Chuyên gia Mỹ: ‘Năm 2022, COVID-19 sẽ không chi phối cuộc sống của chúng ta quá nhiều’

Theo dõi VGT trên

Chương tiếp theo của đại dịch sẽ như thế nào và khi nào nó sẽ đến, đó là những gì mà các chuyên gia y tế Mỹ đang cố gắng tìm ra.

Hãy hình dung một tương lai không xa khi bạn có thể đặt chuyến du lịch hè đến Italy hoặc không cần phải tháo khẩu trang để chụp ảnh. Sau 25 tháng, việc quên đi đại dịch dù chỉ một chút cũng có thể là điều bất cẩn. Nhưng sau cùng, chúng ta vẫn có quyền hy vọng vào năm 2022 này.

“Tôi nghĩ nếu chúng ta làm đúng, chúng ta sẽ có một năm 2022 mà COVID không chi phối cuộc sống của chúng ta quá nhiều”, Tiến sĩ Tom Frieden, cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Obama, nhận định.

Chương tiếp theo của đại dịch sẽ như thế nào và khi nào nó sẽ đến, đó là những gì mà Tiến sĩ Yvonne Maldonado, nhà dịch tễ học và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại trường Y Stanford Medicine, cũng như các chuyên gia y tế Mỹ khác đang cố gắng tìm ra.

Có nhiều mô hình bệnh dịch và bài học từ các đại dịch trong quá khứ, nhưng cách mà biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao xuất hiện đang khiến các nhà khoa học có phần bối rối. “Không ai trong chúng tôi thực sự đoán trước được Omicron”, Tiến sĩ Maldonado nói, “Đã có những gợi ý, nhưng chúng tôi không ngờ nó lại diễn ra như vậy”.

Omicron đã càn quét rất nhanh. Hơn 1/4 trong tổng số ca mắc của toàn bộ đại dịch COVID-19 ở Mỹ được ghi nhận chỉ trong một tháng qua do làn sóng Omicron – theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins. Cũng theo dữ liệu của Johns Hopkins, tính đến ngày 20/1, số ca bệnh giảm ít nhất 10% so với tuần trước ở 14 bang, nhưng 26 bang chứng kiến số ca bệnh tăng ít nhất 10%.

Làn sóng này dường như đã đạt đến đỉnh điểm ở một số khu vực mà biến thể Omicron xuất hiện đầu tiên ở Mỹ, như Boston và New York. Nhưng nó vẫn hoành hành ngoài tầm kiểm soát ở các vùng khác của đất nước. Chẳng hạn ở Georgia, các nhà lãnh đạo y tế thành phố Atlanta cho biết các bệnh viện vẫn quá tải. Do nhiều nhân viên y tế mắc bệnh, Lực lượng Vệ binh Quốc gia đang phải lấp đầy những khoảng trống về chăm sóc sức khỏe ở các bang như Minnesota. Thống đốc bang Louisiana John Bel Edwards cho biết số lượng ca mắc, nhập viện và tử vong do COVID-19 “nhiều từng thấy” ở bang này.

Tuy nhiên, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đã nhìn thấy hy vọng từ những gì xảy ra ở Nam Phi. Các nhà khoa học Nam Phi lần đầu tiên phát hiện ra biến thể Omicron vào tháng 11/2021. Các ca nhiễm ở đó đạt đến đỉnh điểm và giảm nhanh chóng. Ở Anh cũng vậy. Và đó là điều mà các chuyên gia cho rằng sẽ xảy ra ở khắp mọi nơi.

Tiến sĩ John Swartzberg, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng, đồng thời là giáo sư lâm sàng danh dự tại Đại học California, Trường Y tế Công cộng Berkeley dự báo: “Từ khoảng giữa tháng 2, chúng ta bắt đầu thực sự thấy rằng mọi thứ trở nên tốt hơn.”

Theo nhiều chuyên gia, nếu đợt tăng đột biến này nhanh chóng tắt, thế giới có thể trải qua một “khoảng thời gian yên tĩnh”.

Chuyên gia Swartzberg tin rằng khoảng thời gian từ tháng 3 đến mùa Xuân hoặc sang mùa Hè, số ca mắc tiếp tục giảm. “Tâm lý lạc quan sẽ đến và khi đó chúng ta sẽ có thể làm được nhiều điều hơn trong cuộc sống của mình. Tôi nghĩ rằng tháng 6 hoặc tháng 7 sẽ thực sự tốt chúng ta. Tôi khá lạc quan”, ông Swartzberg nói.

Một phần sự lạc quan của Tiến sĩ Swartzberg bắt nguồn từ thực tế là số lượng dân số có miễn dịch sẽ lớn hơn nhiều, khi ngày càng nhiều người được tiêm chủng và tiêm mũi tăng cường, cộng với số lượng lớn người đã mắc bệnh trong làn sóng Omicron.

“Nói chung, mức độ miễn dịch trong dân số của chúng ta sẽ cao hơn nhiều so với khi bắt đầu làn sóng Omicron, và điều đó sẽ giúp chúng ta không chỉ đối phó với Omicron và Delta, nếu chúng vẫn còn lưu hành, mà còn với bất kỳ biến thể mới nào”, Tiến sĩ Swartzberg nói và bổ sung: “Mức độ dịch như thế nào sẽ phụ thuộc vào sự sẵn có của các loại thuốc để can thiệp.”

Một dự báo như vậy được đưa ra là bởi vì COVID-19 có thể sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn.

“Tôi dự đoán một phiên bản khác của virus sẽ quay trở lại”, Tiến sĩ Maldonado cảnh báo. Theo ông, các biến thể tiếp theo có thể dễ lây truyền tương đương hoặc thậm chí nhiều hơn Omicron. Nó có thể gây cho mọi người các triệu chứng nghiêm trọng hơn, hoặc không có triệu chứng nào.

Tiến sĩ George Rutherford, nhà dịch tễ học tại Đại học California, San Francisco, cho biết: “Vẫn chưa rõ ràng điều gì xảy ra tiếp theo”. Ông cho biết virus có thể biến đổi dần dần, giống như những gì đã xảy ra với các biến thể Alpha và Beta, hoặc nó có thể tạo ra một bước nhảy lớn, như với Delta và Omicron.

Ví dụ, virus cúm H1N1 là một loại virus mới khi nó gây ra một trong những đại dịch tồi tệ nhất trong lịch sử vào năm 1918 – lây nhiễm cho một phần ba dân số thế giới và giết chết 50 triệu người Đại dịch đó cuối cùng đã kết thúc, nhưng virus vẫn tồn tại cùng với chúng ta tới ngày nay. Theo CDC, nước Mỹ vẫn ghi nhận trung bình khoảng 35.000 người thiệt mạng mỗi năm vì bệnh cúm.

Tiến sĩ Maldonado nói: “Đó là tổ tiên của tất cả các loại virus H1N1 mà chúng ta thấy hàng năm. Chúng đã có nhiều đột biến kể từ đó, nhưng nó là từ cùng một dòng. Vì vậy, có thể loại virus này [ SARS-CoV-2] sẽ làm điều tương tự.”

Video đang HOT

Chuyên gia Mỹ: Năm 2022, COVID-19 sẽ không chi phối cuộc sống của chúng ta quá nhiều - Hình 1
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 12/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Ông Maldonado cho rằng, viễn cảnh COVID-19 trở thành bệnh đặc hữu như cúm “là kịch bản tốt nhất”. Với kịch bản giống như dịch cúm H1N1, thế giới cần tập trung vào việc bảo vệ những người dễ bị bệnh nặng, đảm bảo họ được tiêm chủng và được tiếp cận với các kháng thể đơn dòng và kháng virus. Các công ty vaccine sẽ cần sản xuất vaccine cập nhật biến thể để mọi người có thể tiêm nhắc lại hàng năm.

Kịch bản xấu nhất là một biến thể thoát khỏi sự bảo vệ của vaccine và các phương pháp điều trị. Nhưng theo Tiến sĩ Maldonado, “điều này ít có khả năng xảy ra hơn”. Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, cũng cho biết ông hy vọng viễn cảnh đó không xảy ra. “Tôi không thể cung cấp cho bạn một thống kê về khả năng điều đó xảy ra, nhưng chúng ta phải chuẩn bị. Chúng ta hy vọng điều tốt nhất và chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất”.

Tiến sĩ Panagis Galiatsatos, Phó giáo sư y khoa và chuyên gia về bệnh phổi tại Johns Hopkins Medicine, cho biết: “Tôi không nghĩ chúng ta cần thêm đột phá khoa học nào nữa, chúng ta biết cách ngăn chặn bệnh COVID nặng: tiêm vaccine”.

Ông Galiatsatos đã thực hiện hàng trăm cuộc nói chuyện mỗi năm với các nhóm cộng đồng để khuyến khích nhiều người hơn đi tiêm chủng. Ông cho rằng nhà khoa học sẽ phải tiếp tục cách tiếp cận này. “Chúng ta có vũ khí để biến COVID-19 thành một trận cảm lạnh tồi tệ. Chúng ta có khoa học. Tất cả những gì mọi người cần là tiếp cận các biện pháp can thiệp, và chúng ta cần lấy lại niềm tin”, ông nói.

COVID-19 tới 6h sáng 5/1: Phát hiện biến thể mới khác xa Omicron; Mỹ kỷ lục trên 1 triệu ca mới/ngày

Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm trên 1,9 triệu ca nhiễm mới. Pháp phát hiện biến thể mới khác xa Omicron trong khi Mỹ dẫn đầu thế giới về cả ca nhiễm và tử vong mới sau khi lập kỷ lục trên 1 triệu ca nhiễm/ngày.

COVID-19 tới 6h sáng 5/1: Phát hiện biến thể mới khác xa Omicron; Mỹ kỷ lục trên 1 triệu ca mới/ngày - Hình 1
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Tarzana, California, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 5/1 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 295.184.052 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 5.472.190 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 1.929.317 và 5.666 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 255.944.582 người, 33.747.283 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 93.031 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Mỹ dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 441.739 ca; Pháp đứng thứ hai với 271.686 ca; tiếp theo là Anh (218.724 ca). Mỹ cũng đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.504 người chết trong ngày; tiếp theo là Nga (834 ca) và Ba Lan (433 ca tử vong).

Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 57.839.124 người, trong đó có 850.977 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 35.011.990 ca nhiễm, bao gồm 482.017 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 22.323.837 ca bệnh và 619.384 ca tử vong.

Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 90,85 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với 85,22 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 68,31 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 40,11 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 9,94 triệu ca và châu Đại Dương trên 712.000 ca nhiễm.

COVID-19 tới 6h sáng 5/1: Phát hiện biến thể mới khác xa Omicron; Mỹ kỷ lục trên 1 triệu ca mới/ngày - Hình 2
Đười ươi Borneo được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Vườn thú Buin ở Chile ngày 28/12/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN

Pháp phát hiện biến thể mới khác xa Omicron

Các nhà khoa học Pháp đã phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 chứa 46 đột biến, khiến biến thể này có khả năng né tránh vaccine tốt hơn và dễ lây lan hơn chủng gốc (nhưng hiện nay vẫn chưa vượt qua được Omicron). Hiện có 12 ca nhiễm biến thể mới này ở gần thành phố Marseille, trong đó ca đầu tiên là người từng du lịch đến Cameroon.

Biến thể mới được các nhà khoa học tại IHU Mediterranee Infection phát hiện vào ngày 10/12/2021 ở Pháp, chưa được phát hiện ở nước nào khác và chưa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đặt tên. Hiện có ít dấu hiệu cho thấy biến thể mới sẽ vượt Omicron trở thành biến thể chủ đạo trong đại dịch. Omicron đang gây ra hơn 60% số ca nhiễm tại Pháp.

Giáo sư Philippe Colson, người đứng đầu nhóm phát hiện biến thể mới, cho biết nhóm đã tạm gọi đây là "biến thể IHU" và đã thông báo về phát hiện này trên trang y khoa medRxiv. Nhóm đã trình hai trình tự gien mới. Tên khoa học của biến thể này là B.1.640.2.

Các nhà khoa học cho biết biến thể này có sự khác biệt về gene so với biến thể B.1.640, từng được phát hiện ở CHDC Congo hồi tháng 9/2021. Các xét nghiệm cho thấy biến thể này mang đột biến E484K, giúp chúng né tránh vaccine tốt hơn. Ngoài ra, biến thể này có đột biến N501Y - lần đầu tiên phát hiện trong biến thể Alpha - khiến chúng lây lan nhanh hơn.

COVID-19 tới 6h sáng 5/1: Phát hiện biến thể mới khác xa Omicron; Mỹ kỷ lục trên 1 triệu ca mới/ngày - Hình 3
Hình ảnh từ kính hiển vi virus SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân COVID-19 ở Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Mỹ: Kỷ lục hơn 1 triệu ca mắc mới trong một ngày

Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu cập nhật của Đại học Johns Hopkins cho biết ngày 3/1 Mỹ ghi nhận hơn 1 triệu ca mắc mới COVID-19, trong bối cảnh biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 được ví như một "cơn sóng thần" càn quét mọi lĩnh vực trong đời sống hằng ngày ở nước này.

Biến thể Omicron lây lan mạnh khiến số ca mắc mới COVID-19 theo ngày tại Mỹ tăng lên các mức kỷ lục và cao hơn bất kỳ quốc gia và vùng lãnh thổ nào khác trên thế giới. Số ca mắc mới ghi nhận ngày 3/1 cao gần gấp đôi mức kỷ lục 590.000 ca vừa ghi nhận 4 ngày trước đó ở Mỹ - vốn đã cao gấp đôi so với tuần trước đó.

Số ca mắc mới Mỹ ghi nhận ngày 3/1 cũng cao hơn gấp đôi so với số ca mắc mới ghi nhận theo ngày tại bất kỳ quốc gia và vùng lãnh thổ nào khác ở bất kỳ thời điểm nào kể từ khi đại dịch bùng phát cách đây 2 năm. Cho đến nay, số ca mắc mới cao nhất ngoài Mỹ được ghi nhận trong đợt bùng phát làn sóng dịch do virus Delta gây ra tại Ấn Độ, với 414.000 ca ghi nhận hôm 7/5/2021.

COVID-19 tới 6h sáng 5/1: Phát hiện biến thể mới khác xa Omicron; Mỹ kỷ lục trên 1 triệu ca mới/ngày - Hình 4
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại British Columbia, Canada, ngày 18/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Mặc dù số ca mắc mới gia tăng chưa dẫn đến tình trạng số ca bệnh nặng và tử vong tăng mạnh ở Mỹ, nhưng cả nước đã cảm nhận tác động khi có thêm người mắc bệnh phải tự cách ly tại nhà. Hệ lụy là nhiều chuyến bay bị hủy bỏ; các trường học, văn phòng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa; các bệnh viện quá tải và các chuỗi cung ứng tắc nghẽn.

Ấn Độ ghi nhận số ca mắc mới cao nhất kể từ tháng 9/2021

Trong khi đó, Bộ Y tế Ấn Độ ngày 4/1 thông báo nước này ghi nhận 37.379 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc trên cả nước lên 34,96 triệu ca. Đây là số ca mắc mới theo ngày cao nhất tại Ấn Độ kể từ đầu tháng 9/2021 khi biến thể Omicron lấn át Delta trở thành biến thể trội tại nhiều địa phương ở quốc gia Nam Á này, trong đó có thủ đô New Delhi.
Ấn Độ cũng ghi nhận thêm 124 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số lên 482.017 ca.

Cùng ngày, chính quyền thành phố New Delhi (Ấn Độ) thông báo sẽ áp đặt biện pháp phong tỏa tại khu vực này vào cuối tuần nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Phó Thủ hiến New Delhi Manish Sisodia nói rõ giới chức trách đã chuẩn bị kỹ nhằm đối phó với mọi kịch bản dịch bệnh. Theo biện pháp mới, tất cả người dân New Delhi, trừ những lao động trong lĩnh vực thiết yếu, sẽ không được ra khỏi nhà từ tối thứ Sáu đến sáng thứ Hai. Tuần trước, New Delhi đã đóng cửa phòng tập và rạp chiếu phim, đồng thời áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh.

COVID-19 tới 6h sáng 5/1: Phát hiện biến thể mới khác xa Omicron; Mỹ kỷ lục trên 1 triệu ca mới/ngày - Hình 5
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho hành khách tại một nhà ga ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 1/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Vùng Vịnh đối mặt với làn sóng lây nhiễm mạnh

Làn sóng lây lan dịch bệnh COVID-19 đang tăng mạnh tại một số quốc gia vùng Vịnh, trong đó số ca mắc mới trong 2 ngày qua tại Saudi Arabia đã tăng hơn 2 lần, lên hơn 2.500 trường hợp. Cả 6 quốc gia vùng Vịnh đều xác nhận có ca nhiễm biến thể Omicron.

Saudi Arabia là quốc gia lớn nhất khu vực với dân số khoảng 30 triệu người, trong ngày 4/1 đã ghi nhận 2.585 ca mắc COVID-19, so với khoảng 1.000 ca công bố hôm 2/1. Trong khi đó, nước láng giềng Qatar ghi nhận 1.695 ca mắc mới trong ngày 4/1, cao nhất kể từ mùa Hè năm 2021. Những ngày qua, người dân Qatar đã xếp hàng dài tại các điểm chờ xét nghiệm kháng nguyên (PCR) và từ tháng 1/2022, nước này cũng tái áp dụng quy định học trực tuyến đối với học sinh.

Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cũng ghi nhận số ca mắc mới hàng ngày vượt mốc 2.500 từ hôm 2/1. Hiện UAE đang đăng cai tổ chức triển lãm thế giới trong tháng cao điểm của mùa du lịch. Kuwait trong ngày 4/1 ghi nhận 1.492 ca mắc mới, tương đương mức độ dịch hồi tháng 7/2021. Bahrain từ tháng 5/2021 đã đạt đỉnh dịch với khoảng 3.000 ca/ngày sau đó giảm xuống còn khoảng 100 ca/ngày từ tháng 7 cùng năm. Đến ngày 4/1/2022, Bahrain này ghi nhận gần 900 ca mắc mới. Nước này từ tháng 12/2021 cũng đã hạn chế các hoạt động không thiết yếu đối với những người đã được tiêm chủng vaccine đầy đủ.

COVID-19 tới 6h sáng 5/1: Phát hiện biến thể mới khác xa Omicron; Mỹ kỷ lục trên 1 triệu ca mới/ngày - Hình 6
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Tarzana, California, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN

Tây Ban Nha cho phép học sinh, sinh viên trở lại trường

Học sinh, sinh viên tại Tây Ban Nha sẽ quay trở lại học trực tiếp trong học kỳ mới bắt đầu từ ngày 10/1 tới, bất chấp việc biến thể Omicron làm gia tăng số ca mắc tại nước này. Việc học trực tiếp này đi kèm theo các quy định bắt buộc như đeo khẩu trang trong thời gian tại trường, các lớp học phải đảm bảo thông gió. Chính quyền địa phương sẽ nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu hụt giáo viên do một số người mắc bệnh.

Tây Ban Nha liên tục ghi nhận mức cao mới về số ca mắc kể từ khi biến thể Omicron được phát hiện khoảng 2 tháng trước, làm gia tăng quan ngại về việc học sinh không thể trở lại trường học sau kỳ nghỉ lễ Giáng sinh. Biến thể này chiếm khoảng 43% số ca mắc tại Tây Ban Nha vào thời điểm trước Giáng sinh.

COVID-19 tới 6h sáng 5/1: Phát hiện biến thể mới khác xa Omicron; Mỹ kỷ lục trên 1 triệu ca mới/ngày - Hình 7
Hành khách trên tàu du lịch Aida Nova có xét nghiệm âm tính với COVID-19 được sơ tán tại cảng Lisbon, Bồ Đào Nha, ngày 3/1/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN

Tới nay, hơn 90% người trưởng thành tại Tây Ban Nha đã tiêm đủ liều vaccine, trong khi đó khoảng 33% trong tổng số trẻ từ 5-11 tuổi đã tiêm mũi vaccine đầu tiên.

Australia tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 tăng mạnh

Ngày 4/1, Australia ghi nhận 47.799 ca mắc mới COVID-19, tăng gần 33% so với mức kỷ lục ghi nhận một ngày trước đó. Mặc dù chỉ ghi nhận thêm 4 ca tử vong vì COVID-19, song số ca nhập viện đang có chiều hướng tăng mạnh và lên tới mức cao chưa từng thấy kể từ khi dịch bùng phát. Trong đó, bang đông dân nhất là New South Wales ghi nhận 1.344 người cần điều trị tại bệnh viện. Tại bang Victoria đông dân thứ hai, 25% số xét nghiệm tại các cơ sở của chính quyền cho kết quả dương tính. Bang này ghi nhận 14.020 ca mắc mới trong cùng ngày, gấp đôi con số ngày 3/1. Gần như toàn bộ bệnh nhân đang được điều trị tích cực đều chưa tiêm vaccine.

COVID-19 tới 6h sáng 5/1: Phát hiện biến thể mới khác xa Omicron; Mỹ kỷ lục trên 1 triệu ca mới/ngày - Hình 8
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Sydney, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN

Mặc dù gia tăng số ca nhiễm do biến thể Omicron, tỷ lệ tiêm đủ hai mũi vaccine lên tới 92% giúp Australia hạn chế đáng kể số ca tử vong so với những đợt dịch trước. Tới nay, Australia đã ghi nhận tổng cộng 547.160 ca mắc và 2.270 ca tử vong vì COVID-19.

Israel xác định hiệu quả vượt trội của mũi tiêm tăng cường thứ 4

Là nước đầu tiên trên thế giới triển khai tiêm bổ sung vaccine mũi 4 nhằm bảo vệ người dân trước sự lây lan của biến thể Omicron, Israel công bố kết quả sơ bộ cho thấy mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 này giúp làm tăng gấp 5 lần lượng kháng thể trong 1 tuần sau khi tiêm.

Thủ tướng Israel Naftali Bennett ngày 4/1 đã công bố thông tin trên dựa trên báo cáo sơ bộ cuộc thử nghiệm tiêm mũi tăng cường thứ 4 cho đội ngũ nhân viên y tế trên cả nước. Ông nêu rõ: "Số lượng kháng thể đã tăng gấp 5 lần ở người tiêm mũi thứ 4". Theo ông, điều này có nghĩa là mũi tiêm tăng cường thứ 4 có khả năng đáng kể ngăn chặn sự gia tăng số ca nhiễm mới, số ca cần nhập viện điều trị hoặc có triệu chứng nặng.

COVID-19 tới 6h sáng 5/1: Phát hiện biến thể mới khác xa Omicron; Mỹ kỷ lục trên 1 triệu ca mới/ngày - Hình 9
Tiêm vaccine COVID-19 cho người dân ở Tel Aviv, Israel. Ảnh: Reuters

Với tỷ lệ tiêm bổ sung mũi 3 khá cao giúp giảm mạnh số ca nặng, Chính phủ Israel đang trông chờ vào mũi 4 như một vũ khí chủ chốt giúp quốc gia Trung Đông này vượt qua dịch COVID-19 một cách nhẹ nhàng nhất có thể.

Anh: Đa phần ca nhập viện không quá nghiêm trọng

Ngày 4/1, Quốc vụ khanh phụ trách vaccine và y tế công cộng Anh, bà Maggie Throup, cho biết các bệnh nhân COVID-19 nhập viện tại nước này nhìn chung có các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với các trường hợp trước đây, do đó chưa cần áp đặt thêm các biện pháp hạn chế trong giai đoạn này.

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Sky News, bà Maggie khẳng định ở thời điểm hiện nay, đa phần các trường hợp nhập viện vì COVID-19 đều có triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. Bà cũng cho biết thêm rằng "Kế hoạch B" được Thủ tướng Anh đưa ra trong tháng 12 vừa qua đang được triển khai. Ngoài ra, bà nhấn mạnh số ca phải nhập viện chỉ bằng 50% so với cách đây một năm và điều này là minh chứng cho thấy hiệu quả của việc tiêm vaccine ngừa COVID-19.

COVID-19 tới 6h sáng 5/1: Phát hiện biến thể mới khác xa Omicron; Mỹ kỷ lục trên 1 triệu ca mới/ngày - Hình 10
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại London, Anh ngày 19/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Nhật Bản sẵn sàng ứng phó với làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 sau đợt nghỉ dài có chiều hướng gia tăng phức tạp, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã chỉ thị tăng cường các biện pháp sẵn sàng ứng phó với làn sóng lây lan COVID-19 mới.

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản ngày 4/1 công bố báo cáo cho biết các địa phương trong cả nước đã ghi nhận 1.151 ca mắc COVID-19 mới, lần đầu vượt mốc 1.000 ca/ngày kể từ ngày 6/10/2021. Trong đó, thủ đô Tokyo ghi nhận 151 ca, trong đó có 8 ca được xác nhận đã nhiễm biến thể Omicron mà không rõ nguồn lây. Tính từ ngày 25 đến ngày 30/12/2021, Nhật Bản đã ghi nhận 150 ca mắc biến thể Omicron, trong đó có ca nghi nhiễm tại cộng đồng.

Trước tình hình trên, trong phát biểu mới nhất ngày 4/1, Thủ tướng Kishida Fumio đã chỉ đạo các bộ ngành, địa phương sẵn sàng ứng phó với làn sóng dịch tiếp theo, nhất là biến thể Omicron. Theo đó, các địa phương cần tăng cường hơn nữa các khâu phòng ngừa, xét nghiệm và điều trị sớm, sẵn sàng chuyển trạng thái khi dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
07:29:22 22/12/2024
Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào PanamaÔng Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama
04:56:46 23/12/2024
Ông Trump 'ra tay' trước khi nhậm chứcÔng Trump 'ra tay' trước khi nhậm chức
07:44:20 22/12/2024
EU tăng cường nhập khẩu dầu NgaEU tăng cường nhập khẩu dầu Nga
05:20:44 23/12/2024
Kế hoạch 'giải cứu' TikTokKế hoạch 'giải cứu' TikTok
07:38:31 23/12/2024
Các thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàngCác thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàng
18:18:01 22/12/2024
Chờ ông Trump giải bài toán tinh gọn NASAChờ ông Trump giải bài toán tinh gọn NASA
09:36:27 23/12/2024
Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27
06:41:57 22/12/2024

Tin đang nóng

Một trường ở TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viênMột trường ở TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viên
19:20:22 23/12/2024
Vĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bidaVĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bida
20:45:15 23/12/2024
Vợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hônVợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hôn
17:32:17 23/12/2024
50 triệu người soi bằng chứng "thái tử phi" Trương Thiên Ái đang bí mật mang thai sau drama tình tay ba chấn động50 triệu người soi bằng chứng "thái tử phi" Trương Thiên Ái đang bí mật mang thai sau drama tình tay ba chấn động
16:27:48 23/12/2024
Thông tin bất ngờ vụ người phụ nữ với gương mặt sưng phù gào khóc trước cửa thẩm mỹ việnThông tin bất ngờ vụ người phụ nữ với gương mặt sưng phù gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện
16:21:43 23/12/2024
Hình ảnh "lạ" xuất hiện bên đường trong đêm khiến nhiều người lạnh sống lưngHình ảnh "lạ" xuất hiện bên đường trong đêm khiến nhiều người lạnh sống lưng
16:25:41 23/12/2024
Hoa hậu Đẹp nhất châu Á 2009 tiết lộ lý do kết hôn ở tuổi 23 và cái kết sau 14 nămHoa hậu Đẹp nhất châu Á 2009 tiết lộ lý do kết hôn ở tuổi 23 và cái kết sau 14 năm
19:02:22 23/12/2024
Đặt cọc gần 200 triệu đồng mua BMW nhưng 8 năm sau mới nhớ ra, người phụ nữ đến mua xe thì cửa hàng phản hồi: "Chị phải bồi thường cho chúng tôi"Đặt cọc gần 200 triệu đồng mua BMW nhưng 8 năm sau mới nhớ ra, người phụ nữ đến mua xe thì cửa hàng phản hồi: "Chị phải bồi thường cho chúng tôi"
19:51:25 23/12/2024

Tin mới nhất

IMF dự đoán thời điểm xung đột Nga - Ukraine chấm dứt

IMF dự đoán thời điểm xung đột Nga - Ukraine chấm dứt

22:12:03 23/12/2024
Kịch bản chính giả định xung đột sẽ kết thúc vào cuối năm 2025, trong khi kịch bản xấu hơn dự đoán cuộc chiến tiếp tục kéo dài đến giữa năm 2026, ảnh hưởng đáng kể đến ổn định kinh tế.
Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ, "bắn rơi máy bay chiến đấu"

Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ, "bắn rơi máy bay chiến đấu"

22:09:06 23/12/2024
Lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố đã tấn công tàu sân bay USS Harry S. Truman và bắn hạ máy bay chiến đấu F/A-18 của Mỹ ở Biển Đỏ cuối tuần qua.
Ông Trump có thể đã đề nghị Tổng thống Ukraine nhượng bộ lãnh thổ

Ông Trump có thể đã đề nghị Tổng thống Ukraine nhượng bộ lãnh thổ

22:05:39 23/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đã đề nghị nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky tính đến lệnh ngừng bắn với Nga.
Ông Putin cảnh báo "đáp trả hủy diệt" vụ tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ông Putin cảnh báo "đáp trả hủy diệt" vụ tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

21:57:18 23/12/2024
Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo rằng người đứng sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào thành phố Kazan (Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga) hôm 21/12 sẽ phải đối mặt với màn đáp trả hủy diệt.
Ông Putin trực tiếp ra lệnh chế tạo tên lửa siêu vượt âm Oreshnik

Ông Putin trực tiếp ra lệnh chế tạo tên lửa siêu vượt âm Oreshnik

21:52:33 23/12/2024
Tổng thống Nga cho biết chính ông đã trực tiếp ra chỉ thị tiến hành sản xuất và thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm Oreshnik.
Ngoại trưởng Jordan gặp lãnh đạo lực lượng đang nắm quyền ở Syria

Ngoại trưởng Jordan gặp lãnh đạo lực lượng đang nắm quyền ở Syria

21:30:00 23/12/2024
Theo Bộ Ngoại giao Jordan, hoạt động này diễn ra tại thủ đô Damascus của Syria. Bộ này cũng đăng tải những hình ảnh cho thấy Ngoại trưởng Safadi và ông Ahmed al-Sharaa bắt tay nhau, song không công bố thêm chi tiết của cuộc...
Malaysia tìm cách xử lý hoạt động buôn bán súng đạn thạch

Malaysia tìm cách xử lý hoạt động buôn bán súng đạn thạch

21:12:24 23/12/2024
Năm 2023 ghi nhận 148 vụ phạm tội liên quan đến loại súng giả này, phần lớn là các vụ cướp. Vấn đề này tiếp tục trầm trọng sang năm 2024, với 36 vụ được ghi nhận từ tháng 1 đến tháng 11.
Bình luận của lãnh đạo NATO khi Tổng thống Ukraine chỉ trích Thủ tướng Đức

Bình luận của lãnh đạo NATO khi Tổng thống Ukraine chỉ trích Thủ tướng Đức

21:10:18 23/12/2024
Mặc dù Berlin là đồng minh quan trọng của Kiev kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát, nhưng Đức vẫn chần chừ chưa cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraine. Điều này khiến Kiev thất vọng.
Cuộc đấu không người thắng

Cuộc đấu không người thắng

20:53:43 23/12/2024
Việc áp đặt thiết quân luật trong thời gian ngắn của Tổng thống Yoon Suk Yeol đã kéo theo những hệ lụy khó lường, cả ở góc độ đối nội và đối ngoại, gây ra cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất trong nhiều thập niên ở Hàn Quốc
Nhìn lại bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2024

Nhìn lại bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2024

20:50:25 23/12/2024
Dù vậy, động lực từ chính quyền mới đã tạo ra một làn sóng lạc quan lớn trong lĩnh vực tiền điện tử, đánh dấu sự dịch chuyển quan trọng trong cách tiếp cận chính sách đối với loại tài sản số này.
Hàn Quốc: Hoàn tất thủ tục tống đạt hồ sơ xét xử luận tội Tổng thống

Hàn Quốc: Hoàn tất thủ tục tống đạt hồ sơ xét xử luận tội Tổng thống

20:48:09 23/12/2024
Trong một diễn biến khác, ngày 23/12, Cơ quan Điều tra quan chức cấp cao về tham nhũng, cơ quan tiến hành điều tra riêng biệt, cho biết giấy triệu tập lần hai gửi Tổng thống đã bị trả lại với lý do không rõ người nhận và từ chối nhận .
Mỹ tìm chỗ đứng tại Syria

Mỹ tìm chỗ đứng tại Syria

20:37:02 23/12/2024
Mỹ đang đặt những viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng quan hệ với nhà cầm quyền mới tại Syria sau sự ra đi của chính quyền Tổng thống bị lật đổ Bashar al-Assad.

Có thể bạn quan tâm

NSƯT Quang Thắng xác nhận có Táo quân 2025, ê-kíp chuẩn bị họp bàn kịch bản

NSƯT Quang Thắng xác nhận có Táo quân 2025, ê-kíp chuẩn bị họp bàn kịch bản

Sao việt

22:15:31 23/12/2024
Táo Kinh tế Quang Thắng xác nhận, đã có thông tin chính chức về Táo quân 2025 . Ê-kíp sẽ có buổi gặp mặt, họp bàn về kịch bản chương trình.
Jang Nara: Ngoại hình trẻ trung, sự nghiệp rực rỡ, hôn nhân viên mãn

Jang Nara: Ngoại hình trẻ trung, sự nghiệp rực rỡ, hôn nhân viên mãn

Sao châu á

22:13:13 23/12/2024
Cô gái thông minh Jang Nara được xem là hình mẫu trong làng giải trí xứ Hàn khi sở hữu sự nghiệp rực rỡ, có cuộc sống hôn nhân viên mãn và đóng góp thầm lặng cho các hoạt động từ thiện.
Tỷ phú Jeff Bezos lên tiếng trước thông tin chi 600 triệu USD cho lễ cưới

Tỷ phú Jeff Bezos lên tiếng trước thông tin chi 600 triệu USD cho lễ cưới

Sao âu mỹ

22:00:39 23/12/2024
Sau 6 năm hẹn hò, tỷ phú Jeff Bezos được cho là làm đám cưới với MC Lauren Sánchez tại Colorado (Mỹ) vào ngày 28/12.
Thanh niên chế tạo pháo trong khu nhà ở xã hội ở Bình Dương

Thanh niên chế tạo pháo trong khu nhà ở xã hội ở Bình Dương

Pháp luật

21:59:45 23/12/2024
Ngày 22/12, Công an TP Bến Cát, tỉnh Bình Dương, đang tạm giữ hình sự Nguyễn Anh Khôi (SN 2004, quê Sóc Trăng) để điều tra hành vi Tàng trữ, chế tạo vật liệu nổ.
Sự thật về anh chàng bán lạp xưởng gây sốt vì ngoại hình giống ca sĩ Soobin

Sự thật về anh chàng bán lạp xưởng gây sốt vì ngoại hình giống ca sĩ Soobin

Netizen

21:54:50 23/12/2024
Sau một đêm, chàng trai bán lạp xưởng ở Hà Nội bất ngờ nổi tiếng vì được nhận xét trông giống ca sĩ Soobin Hoàng Sơn.
Cuộc sống của chàng trai Hà Nội sau 21 năm bị đánh ghen oan bằng bom thư

Cuộc sống của chàng trai Hà Nội sau 21 năm bị đánh ghen oan bằng bom thư

Tin nổi bật

21:50:33 23/12/2024
21 năm từ ngày vụ cuồng ghen bằng bom thư, mất đi đôi mắt và khả năng nghe, cuộc sống của Nguyễn Văn Thơ giờ chỉ còn một mảng tăm tối.
Đầu tuần bận rộn nấu mì trứng cà chua thơm ngon lại giàu dinh dưỡng

Đầu tuần bận rộn nấu mì trứng cà chua thơm ngon lại giàu dinh dưỡng

Ẩm thực

21:39:42 23/12/2024
Đầu tuần bận rộn nấu mì trứng cà chua thơm ngon lại giàu dinh dưỡng. Đây là là món ăn hoàn hảo cho những ngày se lạnh.
Salah hé lộ thông tin chia tay Liverpool

Salah hé lộ thông tin chia tay Liverpool

Sao thể thao

21:20:50 23/12/2024
Ngôi sao Mohamed Salah hé lộ thông tin, có thể anh sẽ không còn người của Liverpool trong tương lai gần. Ngôi sao người Ai Cập khẳng định vẫn sẽ hạnh phúc dù kết thúc sự nghiệp ở đâu sau chiến thắng 6-3 trước Tottenham.
Mỹ Linh tiết lộ lý do không làm xiếc, múa lửa trong 'Chị đẹp đạp gió'

Mỹ Linh tiết lộ lý do không làm xiếc, múa lửa trong 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

21:19:29 23/12/2024
Nhìn lại hơn 4 tháng gắn bó với chương trình, Mỹ Linh cho biết đó là trải nghiệm đẹp đẽ, khó quên, là hành trình chữa lành không chỉ đối với giọng ca Hương Ngọc Lan mà còn với các nữ nghệ sĩ khác.
"Ngựa ô" phim cổ trang Hoa ngữ cuối năm gọi tên "Cửu trọng tử"

"Ngựa ô" phim cổ trang Hoa ngữ cuối năm gọi tên "Cửu trọng tử"

Phim châu á

20:55:33 23/12/2024
Bộ phim Cửu trọng tử đã khép lại với kết thúc viên mãn cho cặp đôi chính. Phim cũng đạt nhiều thành tích lượt xem hơn kỳ vọng.
Loại cây cỏ của Việt Nam được xem là thuốc quý nhưng ít ai biết, tại phương Tây được săn lùng

Loại cây cỏ của Việt Nam được xem là thuốc quý nhưng ít ai biết, tại phương Tây được săn lùng

Sức khỏe

20:46:22 23/12/2024
Loại cây này mọc dại tại nhiều nơi nhưng chưa nhiều người biết tới công dụng thực sự của nó.