Chuyên gia Mỹ chỉ rõ 10 lợi ích hàng đầu của việc massage trị liệu dành cho mọi người
Massage trị liệu là phương pháp hữu hiệu để giải tỏa căng thẳng và giảm đau nhức. Không chỉ thế, nó còn mang tới 10 lợi ích tích cực dành cho tất cả mọi người nếu làm thường xuyên.
Trước đây, massage thường được biết đến như một hoạt động xa xỉ dành riêng cho giới thượng lưu. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, massage trị liệu không chỉ để chữa bệnh hay các cơn đau nhức, mà còn là phương pháp hỗ trợ con người lấy lại cân bằng và xả stress sau những ngày làm việc căng thẳng.
Massage giờ đây đã là một biện pháp trị liệu tuyệt vời mà ai cũng nên thử để giải tỏa căng thẳng.
Qua bao nhiêu năm nghiên cứu và phát triển, giờ đây việc massage đã trở thành một trong những biện pháp chữa bệnh ở mọi lứa tuổi. Theo tiến sĩ Diane Fulton – Giáo sư danh dự tại Trường đại học bang Clayton (Mỹ) cùng tác giả của hơn 10 cuốn sách về cơ thể người, những ai thường xuyên massage trị liệu sẽ “hưởng” 10 lợi ích cực tốt cho sức khỏe, cụ thể như sau:
1. Giảm trầm cảm
Đối tượng dễ bị trầm cảm thường là phụ nữ do tâm sinh lý hay phức tạp, nhất là những bà mẹ trước và sau sinh. Lúc này massage trị liệu sẽ giúp chị em giảm chứng trầm cảm sau sinh, cùng việc hỗ trợ tăng tình cảm giữa mẹ và bé. Ngoài ra, nó còn giúp giảm lo lắng và đau đớn khi chuyển dạ, từ đó rút ngắn thời gian chuyển dạ và thời gian nằm viện.
Bên cạnh đó, phụ nữ được massage khi mang thai cũng ít có khả năng sinh non hoặc sinh con có cân nặng thấp. Thế nên phụ nữ hãy thường xuyên massage để tiếp nhận nhiều lợi ích thiết thực nhé.
2. Hỗ trợ sức khỏe cho trẻ sinh non
Nếu không may chị em bị sinh non, đừng lo lắng mà hãy tập massage trị liệu cho trẻ. Việc massage sẽ giúp trẻ tăng cân nặng, điều hòa nhịp tim, tăng hoạt động của tim, phổi và đường tiêu hóa. Thêm vào đó, nó còn hỗ trợ nhu động dạ dày và giúp trẻ dễ dàng vận động hơn.
3. Chống tự kỷ
Việc xoa bóp rất có lợi cho những đối tượng tự kỷ, nhất là với trẻ em. Massage trị liệu có khả năng “đánh bay” tự kỷ bằng cách tăng sự gắn kết tình cảm, cải thiện ngôn ngữ, kỹ năng và hành vi xã hội. Bên cạnh đó, nó còn giúp giảm các vấn đề lo lắng và tăng cường khả năng chịu đựng với những công việc thường ngày.
4. Chữa mất ngủ
Giấc ngủ sẽ ngon và không bị gián đoạn nếu thường xuyên massage trị liệu.
Mất ngủ và rối loạn giấc ngủ cũng có thể bị “đánh bay” nếu thường xuyên massage trị liệu. Theo đó, massage chân bằng cách châm cứu sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người khỏe mạnh, hay cả những bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối. Việc massage cũng giúp bệnh nhân bị ung thư ngủ ngon hơn và giảm nguy cơ mắc trầm cảm.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được mối liên hệ giữa các liệu pháp massage và hệ miễn dịch. Cụ thể, massage thường xuyên bằng tinh dầu sẽ giúp cho cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và thư giãn trí não.
Video đang HOT
Theo một nghiên cứu của Thụy Điển, massage trị liệu rất có lợi cho hệ thống miễn dịch của những bệnh nhân ung thư đại trực tràng đang phải hóa trị. Lúc này, việc xoa bóp sẽ làm tăng số lượng tế bào lympho trong cơ thể, từ đó giảm các triệu chứng đau, căng thẳng và mệt mỏi.
6. Giảm đau cho bệnh nhân ung thư
Một phân tích tổng hợp của 14 nghiên cứu về ung thư đã chứng minh rằng, massage giúp bệnh nhân ung thư giảm đau, giảm buồn nôn, lo âu, trầm cảm, tức giận, căng thẳng và những cơn mệt mỏi.
Không chỉ giảm đau, massage còn giúp tâm trạng bệnh nhân ung thư bớt lo âu hơn để toàn tâm điều trị bệnh.
Trong một nghiên cứu lấy số liệu từ 559 bệnh nhân, xoa bóp toàn thân trước phẫu thuật cho thấy những dấu hiệu tích cực khi cấy ghép tủy xương. Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư vú sẽ ít bị buồn nôn và giảm nguy cơ mắc bệnh lý về thần kinh nếu thường xuyên massage.
7. Giảm đau do viêm xương khớp gối
Theo khảo sát trên 59 người trung niên cho thấy, các bệnh như đau đầu gối, cứng khớp và nhức mỏi người đã giảm đi trông thấy khi xoa bóp bằng dầu thơm. Đặc biệt hơn, những bệnh nhân đau khớp gối sau khi massage bằng dầu gừng không chỉ khỏi bệnh mà còn tăng chức năng của xương khớp gối.
Các chuyên gia khuyên rằng, massage là một biện pháp tự nhiên có khả năng thay thế cho thuốc để giảm chứng viêm xương khớp. Nếu bạn là một người có cơ địa mẫn cảm hay dị ứng thuốc thì hãy chuyển sang xoa bóp xem sao nhé.
8. Chữa đau lưng dưới
Dựa trên kết quả của 8 nghiên cứu khác nhau trên 262 người cho hay, massage trị liệu có thể làm giảm cường độ đau lưng dưới và hỗ trợ tăng khả năng vận động cho bệnh nhân. Ngoài ra nếu xoa bóp lưng thường xuyên, nó còn giúp cho bệnh có nhiều chuyển biến tích cực ít nhất trong 1 năm liền.
9. Đánh bay nhức đầu
Trong một nghiên cứu so sánh về thuốc Amitriptyline, việc massage thường xuyên rất có lợi cho những người bị đau đầu và căng thẳng mãn tính (CTTHs), bằng cách giảm cường độ đau và giảm độ cứng mô. Hơn thế nữa, những người bị CTTHs cũng sẽ giảm tần suất và thời gian đau đầu rõ rệt nếu xoa bóp tại cổ và vai.
10. Giảm căng thẳng
Khi xem xét trên 21 nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện xoa bóp làm tăng sự thư giãn ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, massage còn giúp giảm nhịp tim, giảm huyết áp và căng thẳng do công việc ở người trưởng thành.
Minh Võ
Điều quan trọng hơn bao giờ hết trong cách ly xã hội
Các nhà tâm lý học lo ngại về hậu quả lâu dài của cách ly xã hội đến tâm lý người dân. Một số biện pháp được khuyến khích là duy trì kết nối và giúp đỡ lẫn nhau giữa dịch bệnh.
Đừng đi làm. Đừng gặp gỡ bạn bè. Đừng đến thăm người nhà. Đừng tụ tập cầu nguyện và thậm chí đừng ôm hôn hay bắt tay. Đó là những lời khuyến cáo được nhiều quốc gia đưa ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên khắp thế giới.
Vào lúc này, cần phải chấp nhận sự thật phũ phàng là không thể ở gần người thân. Khoảng cách 2 m chưa bao giờ mang lại cảm giác xa cách đến như vậy.
Các nhà tâm lý học đang lo ngại về hậu quả lâu dài của việc cách ly xã hội. Nhiều nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng việc ở một mình có liên quan đến tình trạng huyết áp cao, hệ miễn dịch suy yếu và một loạt vấn đề sức khỏe khác, theo Washington Post.
Tuy nhiên, số liệu cũng chỉ ra một vài điều tích cực: Sự kết nối giữa người với người - chỉ đơn giản như nhận sự giúp đỡ từ một người lạ mặt hay nhìn vào bức ảnh người mình yêu thương - cũng có thể xoa dịu nỗi đau và giảm thiểu các triệu chứng căng thẳng.
Đường phố ở Rome, Italy, vắng người qua lại vì dịch bệnh. Ảnh: AFP.
Sức mạnh của kết nối giữa người với người
Những người cảm thấy được hỗ trợ từ mọi người xung quanh có tuổi thọ cao hơn. Một thí nghiệm đã chỉ ra rằng những người có nhiều mối quan hệ xã hội hơn thường ít có khả năng bị cảm lạnh hơn.
Đối với những ai đang phải cách ly xã hội trong nỗi cô đơn và sợ hãi vì phải xa gia đình, bạn bè, một cuộc gọi hay một ai đó chịu lắng nghe có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch ở cấp độ phân tử. Cho dù bạn là người nhận hay người cho, lòng tốt đều có thể giúp bạn duy trì sức khỏe.
Julianne Holt-Lunstad, giáo sư tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học Brigham Young, cho rằng "việc nhận được sự hỗ trợ từ người khác có khả năng giúp tất cả chúng ta vượt qua giai đoạn này".
Do không có vắc-xin hay thuốc tránh lây lan chống Covid-19, cách ly xã hội là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn đại dịch này. Giảm thiểu tương tác giữa người bệnh và người khỏe mạnh giúp làm chậm sự lây lan và hệ thống y tế không bị quá tải.
Tuy nhiên, khoảng thời gian dài tự cách ly xã hội không phải là dễ dàng đối với mọi người.
Naomi Eisenberger, nhà thần kinh học tại Đại học California ở Los Angeles, Mỹ, cho biết con người là loài động vật có tổ chức xã hội. Bộ não và cơ thể chúng ta được phát triển dựa vào sự liên kết giữa người với người. Sống giữa gia đình và bạn bè, chúng ta cảm thấy an toàn trước kẻ săn mồi và an tâm rằng mình sẽ được chăm sóc khi bị tổn thương.
Một giáo sư đang giảng bài trực tuyến tại Đại học Catania ở Italy hôm 12/3. Ảnh: Getty.
Nhưng khi chúng ta ở một mình, cơ thể bắt đầu phản ứng vì cảm thấy bất an. Hệ thống thần kinh sản xuất ra norepinephrine, loại hoóc môn liên quan đến phản ứng "chiến đấu hay chạy trốn".
Phản ứng này phù hợp với môi trường sống của tổ tiên con người để bảo vệ họ trước mối nguy hiểm từ thiên nhiên. Tuy nhiên, con người hiện đại phải đối mặt với những mối đe dọa trừu tượng hơn mà chúng ta không thể dễ dàng chiến đấu hoặc chạy trốn.
Nỗi cô đơn khiến con người rơi vào trạng thái bất ổn và không khỏe mạnh: huyết áp tăng cao, lượng đường trong máu cao. Nếu trạng thái này duy trì trong thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh mạn tính như tiểu đường, xơ vữa động mạch và bệnh tim.
Kết nối giúp làm giảm căng thẳng
Tuy nhiên, sự tương tác có thể khiến chúng ta khỏe mạnh hơn. Một trong những tác dụng quan trọng nhất của lòng tốt là giảm bớt phản ứng của chúng ta trước căng thẳng.
Trong một thí nghiệm được thực hiện tại Đại học Utah, hàng chục sinh viên được đưa vào một căn phòng trống, ngồi trên ghế và bị buộc tội họ đã ăn cắp đồ. Họ có 3 phút để đưa ra câu trả lời của mình.
Nhịp tim của những sinh viên này bắt đầu tăng lên, trong khi huyết áp tăng vọt. Hoóc môn căng thẳng có đầy trong mạch máu. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, trước khi rời khỏi phòng, họ được nhà nghiên cứu thông báo: "Nếu bạn cần tôi giải đáp thắc mắc gì đó, đừng ngại hỏi. Tôi đánh giá cao việc bạn tham gia vào thí nghiệm này và tôi muốn được giúp đỡ bạn nếu bạn cần bất kỳ sự giúp đỡ nào".
Đối với những trường hợp này, nhịp tim của họ không đập quá nhanh và phản ứng trước căng thẳng ít nghiêm trọng hơn.
Dòng chữ tiếng Pháp có nghĩa "tôi yêu bạn từ xa" được dán trên kính cửa sổ ở Rennes, Pháp, hôm 24/3. Ảnh: AFP.
"Những số liệu này cho thấy nếu có cơ hội nhận được sự hỗ trợ, con người có thể giảm thiểu phản ứng với căng thẳng", nhóm nghiên cứu viết.
Một nghiên cứu khác cho thấy việc ngắm nhìn hình ảnh người thân yêu có thể làm xoa dịu cảm giác đau đớn. Chỉ cần suy nghĩ về người có thể hỗ trợ, ủng hộ mình, phần vỏ não trước trán sẽ được kích hoạt và giúp vượt qua nỗi sợ.
Khi những người có nhiều mối quan hệ xã hội làm bài toán, huyết áp của họ thấp hơn và cơ thể cũng tiết ra ít chất liên quan đến tình trạng căng thẳng hơn.
Các nhà khoa học gọi đây là "hiệu ứng đệm". Cảm giác an toàn mà mọi người có được từ bạn bè và gia đình của họ cho phép họ đối mặt với tình huống căng thẳng bằng trạng thái "tâm sinh lý bình tĩnh hơn". Điều này có thể giúp hệ thống miễn dịch được củng cố.
Cách ly nhưng không cô đơn
Giới nghiên cứu đều bày tỏ quan ngại về tác hại của cách ly xã hội trong thời gian dài đối với người dân, đặc biệt là tác động lên sức khỏe tâm thần của những người có ít mối quan hệ xã hội.
Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào những người đang ở trong những mối quan hệ không lành mạnh có thể hạnh phúc được khi họ bị buộc phải ở nhà? Và liệu khi dịch bệnh qua đi, việc né tránh người lạ có trở thành thói quen và gây tác hại về lâu dài hay không?
Một người phụ nữ gọi video tại nhà ở Turin, Italy, hôm 15/3. Ảnh: Getty.
"Chúng ta đang sống trong thời kỳ rất khác biệt và đáng lo ngại, không chỉ ở cấp độ y sinh mà còn ở cấp độ tâm lý xã hội", nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Utah cho biết.
Giáo sư Holt-Lunstad cho rằng điều này khiến mọi người dành nhiều tâm sức hơn cho việc duy trì các mối quan hệ. Gọi điện, nhắn tin hay gọi video, vẫy chào hàng xóm hay thậm chí hát từ ban công là những biện pháp đang được người dân áp dụng để duy trì các liên kết xã hội.
Các nhà nghiên cứu cho rằng làm việc tử tế cũng là điều cần thiết. Các hoạt động như từ thiện có thể giúp giảm triệu chứng căng thẳng. Giới chuyên gia nhấn mạnh rằng cách ly xã hội trong thời điểm này cũng được coi là sự hy sinh thể hiện lòng vị tha cho những người thân yêu.
Hương Ly
Người mẹ "đặc biệt" của trẻ sơ sinh trong dịch Covid-19 Chỉ còn 25 cán bộ y tế chăm sóc cho 22 cháu bé sơ sinh, các y, bác sĩ tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai trong những ngày cách ly tại bệnh viện đã trở thành những bà mẹ đặc biệt của nhiều trẻ sinh non. Một điều dưỡng thực hiện phương pháp Kangaroo da liền da cho trẻ sơ sinh. TS,...