số đã tiêm ít nhất một liều.
Ngoài sự chênh lệch trong việc tiếp cận nguồn cung, tâm lý e ngại vaccine cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc phủ vaccine bị chậm chạp. Mặc dù vậy, ông Head cho rằng, việc các nước thiếu khả năng tiếp cận với vaccine là vấn đề lớn.
Mục tiêu của WHO đặt ra rằng 40% dân số các nước được tiêm chủng vào cuối năm 2021 và 70% vào giữa năm sau dường như khó có thể đạt được với diễn biến hiện tại.
Trong bài viết trên Guardian đăng tải hôm 27/11, cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown cho rằng, sự thất bại của thế giới “trong việc tiêm vaccine cho người ở nước đang phát triển đang quay trở lại ám ảnh chúng ta”.
“Với việc thiếu độ phủ vaccine, Covid-19 không chỉ lây lan ở nhóm người chưa được bảo vệ, mà còn đang đột biến, với các biến chủng xuất hiện từ các nước nghèo và giờ đây đe dọa tới những người đã tiêm chủng đầy đủ ở các nước giàu”, ông Brown cảnh báo.
Chuyên gia Head đồng ý với nhận định này, nhấn mạnh rằng, dịch bệnh đang quay trở lại tấn công thế giới và nó chỉ được dập tắt khi mọi nơi trên thế giới tiếp cận đầy đủ với vaccine.
Anh thắt chặt các hạn chế ngừa biến thể Omicron
Ngày 28/11, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid cho biết quy định đeo khẩu trang tại các cửa hàng và trên các phương tiện giao thông công cộng sẽ được áp dụng trở lại tại nước này từ ngày 30/11 trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể virus SARS-CoV-2 mới xuất hiện mang tên Omicron.
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay Heathrow, London, Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại London, các biện pháp hạn chế mới, bắt đầu áp dụng từ 4h ngày 30/11, quy định tất cả người nhập cảnh vào Anh sẽ phải thực hiện xét nghiệm PCR vào cuối ngày thứ hai sau khi đến Anh và phải tự cách ly cho đến khi nhận được kết quả âm tính. Trong khi đó, tất cả những người tiếp xúc với các ca nhiễm biến thể mới sẽ phải tự cách ly, dù đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 hay chưa.
Bộ trưởng Javid xác nhận việc đeo khẩu trang sẽ là bắt buộc, nhưng không áp dụng tại các quán rượu, nhà hàng và chính phủ sẽ đánh giá lại tất cả các biện pháp hạn chế sau 3 tuần.
Cho đến nay, đã có 3 ca mắc COVID-19 với biến thể Omicron được xác định tại Anh, cùng hàng chục trường hợp nghi nhiễm khác. Trong khi 2 ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên được xác định có liên quan tới hoạt động đi lại tới miền Nam châu Phi, ca thứ 3 không có lịch sử đi lại trực tiếp và được xác định thông qua giải trình tự bộ gen.
Theo tờ Financial Times, biến thể mới có thể đã xuất hiện ở Anh trước khi chính thức được xác định. Một số ca ở London và một ca ở Bedfordshire hiện đang được điều tra, trong đó có một du khách trở về Anh từ Nam Phi hôm 16/11. Nếu người này được xác định mắc biến thể Omicron, điều này cho thấy biến thể mới có thể đã xuất hiện tại Anh sớm hơn rất nhiều.
Các nhà khoa học và quan chức chính phủ cho biết kết quả của các xét nghiệm để đánh giá phản ứng của Omicron đối với vaccine và hệ thống miễn dịch sẽ chưa thể có trong vòng 2-3 tuần tới. Các xét nghiệm đang được tiến hành với ca mắc thứ 3 nhằm xác định ca này có liên quan đến các du khách tới từ 10 quốc gia châu Phi hiện nằm trong "danh sách cảnh báo đỏ" của Anh hay không.
Các quốc gia này gồm Nam Phi, Namibia, Zimbabwe, Botswana, Lesotho, Eswatini, Angola, Mozambique, Malawi và Zambia. Các xét nghiệm ban đầu đối với khoảng 40 du khách đến từ các quốc gia này cho thấy có sự hiện diện của Omicron. Các thử nghiệm đang được thực hiện để khẳng định phát hiện này thông qua giải trình bộ gen. Các du khách đang được yêu cầu cách ly và lấy mẫu xét nghiệm lại.
Trong khi các nhà khoa học tiếp tục đánh giá biến thể mới, chính phủ Anh vẫn chưa triển khai Kế hoạch B ngừa COVID-19, gồm các quy định về làm việc tại nhà và yêu cầu hộ chiếu vaccine đối với các sự kiện lớn. Bộ trưởng Javid cho biết những biện pháp hạn chế như vậy sẽ phải trả giá đắt cả về mặt kinh tế-xã hội, cũng như những hậu quả không liên quan đến COVID-19 như tác động tới sức khỏe tâm thần. Ông cho rằng sẽ phải rất cẩn trọng khi đưa ra quyết định như vậy và hiện Anh vẫn chưa cần áp dụng các hạn chế này.
Omicron được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi vào ngày 24/11, với những bằng chứng ban đầu cho thấy biến thể này có nguy cơ tái nhiễm COVID-19 cao hơn. Anh đã quyết định áp dụng các biện pháp hạn chế mới khi biến thể Omicron tiếp tục lan rộng ở châu Âu và các nhà khoa học đang chạy đua để đánh giá mức độ rủi ro mới.
Giáo sư Chris Whitty, Cố vấn y tế trưởng Vương quốc Anh, cảnh báo biến thể này có thể kháng vaccine, song nhấn mạnh vaccine vẫn có khả năng ngừa các ca bệnh nặng và tử vong.
Giáo sư Stephen Powis, Giám đốc y tế quốc gia của cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS), cho biết mặc dù 96 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đã được tiêm ở vùng England, sự xuất hiện của biến thể mới Omicron "cho thấy đại dịch còn lâu mới kết thúc". Ông cho rằng với lễ Giáng sinh đang đến gần, việc tiêm mũi tăng cường là cách tốt nhất để tiếp tục tiến bước trong cuộc chiến chống COVID-19.
Năm ngoái, Anh đã thắt chặt các biện pháp hạn chế ngừa COVID-19 ngay trước lễ Giáng sinh do các ca mắc COVID-19 gia tăng. Tuy nhiên, Thủ tướng Boris Johnson cho rằng tình hình hiện nay tốt hơn rất nhiều so với Giáng sinh năm ngoái nhờ tốc độ triển khai tiêm vaccine cũng như chương trình tiêm mũi tăng cường.
Số ca mắc COVID-19 theo ngày tại Anh bắt đầu tăng trở lại từ đầu tháng 11. Ngày 28/11, Anh ghi nhận 37.681 trường hợp mắc COVID-19 và 51 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc và tử vong lên lần lượt là 10.146.915 và 144.775. Trong vòng 7 ngày qua, số ca mắc mới tại nước này đã tăng 6,4%.
Nam Phi cân nhắc khả năng tiêm vaccine bắt buộc trong bối cảnh số ca nhiễm tăng Tối 28/11, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa khẳng định sẽ chưa thắt chặt các quy định phòng chống dịch COVID-19 vì sự xuất hiện của biến thể virus SARS-CoV-2 mới mang tên Omicron, nhưng chính phủ nước này đã thành lập một nhóm đặc nhiệm xem xét khả năng bắt buộc tiêm vaccine. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa phát biểu tại...