Chuyên gia Mỹ nghi ngờ vụ nổ căn cứ quân sự Nga liên quan đến tên lửa hạt nhân
Các chuyên gia hạt nhân tại Mỹ nghi ngờ vụ nổ và rò rỉ phóng xạ ở miền bắc nước Nga xảy ra trong quá trình thử nghiệm tên lửa hạt nhân.
Một vụ nổ lớn xảy ra ở căn cứ quân sự thuộc vùng Arkhangelsk ngày 8/8, khiến hai người thiệt mạng và 7 người bị thương. Cơ quan hạt nhân nhà nước Nga Rosatom ngày 10/8 sau đó nói 5 nhân viên của họ đã thiệt mạng.
Phát ngôn viên Severodvinsk, thành phố 185.000 dân gần khu vực thử nghiệm ở Arkhangelsk, nói rằng một đợt tăng đột biến bức xạ nền ngắn hạn đã được ghi lại vào trưa thứ Năm (8/8).
(Ảnh: Alexander Ryumin/Tass)
Đại sứ quán Nga chưa đưa ra bình luận. Bộ Quốc phòng Nga cho biết đó là vụ tai nạn với động cơ chất đẩy nhiên liệu lỏng.
Hai chuyên gia trả lời Reuters rằng một vụ nổ nhiên liệu tên lửa lỏng sẽ không giải phóng bức xạ. Họ nghi ngờ vụ nổ và rò rỉ phóng xạ phát sinh từ tai nạn trong quá trình thử nghiệm tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Video đang HOT
“Động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng phát nổ không phát ra bức xạ và chúng ta biết rằng người Nga đang chế tạo động cơ hạt nhân cho tên lửa hành trình”, theo ông Ankit Panda, thành viên của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ.
Nga gọi tên lửa này là 9M730 Buresvestnik, trong khi liên minh NATO gọi nó là SSC-X-9 Skyfall.
Một quan chức cao cấp giấu tên của chính quyền Tổng thống Trump, bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc về lời giải thích của Matxcơva liên quan đến vụ việc. “Chúng tôi tiếp tục theo dõi các sự kiện ở vùng cực bắc Nga nhưng nghi ngờ khi Matxcơva đảm bảo rằng ‘mọi thứ đều bình thường’.”
Tổng thống Nga Putin đề cập đến tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân trong bài phát biểu tháng 3 năm 2018 trước quốc hội Nga. Tên lửa này theo ông đã được thử nghiệm thành công vào cuối năm 2017, có phạm vi không giới hạn và bất khả chiến bại với tất cả các hệ thống phòng thủ và phòng không tên lửa hiện có.
(Nguồn: Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Lý do TQ cử đại diện tham dự diễn đàn Shangri-La 2019
Lần đầu tiên kể từ năm 2011, Trung Quốc sẽ cử đại diện tới tham dự diễn đàn Đối thoại Shangri-La (SLD) diễn ra từ ngày 31/5 đến ngày 2/6 tại Singapore, theo Diplomat.
Tờ Diplomat (Anh) ngày 29/5 đưa tin, Trung Quốc sẽ cử Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa tới tham dự SLD 2019. Ông Ngụy dự kiến sẽ phát biểu vào ngày cuối cùng của diễn đàn, và ông là đại biểu cấp cao nhất của Trung Quốc tham dự SLD kể từ năm 2011.
Sự đối đầu giữa Mỹ-Trung được xem là vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự của SLD năm nay. Các nhà hoạch định chính sách quốc phòng châu Á sẽ nhóm họp ở Singapore trong bối cảnh quan hệ Washington và Bắc Kinh đang leo thang căng thẳng, đặc biệt là về mảng kinh tế thương mại.
Bài phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long dự kiến sẽ tập trung vào sự cạnh tranh giữa Mỹ-Trung, cũng như các tác động của nó đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vai trò của các quốc gia nhỏ hơn trong việc tăng cường an ninh khu vực lẫn trật tự của thế giới, theo Diplomat.
Ông Ngụy và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tại diễn đàn ADMM 2018 ở Singapore. Ảnh: AP
Các cuộc đàm phán thương mại song phương chưa được giải quyết giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra sự không chắc chắn cho các nước khác trong khu vực châu Á, và không chỉ trên mặt trận kinh tế. Cụ thể, trong những năm gần đây, Bắc Kinh ngày càng tỏ ra quyết đoán và khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên nhiều nơi. Trong khi nhiều quốc gia ngại đối đầu trực tiếp với Trung Quốc vì sợ ảnh hưởng đến mối quan hệ kinh tế, Mỹ vẫn tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở những nơi này.
Ngoài ra, khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng đang bị thách thức bởi các vấn đề xuyên quốc gia như biến đổi khí hậu, cướp biển, cứu trợ, đối phó thảm họa hàng hải và chủ nghĩa khủng bố. Những vấn đề này có thể được giải quyết bằng các cách tiếp cận đa phương hơn.
Đồng thời, sự nhiệt tình tham gia vào các diễn đàn do Mỹ đứng đầu của Trung Quốc dường như đang bị suy giảm. Ví dụ, Trung Quốc chỉ cử Bộ trưởng Quốc phòng nước này tới tham gia SLD lần gần đây nhất là năm 2011. Kể từ đó, Bắc Kinh có vẻ không "mặn mà" với SLD cho lắm, thay vào đó họ ủng hộ các cuộc đối thoại an ninh theo chiều hướng mà nước này mong muốn, ví dụ như Diễn đàn Tượng Sơn 2 thường được tổ chức ở thủ đô Bắc Kinh.
Do vậy, sự xuất hiện của ông Ngụy tại SLD năm nay sẽ gây nhiều chú ý. Việc tham gia diễn đàn ở Singapore lần này sẽ là nền tảng để ông Ngụy làm nổi bật những đóng góp của Trung Quốc dành cho an ninh trong khu vực, đồng thời trả lời những thắc mắc về việc Bắc Kinh đóng vai trò của mình như thế nào trong khu vực châu Á, theo các chuyên gia của Diplomat nhận định.
Ngoài ra, việc chính quyền ông Trump giảm vai trò tham gia của Mỹ đối với châu Á ở cấp khu vực sẽ đảm bảo cho Trung Quốc giữ vai trò nổi bật hơn. Ông William Choong đến từ Viên Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) viết trên mạng xã hội Twitter rằng, diễn đàn SLD 2019 có thể sẽ chứng kiến cuộc xung đột giữa một bên là tầm nhìn do Mỹ-Nhật Bản về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và bên còn lại là Trung Quốc đang thúc đẩy chính sách một châu Á cho người châu Á.
Ở một diễn biến khác, ông Ngụy cho biết sẽ có một cuộc gặp với Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan bên lề diễn đàn SLD năm nay. Mặc dù nhiều người hy vọng rằng cuộc gặp gỡ sẽ có thể giúp giảm bớt những căng thẳng trong quan hệ song phương Mỹ-Trung, nhưng những khác biệt, cũng như rạn nứt giữa Washington và Bắc Kinh có thể thấy rõ ở Singapore lần này.
Tuấn Trần
Theo VNN
Putin cảnh báo lạnh gáy Mỹ và châu Âu về vũ khí mạnh nhất của Nga Các hệ thống vũ khí hiện đại nhất của Nga mà nước ngoài không hề có sẽ khiến những kẻ có tư tưởng "gây hấn" phải "suy nghĩ lại", ông Putin nói. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Theo Daily Star, ông Putin đã đưa ra những tuyên bố trong cuộc họp với các tướng lĩnh quân đội hàng đầu ở Moscow hôm 18.12....