Chuyên gia người Việt gợi ý 10 trường đại học tốt nhất Canada, cảnh báo lấy bằng tốt nghiệp ở ngôi trường “ma” như xây nhà vật liệu dởm
Những lưu ý cực kì cần thiết cho sinh viên có ý định du học nói chung, đặc biệt là sinh viên du học Canada nói riêng được anh Bảo Nguyễn chia sẻ cặn kẽ trong bài viết sau đây.
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không thuộc về tòa soạn.
Anh Bảo Nguyễn, một công dân gốc Việt đã cư ngụ tại Canada 30 năm. Công việc của anh từ năm 1998 đến nay là Nhân viên điều hành bậc hậu cử nhân (MA và PhD) của Đại học University of Toronto, ngôi trương sô 1 cua Canada. Anh là người hỗ trợ cho sinh viên từ ngày các em mới xin vào học cho tới ngày thành công bảo vệ luận án.
Với kinh nghiệm hơn 20 năm làm trong ngành giáo dục, anh có những chia sẻ thiết thực và hữu ích cho những học sinh, sinh viên có mong muốn sang học tập và sinh sống tại Canada.
Mới đây, anh Bảo Nguyễn đã có những chia sẻ về các trường đại học uy tín top 10 tại Canada, đồng thời lưu ý học sinh, sinh viên Việt Nam trong quá trình chọn trường và nộp đơn xin du học ở đất nước này.
Chúng tôi xin được trích dẫn lại bài viết của anh.
Top 10 trường đại học tốt nhất Canada
Có nhiều tiêu chuẩn để xếp loại các đại học như: tính sáng tạo; chương trình phong phú; được sinh viên yêu thích… Nhưng nếu thuần tuý dựa trên uy tín và phẩm chất đào tạo thì MacLeans (*), tạp chí có uy tín hàng đầu của Canada xếp hạng các trường đại học như sau:
1. Toronto
2. Waterloo
3. UBC
4. McGill
5. McMaster
6. Alberta
7. Queen’s
8. Western
Video đang HOT
9. Simon Fraser
10. Montreal
Đây là những trường thuộc top 10 bởi vì danh tiếng, quy mô tổ chức cũng như hiệu quả đào tạo. Trong số 10 trường trên thì 5 trường thuộc bang Ontario là: Toronto, Queen’s, Waterloo, McMaster và Western. Điều này cũng không lạ vì Ontario là tỉnh có hệ thống giáo dục tốt nhất nước Canada từ bậc mẫu giáo cho tới đại học.
University Of Toronto – Đại học top 1 Canada.
Các trường tốt ở Canada được biết đến nhiều bên Mỹ và ngược lại. Hai nơi có hệ thống giáo dục giống nhau. Sách vở, kiến thức khoa học, phương pháp giáo dục của Canada chịu ảnh hưởng Mỹ. Trong đại học luôn có vô sô giáo sư Mỹ dạy và sinh viên Mỹ du học. Tốt nghiệp trường Canada thì cũng như trường Mỹ, bằng cấp dễ dàng được hai bên chấp thuận.
Mỗi trường có thế mạnh về những ngành học khác nhau
Về y khoa : Trường University of Toronto (UofT) và McGill luôn chia sẻ nhau địa vị nhất nhì bảng.
Về lĩnh vực khoa học kỹ thuật và kế toán tài chính : Một trường được nhiều dân chúng tỉnh Ontario, đặc biệt học sinh châu Á thích nhất là trường University of Waterloo.
Đại học University of Toronto rất nổi về khoa học, nhưng đi theo trường phái cổ điển, chương trình nặng tính học thuật. Còn Waterloo thì ngược lại, chú trọng về kỹ thuật và đổi mới không ngừng. Về mức độ tuyển vào thì cả hai đại học này đều gắt gao ngang ngửa. Chương trình học hai nơi rất khó.
Ở các ngành khoa học kỹ thuật: T iêu chuẩn xét điểm tuyển của các đại học hàng đầu Canada khá là cao. Chỉ có những học sinh học xuất sắc, đạt được điểm GPA (trung bình) cao ở bậc trung học mới có nhiều cơ hội đưọc nhận. Ngành y thì lại càng khó hơn.
Du học Canada ngày càng được nhiều sinh viên quốc tế.
Tiêu chuẩn tuyển sinh vào học khoa y tá (nursing) còn cao hơn tiêu chuẩn tuyển sinh ngành bác sĩ ở Việt Nam. Ở Canada, muốn nộp đơn xin vào ngành y tá thì đã phải là sinh viên đại học ít nhất 2 năm, đã lấy những credits (tín chỉ) dự bị cần thiết với số điểm cao. Sau đó mới đủ điều kiện nộp đơn dự tuyển. Vào vòng trong sẽ còn bị gạn lọc thêm nữa chứ không phải ai nộp cũng sẽ được nhận.
Y tá là vậy, còn bác sĩ; dược sĩ; nha sĩ thì đầu tuyển vào càng cực kỳ khó khăn hơn nữa. Muốn nộp đơn thì phải tốt nghiệp ưu hạng ở bậc đại học; làm việc thiện nguyện để chứng minh mình có nguyện vọng và có y đức; phải được bác sĩ, nhà thương viết thư giới thiệu, sau đó trải qua phỏng vấn và làm bài thi thêm nữa. Tuy vậy, tỷ lệ được nhận rất nhỏ nhoi.
Vì Canada ít trường y cho nên muốn trở thành bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ thì nhiều người phải sang Mỹ học. Đối với các trường tốt và ngành tốt thì trường chọn sinh viên chứ sinh viên không chọn được trường. Đừng nói chỉ bậc đại học, ở bậc college, sinh viên muốn vào ngành y tá cũng phải học một năm pre-health (dự bị y tế) trước đã.
Ở các ngành chuyên về kỹ thuật cao như computer; điện; kế toán, sinh hoá… tuy tuyển sinh gắt gao nhưng sau năm đầu sinh viên sẽ rớt như “sung rụng”. Lý do chính là vì chương trình đại học nặng và khó hơn high-school rất nhiều. Trường càng tốt, ngành càng cao thì sinh viên càng rớt thảm. Đây cũng là lúc mà nhiều em du học sinh sẽ rớt lộp độp vì bảng điểm giả của các em sẽ không còn tác dụng.
Tuyển sinh ở các trường top của Canada khá gắt gao. (Ảnh minh họa)
Trên thực tế, ở mức Bachelor (Cử nhân) của những ngành nhân văn; kinh tế; lịch sử; chính trị… thì sẽ không có sự khác biệt nhiều lắm giữa trường top 10 và trường hạng 30. Khi nào học chương trình hậu cử nhân (MA và PhD) thì mới có sự khác biệt nhiều.
Ở các nước phát triển, đầu vào nhiều, đầu ra tóp lại còn chút xíu. Những sinh viên nào bị sốc và đuối năm đầu nhưng nếu kiên trì thì vẫn có quyền kéo dài thời gian học. Thay vì 4 năm thì có thể kéo thành 5 hay 6 năm là bình thường. Nhà trường không hề đuổi học hay làm khó dễ. Còn giả như không theo nổi ngành khó thì chuyển sang học những ngành dễ hơn như văn chương, chính trị, xã hội, lịch sử, nghệ thuật… thì dễ ra trường hơn nhiều.
Du học Canda bậc trung học là phải học trường của chính phủ
Hậu quả của việc học các trường trung học tào lao chính là lúc này đây. Học lỡ một năm, cha mẹ sẽ lại đóng tiền ăn học vài chục ngàn. Nhiều cha mẹ ở Việt Nam lúc đó sẽ ngạc nghiên vì tại sao con mình học “trung học Canada” điểm cao thế mà vào đại học lại thành ra thế này. Đáng lý họ phải nhìn thấy từ trước rồi. Các trường vớ vẩn được các đường dây du học câu móc vào, xã hội Canada không mấy ai biết tới sự tồn tại của chúng. Du học Canda là phải học trường của chính phủ, nơi mà học sinh Canada học.
Bậc trung học ở Canada rất quan trọng. Những môn học mà các học sinh chọn lựa, lấy ở những lớp 10, 11, 12 là nền tảng sau này vào các chuyên ngành ở đại học. Vì vậy, khi du học, học sinh Việt Nam cần phải vào học trường chính phủ nơi mà học sinh Canada theo học.
Canada có vô số thứ mang vỏ bọc “made in Canada” nhưng ruột nó là Trung Quốc và Việt Nam. Vào những trường ma để lấy bằng trung học Canada thì cũng như là xây dựng ngôi nhà mà nền tảng toàn xài vật liệu dởm. Chúng sẽ giống như những công trình giáo dục tàu hủ (Tofu education).
“Một trường tốt không có nghĩa là tất cả các ngành các môn của nó đều tốt hết. Vì vậy, khi nộp đơn, các em học sinh cân nhắc suy xét rất tỉ mỉ”, anh Bảo Nguyễn cho biết.
Trong mỗi trường high school đều có một thầy cô giáo hướng nghiệp gọi là guidance counsellor giúp đỡ học sinh trong việc chọn trường và làm thủ tục vào đại học.
Học sinh Canada tốt nghiệp trung học xong rất tự lập
Học sinh Canada sau khi tốt nghiệp trung học đa phần rất chín chắn và già dặn. Những chuyện chọn trường, chọn ngành là do tự các em tự lo chứ cha mẹ không được góp ý nhiều. Cha mẹ cũng không trả tiền cho con học mà mỗi đứa phải ra nhà băng mượn nợ ăn học rồi sau này chúng tự gánh lấy. Cha mẹ chỉ co-sign, làm người bảo chứng mà thôi. Bên Mỹ cũng y một kiểu đó.
Cha mẹ Canada không chiều con, tìm trường, chạy chọt giấy tờ làm từ A-Z. Đứa bé 18 tuổi, dù là nộp đơn xin du học nước khác, xin học bổng chúng cũng đều tự làm. Từ lớp 9 các em đã tự chọn môn trong high-school để học và bắt đầu có suy nghĩ định hướng tương lai rồi. Cách học high-school theo khuynh hướng Âu Mỹ sẽ giống như ở bậc đại học. Học sinh cũng phải tự học trong sách, tự chú thích, ghi chép ý chính khi nghe thầy cô giáo giảng. Từ tiểu học, họ đã không đọc bài cho học sinh chép.
Người dân Canada có những điều kiện ưu đãi về giáo dục như học phí rẻ, được đào tạo chuyên nghiệp từ bậc trung học trở lên, được mượn tiền học phí… Vì vậy, trình độ dân trí của Canada cao vào hàng đầu thế giới. 54% người Canda trong độ tuổi 25-65 có bằng cao đẳng hay đại học. Ở những người có bằng đại học thì có con số có bằng Master và PhD khá nhiều.
Trong các đại học, ngoài việc đào tạo chuyên môn còn có những ngành chỉ giáo dục thuần tuý về kiến thức và học thuật mà thôi. Ví dụ như những ngành văn chương; chính trị; tâm lý; ngôn ngữ; môi trường; nghệ thuật… thì tấm bằng cử nhân sau 4 năm chỉ là điểm khởi đầu.
Ra trường, họ sẽ không có chuyên ngành cụ thể như kỹ sư, bác sĩ, y tá, chuyên viên kỹ thuật… Sinh viên tốt nghiệp nếu muốn có việc làm thì cạnh tranh nhau làm nhân viên văn phòng; cố gắng tạo những thành tích xuất sắc như viết báo; viết sách; nghiên cứu; tham gia các dự án; … hay học cao lên PhD thành những chuyên gia đầu ngành, giáo sư đại học.
Trong đời sống thật ở Canada thì bằng cấp không có giá trị quyết định khi tìm việc làm. Cái mà xã hội cần là: kinh nghiệm làm việc, khả năng chuyên môn và trách nhiệm trong công việc.
Một em mới ra trường dù là dân Canada hay Việt Nam thì cũng chỉ là xếp hàng vào đội quân tìm việc mà trong đó có vô số người giỏi hơn, lớn hơn mình và nhiều kinh nghiệm hơn mình. Hàng quân đó thì dài dài lắm. Giáo dục chỉ là bước đầu, nhưng nỗ lực phấn đấu và khả năng chuyên môn mới đem lại việc làm.
Lời khuyên cho học sinh Việt Nam
1. Khi nộp đơn xin vào đại học Canada, mỗi em nên chọn ít nhất nộp 3 trường. Nộp trường tốt nhất mình thích, tốt nhì và một trường cuối cùng để dùng nó như một tấm lưới an toàn. Nếu rủi té xuống còn có nó đỡ. Sau khi có kết quả rồi thì hãy chọn cái nào tốt nhất để mà theo học.
2. Các trường top 10 Canada đều có lý do của nó. Các em không nhất thiết phải vào đó nếu như chúng quá đắt đỏ và còn tuỳ theo ngành nào nữa. Có thể vào top 20 hay top 30 vẫn tốt. Nhưng xin tránh xa những trường hạng bét. Hầu hết các trường đại học Canada là của chính phủ, nhưng phẩm chất đào tạo vẫn có sự chênh lệch. Trường càng chót bảng thì sự chênh lệch càng lớn.
Canada có thể đón SV quốc tế vào mùa thu năm 2020
Canada có thể nới lỏng các giới hạn đi lại cho SV quốc tế cho học kỳ mùa thu năm 2020, theo bức thư được ký kết giữa Bộ trưởng Di trú Canada Marco Mendicino và Bộ trưởng Y tế Patty Hajdu.
Máy bay của hãng hàng không Air Canada
Bức thư trên nhằm mục đích tham gia vào một cuộc đối thoại với chính quyền địa phương và các cơ sở học tập được chỉ định (DLI) về cách thức đón thêm SV quốc tếmột cách an toàn trong những tháng sắp tới.
DLI là những trường CĐ, ĐH và các cơ sở GD khác được phép tiếp nhận SV quốc tế.
Theo hiến pháp Canada, không có Bộ GD cấp liên bang, chính quyền tỉnh và vùng lãnh thổ phải có trách nhiệm hoàn toàn đối với các cấp GD. Do đó, chính phủ liên bang phải tham khảo ý kiến các tỉnh và vùng lãnh thổ để ra quyết định về SV quốc tế.
Hãng tin CIC giải thích rằng bức thư không nhất thiết có nghĩa rằng Canada sẽ miễn các giới hạn đi lại cho thêm SV quốc tế vào bất cứ lúc nào sớm. Tuy nhiên, nó cho thấy Canada có khả năng đưa ra các miễn trừ cho SV quốc tế chừng nào việc này là an toàn. Điều này cũng phụ thuộc vào các tỉnh và vùng lãnh thổ tương ứng, cũng như các trường xác nhận họ được trang bị đầy đủ để đón SV quốc tế.
Hiện tại, SV quốc tế từ các nước ngoài Mỹ có thể không được tới Canada nếu đơn xin phép du học của họ được chấp nhận sau ngày 18/3/2020.
10 quốc gia thu hút nhiều sinh viên quốc tế nhất thế giới Năm 2019, hơn 5,3 triệu học sinh, sinh viên lựa chọn đi du học. Con số này sẽ đạt gần 8 triệu người vào năm 2025 nếu giữ tốc độ tăng trưởng như hiện nay. Ảnh minh họa Dưới đây là 10 quốc gia hấp dẫn nhất với du học sinh. Mỹ Trong nhiều thập kỷ qua, Mỹ vẫn là điểm đến du...