Chuyên gia: Nên chia 3 giai đoạn đăng ký xét tuyển đại học
Thời gian đăng ký cũng như thay đổi nguyện vọng khá dài, do đó thí sinh nên chia thời gian đó thành các giai đoạn để thực hiện đăng ký xét tuyển, không nên để dồn về phía cuối giai đoạn dễ bị rối hoặc không đủ thời gian để điều chỉnh.
Từ ngày 22/7 đến 20/8 thí sinh bắt đầu đăng ký xét tuyển đại học. Ảnh minh họa. Ngô Chuyên.
Ảnh minh họa/ INT
Dưới đây là những gợi ý mà TS Nguyễn Thanh Bình – Trưởng phòng công tác học sinh, sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) đưa ra để thí sinh tham khảo trong quá trình sắp xếp và đăng ký nguyện vọng
Đọc kỹ lại đề án tuyển sinh
Khi Bộ GD&ĐT đưa ra những điều chỉnh mới trong Quy chế tuyển sinh đã tạo nhiều thuận lợi cho thí sinh, đặc biệt đáng chú ý là những thí sinh trúng tuyển sớm không phải xác định nhập học ngay. Theo đó, trong tất cả các nguyện vọng được xét tuyển sớm đều phải đăng ký trên cổng thông tin của Bộ GD&ĐT.
Theo TS Bình, quá trình sắp xếp, đăng ký nguyện vọng thí sinh nên đặt nguyện vọng yêu thích lên vị trí ưu tiên. Nếu ngành học bản thân không yêu thích mà đặt lên vị trí ưu tiên khi trúng tuyển sẽ không có cách nào xoay xở, thay đổi.
Đối với những nguyện vọng trúng tuyển sớm chưa yêu thích thí sinh có thể đặt nguyện vọng hai, không nhất thiết phải là nguyện vọng 1.
Nếu thí sinh trúng tuyển sớm bằng phương thức khác như: xét học bạ, kỳ thi đánh giá năng lực… đúng nguyện vọng mà bản thân yêu thích nhất thì có thể nộp làm nguyện vọng 1.
Nếu xét tuyển nguyện vọng 1 bằng hình thức lấy điểm thi THPT, thí sinh thích trường nào thì đặt nguyện vọng 1 trường đó.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, đặc biệt lưu ý thí sinh đọc kỹ Đề án tuyển sinh của các trường và theo dõi Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Thời gian điều chỉnh nguyện vọng dài do đó thí sinh không việc gì phải vội vàng.
Các em cần lưu ý thêm mỗi trường, ngành học có rất nhiều phương thức tuyển sinh. Thí sinh không bị hạn chế nguyện vọng do vậy thí sinh cần tận dụng tối đa những thuận lợi này.
Ảnh minh họa/ INT
Lưu ý khi dùng điểm thi tốt nghiệp THPT xét tuyển
Khi sử dụng phương thức dùng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét nguyện vọng thí sinh có thể căn cứ vào điểm chuẩn, phổ điểm ba năm gần nhất. Đặc biệt chú ý đến phổ điểm năm 2022.
Sau khi nghiên cứu phổ điểm, thí sinh sẽ biết được mức điểm mình đạt được nằm ở các trường bậc trung, bậc cao hay bậc thấp. Khi chia ra được mức độ như vậy thì việc lựa chọn trường, ngành sẽ dễ hơn.
Ví dụ: Trong ngành Y đa khoa, Trường ĐH Y Hà Nội hằng năm được xem là trường top đầu trong ngành sức khỏe. Tuy nhiên mức điểm của mình chỉ nằm ở trường Top 2 nhưng sở thích lại trường top 1, lúc này thí sinh cần nhắc thật kỹ để đặt nguyện vọng sao cho hợp lý, tránh bị trượt oan.
Ưu tiên những nguyện vọng mình yêu thích đặt lên vị trí đầu nhưng cũng cần lưu ý đến năng lực, mức điểm của bản thân đạt được.
Ví dụ: Thí sinh thích ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng điểm chuẩn trường này cao quá so với mức điểm mình đạt được. Lúc này cần xem xét các trường có ngành đó, mức điểm chuẩn thấp hơn để đăng ký. Phải cân nhắc, tỉnh táo để cơ hội trúng tuyển vào ngành mình mong muốn cao.
Các em cũng cần lưu ý đọc kỹ đề án tuyển sinh bởi có nhiều trường đặc thù sẽ có thêm tiêu chí phụ.
Ví dụ đối với Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, những thí sinh thi vào chương trình tiên tiến nếu không thỏa mãn điều kiện ở bài thi tiếng Anh hoặc chứng chỉ tiếng Anh quy định bao nhiêu điểm thì thí sinh có đủ điểm thi tốt nghiệp THPT nhưng tiêu chí phụ không đáp ứng được vẫn bị loại. Do đó, các em lưu ý không đánh mất cơ hội khác của mình.
Phân chia thời gian từng giai đoạn
Thời gian xét tuyển kéo dài, do đó thí sinh có thể lơ là, chủ quan. Cần chia khoảng thời gian hợp lý, không để bị rối trong quá trình đăng ký.
Theo tôi, thí sinh nên chia thành ba giai đoạn để đăng ký xét tuyển.
Giai đoạn 1: Một tuần đầu tiên mới có điểm nên tham khảo, nghe ngóng tập trung phân tích các ý kiến, yếu tố đặc biệt là tham khảo ý kiến các chuyên gia, thầy cô, bố mẹ, các anh chị đi trước có kinh nghiệm.
Giai đoạn 2: Cần đưa ra các phương hướng lựa chọn, tương đối dựa trên kết quả mình đã phân tích sau đó sắp xếp thứ tự nguyện vọng theo mong muốn của bản thân.
Giai đoạn 3: Chốt các nguyện vọng và đăng ký lên hệ thống. Ở giai đoạn này, cần lưu ý dành thời gian dự phòng 3- 4 ngày đề phòng có biến cố gì mình còn thể sửa.
Không nên vì thời gian dài mà chủ quan để đến giai đoạn cuối mới làm, như vậy thí sinh bị rối các phương án, lỡ có sự cố cũng không có thời gian để điều chỉnh.
Chuyên gia 'mách nước' để thí sinh tránh 'đỗ nhầm' trường
Những năm qua, nhiều thí sinh đã không chú ý đến các quy định về điều kiện đăng ký xét tuyển trong Đề án tuyển sinh của các trường mình đăng ký xét tuyển do đó, đã vô tình đánh mất cơ hội trúng của bản thân.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Ảnh Ngô Chuyên.
Để thí sinh không đánh mất quyền lợi của mình, TS. Lê Hữu Du - Phó giám đốc Học viện Tòa án chia sẻ:
Cần chú ý đến các quy định về điều kiện đăng ký xét tuyển trong Đề án tuyển sinh của từng trường
Năm nay, trong quy chế tuyển sinh Bộ GD&ĐT có rất nhiều thay đổi để có lợi cho thí sinh như: Kéo dài thời gian đăng ký, không giới hạn số lần điều chỉnh nguyện vọng trong thời gian diễn ra đăng ký xét tuyển. Đối với thí sinh đã trúng tuyển phương thức xét tuyển sớm không phải xác nhận nhập học trước nhằm đảm bảo thí sinh vào được trường, ngành mình yêu thích và mong muốn.
Tuy nhiên, một thực tế mà bấy lâu nay thí sinh vô tình không để ý dẫn đến đánh mất cơ hội của mình là những trường đặc thù có thêm các tiêu chí riêng để tuyển sinh như Học viện Tòa án, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội... chẳng hạn.
Ví dụ: Thí sinh phải bắt buộc qua vòng sơ tuyển của Học viện viện Tòa án mới được đăng ký xét tuyển vào học viện.
Tuy nhiên, nhiều thí sinh trong quá trình đăng ký nguyện vọng không đọc kỹ đề án tuyển sinh, những tiêu chí mà học viện phải có là qua vòng sợ tuyển dẫn đến vẫn đăng ký các nguyện vọng vào Học viện Tòa án. Như vậy, vô tình các bạn đã đánh mất cơ hội của mình.
Từ đó, TS Du lưu ý khi đăng ký một trường nào thí sinh cần nghiên cứu kỹ đề án tuyển sinh, các chương trình đào tạo, học phí, điểm trúng tuyển những năm gần nhất, các tiêu chí phụ của trường..... Tất cả những thông tin đó đều được các trương công bố công khai trên website của nhà trường, trong đề án tuyển sinh.
Sắp xếp nguyện vọng để tăng cơ hội trúng tuyển cao
Trong nhiều năm nay, Bộ GD&ĐT có hướng mở không giới hạn số lượng đăng ký nguyện vọng của thí sinh. Từ hướng mở đó, thí sinh nên đăng ký theo nguyên tắc thích trường nào nhất xếp nguyện vọng 1, trường nào số 2 thì xếp nguyện vọng 2... nếu xếp như vậy thí sinh sẽ tránh được tình trạng "trượt oan" hoặc "đỗ nhầm".
Giải thích lý do "đỗ nhầm, TS Du nói: "đỗ nhầm" là đỗ vào trường mà bản thân thí sinh không phải thích cao nhất, khi công bố điểm chuẩn trường mình thích nhất thì điểm mình đủ, thậm chí thừa vào trường lại không đăng ký.
Nếu như vậy, khi vào trường các em học sẽ không có sự hứng thú. Các trường được đặt ở nguyện vọng càng cuối thì sự hứng thú không còn nhiều, thực tiễn kinh nghiệm của tôi nhận thấy các em như vậy bỏ học rất nhiều.
TS Du cũng nhấn mạnh, về mặt nguyên tắc đỗ hay trượt không phụ thuộc vào nguyện vọng mà phụ thuộc vào điểm. Nguyện vọng chỉ có ý nghĩa sắp xếp thứ tự ưu tiên cho trường nào xét trước, trường nào xét sau. Nếu xét trước đỗ rồi thì không xét tiếp các trường có nguyện vọng xếp sau.
Ví dụ: Nguyện vọng 1 ưu tiên vào trường A, nguyện vọng 2 trường B.... thì khi xét sẽ ưu tiên trường xét trường A có nguyện vọng xét trước, khi đỗ rồi dừng lại ở trường A không xét đến trường B nữa, nếu trượt thì lần lượt xét theo các nguyện vọng mình đã đăng ký theo thứ tự đến khi nào đỗ thì thôi.
"Nếu hết nguyện vọng mà thí sinh không đỗ tức là thí sinh đó đã trượt", TS Du nhấn mạnh. Do vậy, cái quan trọng nhất tôi vẫn luôn lưu ý thí sinh là số điểm thí sinh đạt được. Trong một trường các nguyện vọng sẽ bình đẳng như nhau.
Khi thí sinh có thời gian dài để đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh phải chịu khó theo dõi nắm được những điều chỉnh, bổ sung thay đổi của trường mà mình đăng ký để xét tuyển, phải nắm thông tin một cách sát nhất để quyền lợi của bản thân được đảm bảo. Khi thời gian dài là cho thí sinh cơ hội đưa ra quyết định có lợi nhất cho mình do đó thí sinh không được chủ quan.
Xét tuyển đại học: 8 bước đăng ký nguyện vọng trực tuyến Từ 22-7, thí sinh (TS) trên cả nước sẽ bắt đầu đăng ký, điều chỉnh và bổ sung nguyện vọng (NV) xét tuyển đại học theo hình thức trực tuyến. Đây là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT thực hiện đăng ký và lọc ảo chung bằng hệ thống phần mềm cho tất cả các phương thức xét tuyển. Do đó, TS cần cẩn...