Chuyên gia Mỹ: ‘Trump có thể coi ASEAN là ưu tiên thứ hai ở châu Á’
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra cam kết duy trì mối quan hệ gắn bó với các đồng minh ở Đông Bắc Á, bước tiếp theo của ông có thể là Đông Nam Á.
Giáo sư David Shambaugh. Ảnh: VA
“Chính quyền của Tổng thống Trump đã báo hiệu tầm quan trọng của Đông Bắc Á, sau khi người đầu tiên trong nội các, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, đến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc. Bước tiếp theo sẽ là Đông Nam Á”, Giáo sư David Shambaugh, chuyên gia các vấn đề chính trị tại Đại học George Washington, Mỹ, dự đoán khi có cuộc nói chuyện hôm qua tại Hà Nội.
Giáo sư Shambaugh nhắc đến sự kiện Bộ trưởng Mattis đầu tháng hai có chuyến công du đầu tiên sau khi nhậm chức. Khi gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, ông Mattis đã tuyên bố bảo vệ Nhật ở biển Hoa Đông, nơi Tokyo đang có tranh chấp với Bắc Kinh ở nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tiếp đó, ngày 11/2, Tổng thống Mỹ Trump cũng khẳng định cam kết an ninh với Nhật khi tiếp Thủ tướng Abe đến thăm Washington.
Theo Shambaugh, ông trông đợi chính quyền của Trump sẽ cử một quan chức cấp cao đến Đông Nam Á sớm nhất có thể, để cho thấy sự tiếp nối chính sách của Washington với khu vực này.
Video đang HOT
Đánh giá về quan hệ giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á, Giáo sư Shambaugh cho rằng Washington đang có vị trí chưa từng có, với quy mô quan hệ lớn hơn và sâu sắc hơn, có thể được tăng cường hơn nữa.
Về kinh tế, Mỹ đang là đối tác thương mại lớn thứ ba của Đông Nam Á, tổng đầu tư ở mức hơn 230 tỷ USD trong năm 2015. Riêng ở Singapore có gần 4.000 công ty Mỹ đang hoạt động.
Về hợp tác an ninh, Mỹ có quan hệ hợp tác với 5 nước thành viên chủ chốt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Mặc dù Tổng thống Philippines Duterte có một số tuyên bố tiêu cực về quan hệ với Mỹ, nhưng các quan chức chính phủ lại cho hay quan hệ quân sự lâu dài với Washington sẽ không đổi.
“Mỹ đang có vị trí thuận lợi chưa từng có ở Đông Nam Á, tôi cho rằng đây là nền tảng tốt cho chính quyền của Tổng thống Trump. Câu hỏi là chính quyền mới của Mỹ sẽ tiếp tục xây dựng hay tảng lờ nó. Tôi cho rằng khả năng thứ nhất là lớn hơn”, ông Shambaugh nói.
Việt Anh
Theo VNE
Lãnh đạo châu Á dự kiến không ra tuyên bố về phán quyết Biển Đông
Bản thảo tuyên bố sẽ được đưa ra sau hội nghị ở Lào hôm nay cho thấy các lãnh đạo châu Á vẫn tránh đề cập đến phán quyết "đường lưỡi bò".
Lãnh đạo các nước ASEAN và Mỹ trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN - Mỹ ngày 8/9. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, các lãnh đạo châu Á thận trọng khi đề cập đến tranh chấp Biển Đông trong dự thảo tuyên bố sẽ được đưa ra tại Vientiane, Lào hôm nay, mặc dù trước đó người đứng đầu 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng 6 lãnh đạo khác, trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã "tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông".
"Một số nhà lãnh đạo vẫn lo ngại trước diễn biến gần đây ở Biển Đông", bản dự thảo có đoạn viết.
Bản thảo tuyên bố này không đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài tại The Hague vào tháng 7, nói rằng Trung Quốc không có quyền lịch sử với nguồn tài nguyên trong yêu sách "đường lưỡi bò" mà nước này đơn phương vạch ra, bao trùm hầu hết diện tích Biển Đông.
Ông Obama hôm nay khẳng định phán quyết đã giúp làm rõ các quyền hàng hải. "Tôi công nhận có sự gia tăng căng thẳng", ông Obama nói, nhắc đến phán quyết. "Tôi mong chờ được thảo luận về làm thế nào để cùng nhau giảm căng thẳng, thúc đẩy ngoại giao và ổn định".
Các quan chức nói rằng cuộc họp hôm qua giữa các lãnh đạo ASEAN và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường diễn ra suôn sẻ.
Ông Lý tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng làm việc với các nước ASEAN trong việc "xóa tan can thiệp và xử lý một cách đúng đắn" vấn đề Biển Đông, ám chỉ không cho phép các nước khác bên ngoài khu vực, không liên quan trực tiếp đến tranh chấp, tham gia.
ASEAN hôm qua cũng ra tuyên bố, liệt kê 8 điểm liên quan đến Biển Đông, nhưng không đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài.
Theo Reuters, khối này tránh đưa ra lập trường về các vấn đề ngoại giao gai góc, đặc biệt khi liên quan đến Trung Quốc , do ảnh hưởng của nước này trong khu vực và sự cần thiết cân bằng mối quan hệ với Mỹ.
"Cả Trung Quốc và Mỹ đều nằm trong số những đối tác quan trọng nhất của ASEAN và ASEAN không muốn phải lựa chọn giữa các đối tác", Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh nói.
Phương Vũ
Theo VNE
ASEAN quan ngại trước hoạt động cải tạo của Trung Quốc ở Biển Đông Philippines cho biết ASEAN coi việc Trung Quốc bố trí các hệ thống vũ khí ở Biển Đông là rất đáng ngại, muốn ngăn diễn biến này, tránh làm tình hình leo thang. Ngoại trưởng các nước ASEAN tại Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tổ chức ở Boracay, Philippines, ngày 21/2. Ảnh: Reuters. Ngoại trưởng các nước thành viên Hiệp...