Chuyên gia Mỹ khuyên Đài Loan cố cầm cự chờ tiếp viện
Một bản đánh giá của chuyên gia Mỹ khuyên Đài Loan nên cố kéo dài thời gian để chờ Mỹ tiếp viện nếu nổ ra xung đột với Trung Quốc.
Báo cáo của Trung tâm Chiến lược và đánh giá ngân sách, một tổ chức phi chính phủ ở Washington cho rằng Đài Loan nên từ bỏ cách phòng thủ truyền thống để sử dụng chiến thuật du kích và chiến tranh mạng vì chi tiêu quốc phòng của họ bị đại lục lấn át.
Báo cáo cho biết: “Với khoảng cách chi tiêu 14/1 (145 tỷ USD so với 10,8 tỷ USD năm 2013), ngay cả khi Đài Loan tăng ồ ạt ngân sách quốc phòng, cũng không thể đảo ngược những ưu thế mà Trung Quốc thu được trong 2 thập kỷ qua”.
Một tàu hải quân của Trung Quốc. Ảnh minh họa.
Theo đó, trọng tâm của chiến lược phòng thủ của Đài Loan nên chú trọng vào &’kéo dài’ bất kỳ một cuộc xung đột nào với Trung Quốc để chờ quân Mỹ đến tiếp viện. Báo cáo cũng chủ trương rằng Đài Loan nên có cách “tiếp cận phi đối xứng” để chống lại lực lượng mạnh hơn.
Với sự khác biệt trong sức mạnh quân sự, Đài Loan không nên cố kiểm soát các vùng lãnh hải mà nên lựa chọn một khu vực cụ thể để bảo vệ hoặc khởi động một cuộc phản công.
Báo cáo cũng gợi ý Đài Loan có thể xây dựng một hạm đội tàu ngầm mini với vài chục chiếc như Triều Tiên và Iran đang làm. Kế hoạch này sẽ rẻ hơn chi phí cho 8 tàu ngầm diesel lớn mà Đài Loan đang thực hiện.
Ở trên không, Đài Loan có thể áp dụng một kiểu “du kích” phòng không dựa trên hàng trăm tên lửa đất đối không. Chiến thuật này cũng nên được sử dụng để làm chậm bước chân của lực lượng Trung Quốc tiến về hướng Đài Bắc. Bên cạnh đó, tác chiến điện tử chống lại hệ thống mạng của lực lượng Trung Quốc cũng là một sự ngăn chặn hữu hiệu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Richard Fisher, chuyên viên cao cấp của Mỹ cho rằng đánh giá nói trên chỉ cung cấp cho Đài Loan về chiến lược phòng thủ. Trong thực tế, khi phải đối mặt với sức ép ngày càng tăng của quân đội Trung Quốc, Đài Loan không thể từ bỏ khả năng phòng thủ tầm xa với tàu ngầm truyền thống và máy bay chiến đấu hiện đại.
Joseph Bosco, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế có trụ sở tại Washington cũng đồng ý với Fisher là chiến thuật du kích không thay thế được cho phòng thủ tầm xa. Trong khi khuyến nghị Đài Loan cố gắng cầm cự để chợ viện binh Mỹ, chiến thuật này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ với Washington và đảm bảo rằng Mỹ sẽ can thiệp nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan.
Fisher cho rằng Đài Loan nên cân bằng giữa khả năng phòng thủ tầm ngắn và tầm xa, cũng như xem xét đầu tư trong các lựa chọn công nghệ súng điện tử mới của Mỹ.
Theo NTD
Những bức ảnh quân sự đẹp nhất của Nga năm 2014
Tàu Hải quân, tiêm kích phản lực A MiG-29 tham gia lễ kỷ niệm Ngày của Lực lượng Không quân Nga là những bức ảnh quân sự đẹp nhất nước Nga do ITAR-TASS bình chọn.
Đội bay trình diễn mang biệt danh "Chim ưng nước Nga" biểu diễn trong một sự kiện ở Ivanovo, miền trung nước này, năm nay.
Nghi lễ đổi lính gác tại Quảng trường Cathedral của Điện Kremlin, Moscow.
Tiêm kích phản lực A MiG-29 tham gia lễ kỷ niệm Ngày của Lực lượng Không quân Nga hồi tháng 8.
Một binh sĩ tại triển lãm hàng không tại căn cứ không quân Levashovo, Nga.
T-90A, xe tăng chiến đấu chủ lực của quân đội Nga, trình diễn tại Diễn đàn Kỹ thuật Công nghệ ở Moscow.
Tàu khu trục Đô đốc Vinogradov tại buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập Hải quân Nga ở Vladivostok.
Các binh sĩ thủy quân lục chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga trong buổi kiểm tra tinh thần sẵn sàng chiến đấu.
Buổi trình diễn của máy bay Vertoslet trên bầu trời Moscow.
Cảnh diễn tập của tàu Hải quân Nga tại Quân khu miền Đông.
Trực thăng Mi-24 tham gia diễn tập để kiểm tra năng lực chiến đấu của Không quân Nga tại Quân khu miền Trung.
Theo NTD
Chuyên gia Mỹ: Lệnh trừng phạt khó có hiệu quả với Nga Một chuyên gia Mỹ nhận định, Washington lo ngại vì Moscow hồi sinh và cáclệnh trừng phạt khó có hiệu quả với người dân Nga. George Friedman - người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Công ty Dự báo chiến lược STRATFOR nhận định:" Mỹ lo ngại nước Nga đang hồi sinh, điều này nhắc nhớ đến Chiến tranh Lạnh.". Ông cũng...