Chuyên gia ngữ văn: ‘Đừng đánh giá sách qua vài bức ảnh’

Theo dõi VGT trên

Xem ảnh một số trang sách Tiếng Việt lớp 1, TS Trịnh Thu Tuyết từng chê nhiều chi tiết. Nhưng đọc toàn bộ quyển sách, bà nhận ra nhiều điểm tích cực.

Tiến sĩ văn học Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Ngữ văn trường THPT Chu Văn An, Hà Nội, chia sẻ về sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều.

Với một bộ sách đang gây bão trên mạng xã hội như hai cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều, những người quan tâm tới giáo dục đất nước không thể thờ ơ, hoặc tỏ ra ngạo mạn thờ ơ. Chỉ là chúng ta quan tâm theo cách nào, chia sẻ vài bức ảnh chụp những trang sách theo “nguyên tắc” cắt cúp của “Phúc thống phục nhân sâm… tắc tử” rồi mạt sát, bênh vực, khen chê. Cả khen lẫn chê đều có thể sử dụng những ngôn từ khiến học sinh lớp 1 nếu không may biết đọc chắc sẽ stress vì không hiểu vì sao phải học.

Cách đây mấy ngày, tôi chia sẻ một trang chụp bài “Ve và gà” trong sách Tiếng Việt tập 1, bộ Cánh Diều, kèm truyện ngụ ngôn La Fontaine “Ve và kiến” theo bản dịch lần 2 của cụ Nguyễn Văn Vĩnh năm 1914 trên Đông Dương tạp chí. Quả thật tôi cũng cảm thấy việc thay “kiến” thành “gà” có chút gượng ép, nhất là rất khó hình dung ve sẽ an lành trở về sau khi tới nhà gà xin ăn.

Hay chi tiết về lời giáo huấn của gà với ve: “Ve chăm múa và chăm làm nữa thì sẽ chẳng lo gì”. Chi tiết “ve múa” hơi khó thuyết phục với logic hồn nhiên nhưng rất rành mạch của trẻ thơ: cô Tấm có thể chui vào trong quả thị, con công có thể múa, nhưng ve thì không, ve chỉ có thể hát. Trẻ có thể chấp nhận thế giới kỳ ảo của truyện cổ tích, nhưng không chấp nhận sự vi phạm logic đời sống với những chi tiết hiển nhiên trẻ vẫn quan sát, chứng kiến hàng ngày.

Đặc biệt lời ngỏ ý của ve “Chị… cho ve tí gì nhé” và lời đáp của gà: “Ve chăm múa và chăm làm nữa thì sẽ chẳng lo gì” khiến dư luận, tất nhiên chỉ là người lớn, khó tránh những liên tưởng nhạy cảm, phản cảm!

Chuyên gia ngữ văn: Đừng đánh giá sách qua vài bức ảnh - Hình 1

Phần 2 bài Ve và gà thuộc bài 37 sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều. Ảnh: Trần Thành.

Tới chiều qua, sau khi được bạn gửi tặng trọn bộ Cánh Diều, đọc rất nhanh hai cuốn Tiếng Việt lớp 1, cả tập 1, tập 2 với tâm thế sẽ lý giải được thấu đáo căn nguyên cơn giận dữ của dư luận, tôi hơi bất ngờ vì về cơ bản hai cuốn sách ấy lại thuyết phục được tôi.

Tôi “đọc” được triết lý giáo dục từ hai cuốn sách, thấy quan niệm “Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống” đã không chỉ dừng lại là “quan niệm” mà hiện hữu trong từng thao tác, công đoạn, phần mục của mỗi bài. Tôi nhận ra nếu thầy trò tương tác tốt, hai cuốn sách này sẽ thực sự giúp phát triển những phẩm chất và năng lực phù hợp với lứa tuổi các em.

Hai vấn đề nóng nhất xung quanh cuốn sách Tiếng Việt là cách thức tuyển chọn ngữ liệu và việc sử dụng ngôn từ trong các bài đọc. Sau mỗi bài học về một âm, một vần, một thanh mới, sách lại cung cấp những mẩu chuyện nho nhỏ từ kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích của các tác giả nước ngoài, hoặc những đoạn văn/thơ ngắn đề cập tới người, vật, đồ vật, con vật, sự việc…, vốn quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của các em.

Tôi nhận thấy với những ngữ liệu này, các tác giả sách giáo khoa đã khá công phu khi lựa chọn trích nguyên văn hay phỏng theo nguyên tác, tuân thủ mấy nguyên tắc chính. Thứ nhất, bài đọc phải đáp ứng yêu cầu cho trẻ được tiếp xúc, nhận biết và luyện nghe, nói, đọc, viết… các âm, vần, tiếng trong bài học. Thứ hai, dung lượng và đơn vị ngôn ngữ trong bài đọc phù hợp với tiết học và nhất là tầm đón nhận của học trò, phải soạn đúng với yếu tố ngôn ngữ các em đã biết. Thứ ba, bài đọc phải góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết cho học trò.

Nguyên tắc thứ nhất và thứ hai chính là lý do khiến nhiều truyện ngụ ngôn đặc sắc của văn học dân gian Việt Nam hoặc của các tác giả nước ngoài như Lev Tolstoy, La Fontaine, Aesop… phải được soạn/kể lại, giản lược và phù hợp hơn. Đây cũng là lý do khiến câu chuyện nổi tiếng “Ve và kiến” trở thành “Ve và gà”; bài tập đọc “Thỏ thua rùa” (trang 61, tập 1), câu chuyện quen thuộc đã phải thay từ “nhai” bằng “nhá”; hoặc rất nhiều bài tập đọc khác chưa thể dùng các từ phủ định “không/chẳng” mà phải dùng từ “chả”.

Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ thì 35 bài học đầu của tập 1 học sinh mới được nhận diện và ghi nhớ các tiếng có bộ phận vần là một âm chính như a,o, ô, ơ, e, ê, u, ư và các nguyên âm đôi như ia, ua, ưa…, từ bài số 36 mới được học các tiếng có bộ phận vần gồm hai âm như am, ap, ăm, ăp, âm, âp… Và vì thế, lời ngỏ ý của Ve với Gà: “Chị… cho ve tí gì nhé” mà chính tôi từng thấy khá phản cảm, nhưng khi đọc lại trong hệ thống bài học thì thấy câu nói phải sử dụng một lượng hạn hẹp từ vựng cho phù hợp với tầm đón nhận của các em. Nhìn ở góc độ cốt truyện cũng thấy nếu gạt bỏ sự liên tưởng tới thái độ ỡm ờ chỉ có ở thế giới người lớn, các em sẽ thấy lời ngỏ ý này thể hiện rất đúng tâm lý ngập ngừng xấu hổ của chú ve lười biếng khi đói quá, buộc phải mở lời xin ăn!

Nương theo hai nguyên tắc này, có bài đọc đã thể hiện rất đúng tình huống và năng lực giao tiếp của nhân vật khi một em bé đang bập bẹ học nói, chỉ có thể diễn đạt ý: “Dì Kế giã giò” bằng hai tiếng “Dì…giò…” (Bé kể, tr.35, tập 1), chi tiết “bi bô” này chắc chắn sẽ được các bé lớp 1 chia sẻ.

Video đang HOT

Như đã nói ở trên, từ “chả” phải mang đồng thời cả chức năng biểu đạt cho ý nghĩa phủ định cùng chức năng thay thế cho hàng loạt từ phủ định mà các bé có thể nghe rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày nhưng lại chưa được nhận diện trong bài học. Tuy nhiên, từ này mang khá đậm sắc thái biểu cảm nhưng không phải là phương ngữ vì xuất hiện trong Từ điển phổ thông và được sử dụng khá phổ biến trong cộng đồng. Thậm chí có trường hợp như trong bài “Nụ hôn của mẹ” (trang 127, tập 1), từ “chả” đã thể hiện sắc thái biểu cảm rất phù hợp khi một em bé sung sướng và nũng nịu đón nhận tình yêu thương trìu mến của mẹ, đang thiêm thiếp sốt, được mẹ hôn lên trán, bé thì thầm: “Mẹ à, con chả ốm nữa”!

Cũng ở lĩnh vực từ vựng, một số từ có thể gây hiệu ứng tiêu cực như “tợp, chén, cuỗm”, hoặc những từ ít gặp như “khổ mỡ”, theo tôi cũng nên cung cấp có mức độ cho học sinh. Thế giới phẳng khiến các cháu được/phải tiếp xúc với khá nhiều hiện tượng ngôn ngữ, nếu không giúp hiểu ngữ cảnh sử dụng phù hợp với mỗi hiện tượng ngôn ngữ, trẻ sẽ lúng túng trong giao tiếp thực tế. Ví dụ trong bài đọc “Quạ và chó” (trang 99, tập 1), từ “cuỗm” và “tợp” là hai từ mang sắc thái biểu cảm tiêu cực sẽ rất phù hợp với chó, kẻ tham lam lừa đảo.

Việc tuyển chọn, sử dụng ngữ liệu cho các bài đọc cũng phải đảm bảo nguyên tắc thứ ba, đó là góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết cho học trò. Đây cũng là vấn đề gây nhiều hiệu ứng trái chiều trong dư luận.

Có lẽ không cần nhắc lại hiện tượng những bài đọc phải ngắt làm hai tiết cho phù hợp với yêu cầu tiết học và tâm sinh lý lứa tuổi học trò lớp 1, chỉ nên đặt lại vấn đề các bài học phổ thông có nên đề cập tới những hiện tượng tiêu cực hay không?

Chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện về hai con dê qua cầu với bài học nếu không chịu nhường nhịn nhau, cả hai sẽ phải chịu hậu quả đáng tiếc; hay câu chuyện về bộ lông của quạ và công với lời nhắc nếu tham lam, nóng vội sẽ khó có được kết quả tốt đẹp; hay bài thơ “Mèo con đi học” khiến qua tuổi đi học mà bao người lớn cũng vẫn phải mỉm cười vì sự ngộ nghĩnh trong bài học nhẹ nhàng về đức tính chăm chỉ, không được nói dối!

Rất gần đây, đề xuất đưa truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao ra khỏi sách giáo khoa phổ thông cũng dựa trên nỗi lo lắng học trò sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực như thế nào khi tiếp xúc với những biểu hiện tha hóa lưu manh của nhân vật chính? Nguyễn Minh Châu đã đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn học minh họa, đã đưa các nhân vật của ông ra khỏi “bầu không khí vô trùng” để độc giả nhận chân thế giới thực xung quanh mình, và thậm chí trong chính con người mình với biết bao nhiêu sự khuất lấp của cái xấu, cái ác, nhận ra để ghê sợ, căm ghét, để đủ trí tuệ và bản lĩnh chiến đấu chống lại nó, hướng tới một thế giới thanh sạch hơn.

Chuyên gia ngữ văn: Đừng đánh giá sách qua vài bức ảnh - Hình 2

TS Trịnh Thu Tuyết. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Trở lại với những bài đọc trong sách Tiếng Việt lớp 1, tất cả bài đọc (vốn là những truyện ngụ ngôn có giá trị giáo dục sâu sắc về ứng xử, về cách sống, cách nghĩ…) nếu đề cập tới cái xấu như sự lười biếng, thói tráo trở, sự lừa lọc, khôn lỏi thì đều đưa tới bài học giản dị và tích cực. Đó là những người có thói hư, tật xấu sẽ gặp hậu quả thích đáng, những người cả tin cũng nhận được bài học về sự cảnh giác để tỉnh táo hơn trong cuộc sống.

Đó là trường hợp bài đọc như “Ve và gà” (trang 69, tập 1) dạy các em bài học chăm chỉ. “Sẻ và cò” (trang 79, tập 1) giúp các em hiểu một nguyên tắc ứng xử rất quan trọng: không nên chê bai người khác chỉ vì sự khác biệt của họ so với mình. “Lừa và ngựa” (trang 85, tập1), “Hai con ngựa” (trang 157, tập 1) chỉ ra hậu quả của thói ích kỷ. “Quạ và chó” (trang 99, tập 1), “Cua, cò và đàn cá” (trang 115, tập 1) nhắc các em phải biết phân biệt những lời yêu thương chân thành với những lời nịnh nọt hoặc dối trá. “Chuột út” (trang 135, tập 1) dạy các em kỹ năng phân biệt người tốt xấu xung quanh mình.

Và đặc biệt, với hàng loạt đoạn thơ/văn ngắn được soạn hoặc tuyển chọn, học trò được tiếp xúc với cả thế giới gần gũi, quen thuộc, thân thiết của gia đình với ông bà, cha mẹ, anh chị em (“Nụ hôn của mẹ”; “Về quê ăn Tết”; “Chủ nhật”; “Cả nhà thương nhau”; “Em nhà mình là nhất”); của nhà trường với thầy cô, bạn bè như “Tiết tập viết”; “Quyển vở của em”; “Thầy giáo”); của xã hội với bác lao công quét rác (“ Xe rác”), với những phố nghề (“Phố Lò Rèn”); của thiên nhiên, môi trường (“Bỏ nghề”; “Chuyện trong vườn”).

Những bài đọc này còn bồi dưỡng thêm cho tâm hồn trẻ thơ những tình cảm tốt đẹp, nhân ái, yêu thương, học được cách ứng xử văn minh, tử tế trong cộng đồng. Những bài đọc gắn với một thời xưa cũ của ông bà, cha mẹ đã được soạn lại với hệ thống câu hỏi, bài tập, bài luyện theo hướng rèn các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và bồi dưỡng các phẩm chất, năng lực khá hiện đại như “Quạ và công”, trang 153, tập 1, “Ong và bướm”, trang 17, tập 2; “Mời vào”, trang 78, tập 2; “Cô bé quàng khăn đỏ”, trang 89, tập 2; “Đi học”, trang 95, tập 2; “Mèo con đi học”, “Gửi lời chào lớp một”, trang 161, tập 2.

Khó có thể phủ nhận những hiện tượng ngôn ngữ gây phản cảm, cần điều chỉnh, ví dụ bài “Ngỗng”, trang 136, tập 2, là bài đọc sử dụng phương thức biểu đạt thuyết minh, giới thiệu những đặc điểm của loài ngỗng, nhưng lại đưa vào cách diễn đạt của văn nói, trong câu kết: “Bị mổ liên tiếp, kẻ trộm cũng phải choáng váng chạy mất dép, các bạn nhỉ?”. “Chạy mất dép” là khẩu ngữ khá suồng sã, không phù hợp với văn bản học đường.

Đánh giá một cuốn sách cũng như nhìn nhận một con người, không nên chỉ xem vài bức ảnh!

TS Ngữ Văn Trịnh Thu Tuyết góp một cách nhìn về sách Tiếng Việt lớp 1 - bộ Cánh Diều

Hai vấn đề nóng nhất xung quanh cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 - bộ Cánh Diều, theo TS Trịnh Thu Tuyết, là cách thức tuyển chọn ngữ liệu và việc sử dụng ngôn từ trong các bài đọc.

Theo TS Trịnh Thu Tuyết (nguyên giáo viên Ngữ văn trường THPT Chu Văn An - Hà Nội), những người quan tâm tới giáo dục không thể thờ ơ, hoặc tỏ ra ngạo mạn thờ ơ với bộ sách Tiếng Việt 1 - bộ Cánh Diều đang "gây bão" trên mạng xã hội.

TS Tuyết cho hay, sau khi được người bạn gửi tặng trọn bô, bà đã đọc rất nhanh cuốn Tiếng Việt lớp 1, tập 1, tập 2, với tâm thế sẽ lý giải được thấu đáo căn nguyên cơn giận dữ chính đáng của dư luận. Sau đó, bà thấy hơi bất ngờ, vì về cơ bản, hai cuốn sách ấy lại thuyết phục được mình.

Cụ thể, TS Thu Tuyết đã "đọc" được triết lý giáo dục từ hai cuốn sách, thấy quan niệm "mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống" đã không chỉ dừng lại là quan niệm mà hiện hữu trong từng thao tác, từng công đoạn, từng phần mục của mỗi bài. Nếu thầy trò tương tác tốt thì hai cuốn sách sẽ thực sự giúp phát triển những phẩm chất và năng lực phù hợp với lứa tuổi các em.

Dưới đây là những phân tích cụ thể của TS Trịnh Thu Tuyết về sách Tiếng Việt 1 - bộ Cánh Diều tập 1 và 2:

Hai vấn đề nóng nhất xung quanh cuốn sách Tiếng Việt là cách thức tuyển chọn ngữ liệu và việc sử dụng ngôn từ trong các bài đọc.

Sau mỗi bài học về một âm, một vần, một thanh mới, sách lại cung cấp những mẩu chuyện nho nhỏ, từ Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích của các tác giả nước ngoài, hoặc những đoạn văn/thơ ngắn đề cập tới người, vật, đồ vật, con vật, sự việc... quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của các em.

Tôi nhận thấy với những ngữ liệu này, các tác giả sách giáo khoa đã khá công phu khi lựa chọn trích nguyên văn hay phỏng theo nguyên tác, luôn tuân thủ mấy nguyên tắc chính:

Thứ nhất, bài đọc phải đáp ứng yêu cầu cho trẻ được tiếp xúc, nhận biết và luyện nghe, nói, đọc, viết... các âm, các vần, các tiếng trong bài học.

Thứ hai, dung lượng và các đơn vị ngôn ngữ trong bài đọc phù hợp với tiết học và nhất là tầm đón nhận của học trò, phải soạn đúng với những yếu tố ngôn ngữ các em đã biết.

Thứ ba, bài đọc phải góp phần giúp hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết cho học trò.

TS Ngữ Văn Trịnh Thu Tuyết góp một cách nhìn về sách Tiếng Việt lớp 1 - bộ Cánh Diều - Hình 1

Bộ sách Cánh Diều.

Nguyên tắc thứ nhất và thứ hai chính là lý do khiến nhiều truyện ngụ ngôn đặc sắc của văn học dân gian Việt Nam và các tác giả nước ngoài như Lev Tolstoy, La Fontaine, Aesop... phải được soạn/kể lại, giản lược và phù hợp hơn, khiến câu chuyện nổi tiếng "Ve và kiến" trở thành "Ve và gà"; bài Tập đọc "Thỏ thua rùa" (trang 61, tập 1), câu chuyện quen thuộc đã phải thay từ "nhai" bằng "nhá"; hoặc rất nhiều bài Tập đọc khác chưa thể dùng các từ phủ định "không/ chẳng..." mà phải dùng từ "chả" - và sự lặp lại với tần suất khá cao của từ "chả" ít nhiều gây cảm giác khó chịu, bức xúc.

Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, 35 bài học đầu của tập 1, các em mới chỉ được nhận diện và ghi nhớ các tiếng có bộ phận vần là một âm chính như a,o, ô, ơ, e, ê, u, ư và các nguyên âm đôi như ia, ua, ưa.... Từ bài số 36 mới được học các tiếng có bộ phận vần gồm hai âm như am, ap, ăm, ăp, âm, âp... Vì thế, lời ngỏ ý của Ve với Gà: "Chị... cho ve tí gì nhé" từng thấy khá phản cảm, nhưng khi đọc lại trong hệ thống bài học thấy câu nói phải sử dụng một lượng hạn hẹp từ vựng cho phù hợp với tầm đón nhận của các em.

Nếu nhìn ở góc độ cốt truyện, cũng thấy: Nếu gạt bỏ sự liên tưởng tới thái độ ỡm ờ chỉ có ở thế giới người lớn, các em sẽ thấy lời ngỏ ý này thể hiện rất đúng tâm lý ngập ngừng xấu hổ của chú ve lười biếng khi đói quá, buộc phải mở lời xin ăn.

Nương theo hai nguyên tắc này, có bài đọc đã thể hiện rất đúng tình huống và năng lực giao tiếp của nhân vật, khi một em bé đang bập bẹ học nói, chỉ có thể diễn đạt ý: "Dì Kế giã giò" bằng hai tiếng "Dì... giò..." ( Bé kể, tr.35, tập 1), chi tiết "bi bô" này chắc chắn sẽ được các bé lớp 1 chia sẻ.

Như đã nói ở trên, từ "chả" phải mang đồng thời cả chức năng biểu đạt cho ý nghĩa phủ định cùng chức năng thay thế cho hàng loạt các từ phủ định mà các bé có thể nghe rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, nhưng lại chưa được nhận diện trong bài học; Tuy nhiên, từ này dù mang khá đậm sắc thái biểu cảm, nhưng không phải là phương ngữ khi xuất hiện trong Từ điển phổ thông và được sử dụng khá phổ biến trong cộng đồng.

Thậm chí có trường hợp như trong bài "Nụ hôn của mẹ" (trang 127, tập 1), từ "chả" đã thể hiện sắc thái biểu cảm rất phù hợp, khi một em bé sung sướng và nũng nịu đón nhận tình yêu thương trìu mến của mẹ, đang thiêm thiếp sốt, được mẹ hôn lên trán, bé thì thầm: "Mẹ à, con chả ốm nữa"!

Cũng ở lĩnh vực từ vựng, một số từ có thể gây hiệu ứng tiêu cực như "tợp, chén, cuỗm...", hoặc những từ ít gặp như "khổ mỡ"..., theo tôi cũng nên cung cấp có mức độ cho học sinh. Thế giới phẳng khiến các cháu được/phải tiếp xúc với khá nhiều hiện tượng ngôn ngữ khác nhau, nếu không giúp học trò hiểu ngữ cảnh sử dụng phù hợp với mỗi hiện tượng ngôn ngữ, các em sẽ lúng túng trong giao tiếp thực tế.

Ví dụ trong bài đọc "Quạ và chó" ( trang 99, tập 1), từ "cuỗm" và "tợp" là hai từ mang sắc thái biểu cảm tiêu cực sẽ rất phù hợp với chó, một kẻ tham lam lừa đảo.

Việc tuyển chọn, sử dụng ngữ liệu cho các bài đọc cũng phải đảm bảo nguyên tắc thứ ba, đó là góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết cho học trò. Đây cũng là vấn đề gây nhiều hiệu ứng trái chiều trong dư luận.

Có lẽ, không cần nhắc lại hiện tượng những bài đọc phải ngắt làm hai tiết cho phù hợp với yêu cầu tiết học và tâm sinh lý lứa tuổi học trò lớp 1. Chỉ nên đặt lại vấn đề: Các bài học phổ thông có nên đề cập tới những hiện tượng tiêu cực hay không?

Chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện về hai con dê qua cầu với bài học: nếu không chịu nhường nhịn nhau, cả hai sẽ phải chịu hậu quả đáng tiếc; Hay câu chuyện về bộ lông của quạ và công với lời nhắc: nếu tham lam, nóng vội sẽ khó có được kết quả tốt đẹp; Hay bài thơ Mèo con đi học khiến qua tuổi đi học mà bao người lớn cũng vẫn phải mỉm cười vì sự ngộ nghĩnh trong bài học nhẹ nhàng về đức tính chăm chỉ, không được nói dối...!

Những bài đọc trong sách Tiếng Việt lớp 1 (vốn là những truyện ngụ ngôn có giá trị giáo dục sâu sắc về ứng xử, về cách sống, cách nghĩ...) nếu đề cập tới cái xấu như sự lười biếng, thói tráo trở, sự lừa lọc, khôn lỏi... đều đưa tới bài học giản dị và tích cực: Những người có thói hư, tật xấu sẽ gặp hậu quả thích đáng, những người cả tin cũng nhận được bài học về sự cảnh giác để tỉnh táo hơn trong cuộc sống...

Đó là trường hợp những bài đọc như "Ve và gà" ( trang 69, tập 1) dạy các em bài học chăm chỉ; "Sẻ và cò" (trang 79, tập 1) giúp các em hiểu một nguyên tắc ứng xử rất quan trọng: không nên chê bai người khác chỉ vì sự khác biệt của họ so với mình.

"Lừa và ngựa" (trang 85, tập1), "Hai con ngựa" (trang 157, tập 1) chỉ ra hậu quả của thói ích kỉ; "Quạ và chó" (trang 99, tập 1), "Cua, cò và đàn cá" (trang 115, tập 1) nhắc các em phải biết phân biệt những lời yêu thương chân thành với những lời nịnh nọt hoặc dối trá; "Chuột út" ( trang 135, tập 1) dạy các em kỹ năng phân biệt người tốt xấu xung quanh mình...

Đặc biệt, với hàng loạt các đoạn thơ/văn ngắn được soạn hoặc tuyển chọn, học trò được tiếp xúc với cả một thế giới gần gũi, quen thuộc, thân thiết của gia đình với ông bà, cha mẹ, anh chị em (Nụ hôn của mẹ, trang 127, tập 1; Về quê ăn Tết, tr 113, tập1; Chủ nhật, tr.109, tập1; Cả nhà thương nhau, tr138, tập 2; Em nhà mình là nhất, tr.139, tập 2...); của nhà trường với thầy cô, bạn bè ( Tiết tập viết, tr. 119, tập 1; Quyển vở của em, tr.122, tập 2; Thầy giáo, tr 92, tập 2...); của xã hội với bác lao công quét rác ( Xe rác, tr. 147, tập 1), với những phố nghề (Phố Lò Rèn, tr 111, tập 1); của thiên nhiên, môi trường (Bỏ nghề, tr.145, tập 1; Chuyện trong vườn, tr.103, tập 2; )..., bồi dưỡng thêm cho tâm hồn trẻ thơ những tình cảm tốt đẹp, nhân ái, yêu thương..., học được cách ứng xử văn minh, tử tế trong cộng đồng.

Những bài đọc gắn với một thời xưa cũ của ông bà, cha mẹ đã được soạn lại với một hệ thống các câu hỏi, bài tập, bài luyện... theo hướng rèn các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và bồi dưỡng các phẩm chất, năng lực... khá hiện đại như Quạ và công, tr.153, tập1, Ong và bướm, tr. 17, tập 2; Mời vào, tr.78, tập 2; Cô bé quàng khăn đỏ, tr.89, tập 2; Đi học, tr.95, tập 2; Mèo con đi học, Gửi lời chào lớp một, tr.161, tập 2...

Khó có thể phủ nhận những hiện tượng ngôn ngữ gây phản cảm, cần điều chỉnh, ví dụ bài Ngỗng, trang 136, tập 2, là bài đọc sử dụng phương thức biểu đạt thuyết minh, giới thiệu những đặc điểm của loài ngỗng, nhưng lại đưa vào cách diễn đạt của văn nói, trong câu kết:

"Bị mổ liên tiếp, kẻ trộm cũng phải "choáng váng" và "chạy mất dép", các bạn nhỉ?" - trong đó, "chạy mất dép" là khẩu ngữ khá suồng sã, không phù hợp với văn bản học đường.

Do đó, đánh giá một cuốn sách cũng như nhìn nhận một con người, không nên chỉ xem vài bức ảnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tự chế pháo gây nổ làm sập nhà, nam sinh lớp 11 tử vongTự chế pháo gây nổ làm sập nhà, nam sinh lớp 11 tử vong
06:48:51 21/01/2025
Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!
06:03:52 21/01/2025
Phương Nhi đang nhặt rác ở biển thì được mai mối, con dâu tỷ phú có màn đối đáp được khen EQ kịch trầnPhương Nhi đang nhặt rác ở biển thì được mai mối, con dâu tỷ phú có màn đối đáp được khen EQ kịch trần
09:14:56 21/01/2025
Tranh cãi vị trí center của 1 Anh Trai Say Hi giữa 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông GaiTranh cãi vị trí center của 1 Anh Trai Say Hi giữa 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
07:02:35 21/01/2025
Clip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoátClip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoát
09:29:11 21/01/2025
Con trai NSND Lệ Thủy tiết lộ cát sê mời Dương Cẩm Lynh biểu diễnCon trai NSND Lệ Thủy tiết lộ cát sê mời Dương Cẩm Lynh biểu diễn
06:03:08 21/01/2025
Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chứcÔng Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức
07:35:50 21/01/2025
1 sao nữ hạng A mang tiếng bỏ bạn nghèo chạy theo đại gia, sự thật ghê người đằng sau giờ được hé lộ1 sao nữ hạng A mang tiếng bỏ bạn nghèo chạy theo đại gia, sự thật ghê người đằng sau giờ được hé lộ
06:53:08 21/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phương Oanh hướng dẫn nấu món ngon ngày Tết, netizen tấm tắc "vừa đẹp vừa khéo bảo sao shark Bình mê"

Phương Oanh hướng dẫn nấu món ngon ngày Tết, netizen tấm tắc "vừa đẹp vừa khéo bảo sao shark Bình mê"

Sao việt

13:10:23 21/01/2025
Phương Oanh vừa xinh đẹp, chỉn chu mỗi khi xuất hiện, trong gia đình lại chu toàn, giỏi bếp núc thế này bảo sao shark Bình mê vợ như điếu đổ.
Nghi vấn chàng trai tự thiêu bên ngoài hôn trường của người yêu cũ

Nghi vấn chàng trai tự thiêu bên ngoài hôn trường của người yêu cũ

Netizen

13:07:45 21/01/2025
Anil Prajapati (24 tuổi) đến từ Noida, Gautam Buddha, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Vào ngày người yêu cũ của anh tổ chức đám cưới tại Delhi, anh đã tới địa điểm cưới. Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì, chiếc xe ô tô của anh bốc cháy dữ dội.
Nunez tạo bước ngoặt cho cuộc đua Premier League

Nunez tạo bước ngoặt cho cuộc đua Premier League

Sao thể thao

13:00:23 21/01/2025
Chân sút của Liverpool xứng đáng là siêu dự bị ở hạng đấu cao nhất nước Anh, khi vượt mặt (Mbeumo - 5 bàn), Haaland (5 bàn), Ayew (4 bàn) về khả năng sút tung lưới đối thủ sau phút 90.
Ngán ngẩm đủ trò diễn kịch ly hôn lố bịch của nữ diễn viên hạng A và chồng đại gia

Ngán ngẩm đủ trò diễn kịch ly hôn lố bịch của nữ diễn viên hạng A và chồng đại gia

Sao châu á

12:46:28 21/01/2025
Vừa tuyên bố ly thân, khóc lóc thê thảm trên MXH, Dương Tử đã bị bắt gặp xuất hiện bên Huỳnh Thánh Y. Cả 2 vui vẻ đưa các con đi ăn tối
Công an đột kích "xưởng" chế tạo vũ khí, thu nhiều súng và lựu đạn

Công an đột kích "xưởng" chế tạo vũ khí, thu nhiều súng và lựu đạn

Pháp luật

12:27:35 21/01/2025
Ngày 20/1, Công an tỉnh Phú Yên cho biết Công an thị xã Đông Hòa (tỉnh Phú Yên) phát hiện, tổ chức lực lượng đột kích một xưởng sản xuất súng, đạn tại địa phương.
Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng

Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng

Tin nổi bật

12:16:17 21/01/2025
Vụ tai nạn giao thông liên hoàn xảy ra trên quốc lộ 6 đoạn qua thị xã Mộc Châu (Sơn La) khiến xe khách biến dạng.
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 21/1: Cự Giải điềm đạm, Thiên Bình thất thường

Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 21/1: Cự Giải điềm đạm, Thiên Bình thất thường

Trắc nghiệm

12:03:17 21/01/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 21/1/2025 sẽ có những điều bất ngờ gì? Tham khảo tử vi vui về cuộc sống, sự nghiệp và tình yêu của 12 chòm sao hôm nay.
Hamburg Bunker: Từ biểu tượng chiến tranh thành điểm đến sang trọng

Hamburg Bunker: Từ biểu tượng chiến tranh thành điểm đến sang trọng

Du lịch

11:50:21 21/01/2025
Hamburg Bunker, một biểu tượng của quá khứ đau thương, đã có một cuộc lột xác ngoạn mục để trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn.
Mẹ chồng đưa 600 nghìn bảo tôi sắm Tết cho cả nhà 4 người

Mẹ chồng đưa 600 nghìn bảo tôi sắm Tết cho cả nhà 4 người

Góc tâm tình

11:25:07 21/01/2025
Tôi cũng muốn hoàn thành thử thách khó nhằn của mẹ chồng, nhưng cậu út quý tử của bà lại không đồng ý. Tặng mẹ chồng chiếc khăn gần chục triệu, tôi nhói lòng khi phát hiện chị dâu lấy trộm dùng vào một việc không ngờ
Những ngày cận tết, quý cô công sở mặc gì cho sang?

Những ngày cận tết, quý cô công sở mặc gì cho sang?

Thời trang

11:22:39 21/01/2025
Quý cô công sở hiện đại là không ngại nổi bật với sắc đỏ quyến rũ. Blazer phom dáng ngắn trẻ trung, mang đến vẻ trang nhã mà vẫn tràn đầy năng lượng. Phối cùng set đồ trắng, bộ trang phục khéo léo làm nổi bật nét cuốn hút riêng, tạo điể...
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được

Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được

Lạ vui

11:13:09 21/01/2025
Tại Thần Nông Giá, Hồ Bắc (Trung Quốc) - nơi khó có thể tiếp cận được khi được bao quanh bởi những ngọn núi đã phát hiện loài sói đầu lừa tưởng đã tuyệt chủng từ lâu.