Chuyên gia Mỹ: ‘Biden có thể dung hòa chính sách Biển Đông của Trump và Obama’
Biden có thể dung hòa chính sách không cương quyết nhưng nhất quán của Obama với sự cứng rắn gần đây của Trump về vấn đề Biển Đông, theo chuyên gia Mỹ Poling.
“Tôi không cho rằng chúng ta sẽ thấy nhiều thay đổi trong chính sách của Mỹ về Biển Đông sau khi Biden nhậm chức”, Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ( CSIS) ở Mỹ, nói tại hội thảo khoa học quốc tế Biển Đông do Việt Nam tổ chức ngày 16-17/11.
Joe Biden tại California hồi tháng 8. Ảnh: Reuters .
Joe Biden là cựu phó tổng thống dưới thời Obama, vì vậy các chính sách Biển Đông của chính quyền Obama có thể là chỉ dẫn cho phương hướng sắp tới của Biden.
Poling cho rằng chính quyền Obama đã xử lý tệ trong vụ đối đầu Trung Quốc – Philippines tại Bãi cạn Scarborough năm 2012 và đã không làm đủ khi Trung Quốc bắt đầu bồi đắp, cải tạo ồ ạt một số thực thể ở Biển Đông thành đảo nhân tạo từ năm 2014. Tuy nhiên, chính quyền Obama đã thực hiện nhiều nỗ lực gây sức ép quốc tế với Trung Quốc và đã ủng hộ vụ kiện của Philippines về yêu sách “đường lưỡi bò” Trung Quốc đơn phương đặt ra.
“Về vấn đề Biển Đông, chính quyền Obama không làm tốt như một số người nghĩ và cũng không tệ như nhiều người đánh giá”, Poling nói. “Chính quyền Obama đã do dự chấp nhận rủi ro, nhưng đồng thời, cả thế giới đều chậm chạp trong việc nhận ra Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận rủi ro đến mức nào”.
Theo ông, chính quyền Trump đã không có động thái nổi bật về Biển Đông trong ba năm qua nhưng đã hành động dồn dập trong 9 tháng gần đây. Hồi tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra tuyên bố bác bỏ thẳng thừng yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông. Một tháng sau, Bộ Thương mại Mỹ đưa 24 doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc vào danh sách đen, hạn chế khả năng tiếp cận linh kiện Mỹ do họ đã hỗ trợ Bắc Kinh xây đảo nhân tạo. Các quan chức Mỹ cũng tăng cường nêu vấn đề Biển Đông tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Video đang HOT
Poling đánh giá mặc dù phần lớn cách tiếp cận cứng rắn của chính quyền Trump được thực hiện trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ, chúng được xây dựng bởi các chuyên gia chính sách trong bộ máy chính quyền đã thúc đẩy những nỗ lực như vậy trong nhiều năm.
Dù vậy, chuyên gia cho rằng nên có cách tiếp cận mới về Biển Đông. “Nếu có thể kết hợp giữa những nỗ lực không quá mạnh mẽ nhưng xuyên suốt của chính quyền Obama với thái độ sẵn sàng chọc giận Trung Quốc của chính quyền Trump, chúng ta có thể có một chính sách Biển Đông thành công”, ông nói.
“Chính quyền Biden có thể thực sự làm được điều đó, do toàn bộ phe Dân chủ ở Washington hiện giờ mang quan điểm ‘diều hầu’. Hơn nữa, rõ ràng là đội ngũ của Biden đang dành nhiều thời gian suy tính về vấn đề Biển Đông hơn đội ngũ của Trump đã làm trong ngày đầu nhậm chức”, Poling nhận xét.
Trong chiến dịch tranh cử, Trump nhiều lần lập luận rằng Biden sẽ có chính sách yếu đuối với Trung Quốc. Thực tế, từ một người ủng hộ thúc đẩy quan hệ với Bắc Kinh, quan điểm của Biden đối với Trung Quốc trở nên cứng rắn hơn trong thập kỷ qua. Trong cuộc tranh luận tại vòng bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ hồi tháng hai, Biden từng tuyên bố muốn Trung Quốc hiểu rõ rằng “họ phải chơi theo luật” trên Biển Đông.
Hồi năm 2016, trong một chuyến thăm Australia, Biden từng cam kết rằng Mỹ sẽ “đảm bảo các tuyến đường biển và bầu trời an toàn và rộng mở”. “Tôi đảm bảo với bạn rằng Mỹ sẽ không đi đâu cả. Mỹ sẽ luôn có mặt ở Thái Bình Dương”, ông nói.
Trong tham luận tại hội thảo Biển Đông, Bilahari Kausikan, cựu bí thư thường trực Bộ Ngoại giao Singapore Bilahari Kausikan đánh giá “rõ ràng chính quyền Obama đã miễn cưỡng trong việc có hành động cứng rắn hay đáp trả các hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là trong nhiệm kỳ hai”. “Sự miễn cưỡng này đã dung túng cho hành vi ngày càng hung hăng của Trung Quốc”, ông nói.
Kausikan nhận xét chính quyền Trump đã quyết liệt phản bác yêu sách của Trung Quốc hơn nhiều. “Biden ít khả năng đảo ngược hoàn toàn phương hướng này, nhưng vẫn còn quá sớm để xác định chính quyền Biden sẽ hành động như thế nào ở Biển Đông”, chuyên gia nhận xét.
“Biden là phó tổng thống dưới thời Obama và ông ấy không thể trốn tránh trách nhiệm về những gì đã xảy ra dưới thời Obama. Mọi động thái của Biden sẽ được đối tác cũng như đối thủ xem xét kỹ lưỡng để xem liệu có bất kỳ dấu hiệu yếu ớt nào hay không”, ông nói.
Euan Graham, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Singapore,
đề cập đến việc trong thời gian gần đây, các nước thuộc nhóm Bộ Tứ (Ấn Độ, Mỹ, Australia, Nhật Bản) đã có các hoạt động chung như tập trận trên biển để gửi đi thông điệp về Biển Đông. Ông cho rằng nên chờ xem chính quyền Biden có tiếp tục thúc đẩy các hoạt động với các nước Bộ Tứ hay không.
“Làm việc với các đồng minh và đối tác là cách bền vững và lâu dài duy nhất để Mỹ duy trì lập trường ở Biển Đông”, Graham nói.
Ông Obama: Kết quả bầu cử cho thấy nước Mỹ đang chia rẽ sâu sắc
Theo cựu Tổng thống Barack Obama, kết quả bầu cử, trong đó mỗi ứng viên tổng thống nhận được hơn 70 triệu phiếu bầu cho thấy, nước Mỹ vẫn bị chia rẽ sâu sắc.
"Những gì có thể rút ra là chúng ta vẫn còn chia rẽ sâu sắc. Sức mạnh của thế giới quan đối lập được thể hiện trên các phương tiện truyền thông và được cử tri tiếp nhận mang sức nặng lớn", cựu Tổng thống Obama nói trong cuộc phỏng vấn với CBS Sunday Morning.
Khi được hỏi liệu điều này có làm ông lo lắng hay không, cựu tổng thống trả lời: "Có. Thật khó để nền dân chủ của chúng ta vận hành nếu chúng ta chỉ hoạt động dựa trên những sự thật hoàn toàn khác nhau".
Cựu Tổng thống Barack Obama. Ảnh: Getty
Ông Obama gần đây đã thực hiện một loạt cuộc phỏng vấn trước khi phát hành cuốn hồi ký "A Promised Land" (tạm dịch: Miền đất hứa) vào ngày 17/11. Cuốn sách kể lại từ thời thơ ấu đến khi tham gia chính trường của Tổng thống thứ 44 của Mỹ, trước khi tham gia chiến dịch tranh cử lịch sử năm 2008 và 4 năm đầu tiên ở Nhà Trắng.
Cựu Tổng thống Obama cũng lên tiếng giải thích về việc tích cực tham gia vận động tranh cử cho ông Joe Biden, trong đó, nhiều lần ông đã chỉ trích người kế nhiệm, một điều mà trước đây ông ít khi làm.
"Tôi không thích tham gia vận động tranh cử. Tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở trong một hoàn cảnh mà những chuẩn mực và giá trị nhất định của thể chế, vốn rất quan trọng, đã bị phá vỡ. Điều đó rất quan trọng đối với tôi, với tư cách là một người từng phục vụ trong chính quyền, đơn giản chỉ cần cho mọi người biết rằng, điều này không bình thường", ông Obama nói.
Tổng thống Trump đến nay vẫn từ chối chấp nhận thua cuộc, liên tục đưa ra những tuyên bố không có cơ sở rằng có gian lận trong cuộc bầu cử và tiếp tục thúc đẩy những hành động pháp lý. Quá trình chuyển giao quyền lực giữa chính quyền ông Trump và chính quyền Biden - Harris sắp tới có khả năng sẽ bị trì hoãn cho đến khi kết quả bầu cử được Cơ quan Dịch vụ Công (GSA) xác nhận.
Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình "60 Minutes" của CBS tối 15/11 (giờ Mỹ), ông Obama đã chỉ trích các quan chức đảng Cộng hòa vì ủng hộ cáo buộc gian lận bầu cử của ông Trump, cho rằng chúng gây nguy hiểm cho nền dân chủ.
"Chúng ta sẽ không bao giờ chấp nhận việc con cái của chúng ta cư xử theo cách đó nếu chúng thua cuộc, đúng không? Ý tôi là, nếu các con gái của tôi, trong bất kỳ cuộc cạnh tranh nào, cáo buộc bên kia gian lận khi chúng thua cuộc dù không có bằng chứng về điều đó, tôi sẽ mắng chúng", ông Obama nói.
Theo ông Obama, các tổng thống chỉ là "những người tạm thời nắm giữ chính quyền".
"Và khi hết nhiệm kỳ, nhiệm vụ của bạn là đặt đất nước lên hàng đầu và nghĩ xa hơn cái tôi của mình, lợi ích của bản thân và cả những thất vọng của bản thân. Lời khuyên của tôi dành cho Tổng thống Trump là, ở giai đoạn cuối này, nếu ông muốn được ghi nhớ như một người đặt đất nước lên hàng đầu thì đã đến lúc ông làm điều như vậy", cựu Tổng thống Obama nói.
Khi được hỏi ông sẽ đưa ra lời khuyên gì cho ông Biden, Obama nói rằng: Ông Biden không cần lời khuyên của ông nhưng cam kết sẽ giúp Biden bằng "mọi cách có thể".
"Tôi không định có một công việc bất ngờ trong Nhà Trắng hay thứ gì đại loại thế. Michelle sẽ rời bỏ tôi", ông Obama nói đùa khi nhắc đến cựu đệ nhất phu nhân.
Mặc dù Tổng thống Trump thường xuyên chỉ trích ông Obama, nhưng cựu Tổng thống cho biết, ông không bận tâm điều đó.
"Có nhiều điều ông ấy nói mà tôi không quan tâm, dù tôi nghĩ chúng có thể gây hại và mang tính tiêu cực", ông Obama nói./.
Biden tung 'vũ khí tranh cử' mạnh nhất Cựu tổng thống Obama được xem "vũ khí" mạnh nhất trong kho đạn dược tranh cử của Biden và Pennsylvania là bang mà ông chọn để triển khai. Cựu tổng thống Barack Obama đã chỉ trích người kế nhiệm Donald Trump trong lần đầu xuất hiện trực tiếp tại chiến dịch vận động tranh cử của ứng viên Dân chủ Joe Biden. Phát...