Chuyên gia mách 9 loại thức uống tăng cường miễn dịch ngừa Covid-19
Lương y Nguyễn Minh Phúc nguyên Chủ tịch Hội đông y TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã chỉ ra 9 loại thức uống giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ phòng ngừa Covid-19.
3 trong 9 loại thức uống giúp tăng cường miễn dịch phòng, chống Covid-19. Ảnh minh họa
Theo lương y Nguyễn Minh Phúc, nguyên Chủ tịch Hội đông y TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, chứng bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp biểu hiện sốt ho, ho khan, ho cơn thở mệt … đây cũng là một trong những triệu chứng điển hình bệnh chứng Phong ôn Xuân ôn trong Ôn dịch Đông y.
Nguyên nhân phần nhiều vì ngoại tà ôn dịch lây nhiễm, vì nội thương phế âm hư người gầy yếu vốn đang mắc các bệnh mạn tính, dinh dưỡng kém. Theo Đông y, ôn dịch lây nhiễm qua đường hô hấp biểu hiện triệu chứng chính sốt ho, ho khan ho cơn mệt mỏi… “.
Thực tế cho thấy, chứng ôn dịch tương đồng với bệnh Covid -19, đều có triệu chứng như: sốt ho, khó thở, ớn lạnh, mệt nhức mỏi… Đông y còn cho rằng bệnh tật phát sinh từ sự thiếu cân bằng”âm dương” nếu trong cơ thể nội nhiệt “ nóng” dễ gây tích nhiệt gây viêm sưng nặng hơn, bên cạnh dùng thuốc nên phối hợp nước uống bổ mát “hết nóng” là giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn virus (trong đó có virus corona, nguyên nhân gây dịch bệnh Covid-19).
Dưới đây là một số thức uống dược thiện bổ mát giàu vitamin dưỡng chất dễ sử dụng tăng cường kháng thể giúp chữa trị chứng viêm nhiễm đường hô hấp:
Nước mía: vị ngọt mát. Tác dụng: đại bổ tỳ âm, hòa vị, dưỡng âm huyết, mát phế, tiêu đàm, giáng hỏa, tiêu phiền, dễ ngủ…. dùng rất tốt với chứng ôn dịch nóng sốt mất nước, ho khan đau họng, khàn tiếng, phiền nhiệt, bứt rứt khó ngủ, miệng khô khát, táo kết… Bằng cách ép nước mía vắt ít chanh uống, hoặc chẻ mía ăn.
Lưu ý: nước mía dễ bị lên men không nên để lâu qua đêm, và người đường huyết đang cao dùng ít.
Nước rau má: vị đắng tính hàn. Tác dụng: dưỡng âm, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu… dùng rất tốt chứng ôn bệnh sốt ho viêm họng, ho khan ho đàm, miệng khô khát, tiểu buốt gắt, tiểu ra máu, người có bệnh tâm phế mãn, tiểu đường, huyết áp cao… Bằng cách rau má rữa sạch cho ít nước xay sinh tố uống, hoặc nấu canh ăn.
Kiêng kỵ: chứng tỳ vị hư hàn đang lạnh bụng tiêu lõng, phế hàn ho đàm loãng, chóng mặt tụt huyết áp.
Video đang HOT
Nước dưa hấu: vị ngọt tính mát không độc. Tác dụng: thanh nhiệt, trừ phiền, giải nắng nóng, lợi tiểu, sinh tân dịch, bớt khát… dùng rất tốt chứng ôn dịch sốt ho miệng khô khát, mệt mỏi, tiểu gắt, tiểu buốt, và người đang bị tiểu đường, huyết áp cao, viêm gan mật, ăn ngủ kém đều hay. Bằng các ép nước uống.
Kiêng kỵ: chứng tỳ vị hư hàn, đang đầy bụng tiêu chảy, phế hàn hay sợ lạnh ho đàm loãng.
Nước Sơ ri: vị chua ngọt mát không độc. Tác dụng: thanh nhiệt nhuận tràng giải nhiệt độc, tiêu đờm… dùng rất tốt chứng ôn bệnh nóng sốt viêm họng ho khàn tiếng, mệt mỏi, chức năng gan, hệ miễn dịch yếu… Bằng cách quả Sơ ri chín ép nước uống hoặc ăn chín ngày 50-100g hoặc hơn.
Kiêng kỵ: chứng phế hàn ho đờm loãng, tỳ vị yếu đang bị tiêu chảy mêt mỏi.
Nước dừa: vị ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng; lợi ngũ tạng, giải nhiệt, sinh tân, giáng hỏa, chỉ huyết, giải độc, nước dừa tươi giàu dưỡng chất bổ sung nước điện giải, dùng rất tốt chứng nóng sốt mất nước khô khát mệt mỏi “tà phần Vệ Khí” . người đang có bệnh tiểu đường huyết áp.
Kiêng kỵ: Chứng ôn bệnh giai đoạn hết sốt ” tà khí phần Doanh Huyết, sợ lạnh nhiều, vị tràng yếu, đang bị tiêu chảy.
Nước Cam: hoặc Quýt, Bưởi tươi đều là trái cây có vị chua tính mát… Tác dụng thanh nhiệt, giảm sốt chống viêm… rất giàu vitamin C, vitamin nhóm B giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng dùng rất tốt chứng cảm sốt ôn bệnh sốt cao, ho đau họng, nhức mỏi, xuất huyết, chảy máu cam mạch phù sác “tà phần vệ, phần khí”, chứng nội nhiệt nóng bứt rứt, khó ngủ, người đang có bệnh huyết áp, tim mạch, xuất huyết….
Kiêng kỵ: với người viêm loét đường tiêu hóa, đang bụng đói, chứng sốt cao đột ngột “thoát dương” tay chân giá lạnh mồ hôi đầm đìa, đây là chứng cần ôn bổ hồi dương không nên thanh nhiệt.
Nước đậu xanh: có vị ngọt, tính mát. Tác dụng: bổ tỳ, thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, tiêu phù, hạ khí, lợi ngũ tạng… dùng rất tốt với chứng ôn bệnh nóng sốt ho khan mệt mỏi, người bị tiểu đường, nội nhiệt nóng bứt rứt… Bằng các đậu xanh nguyên vỏ nấu lấy nước uống hoặc nấu cháo ăn.
Kiêng ky: chứng tỳ vị hàn trệ bụng đang bị đầy khó tiêu.
Nước đậu đen: vị ngọt mát không độc. Tác dụng: lợi thủy, hạ khí mát tỳ vị, định tâm dễ ngủ, trừ gió độc, lợi tiểu tiện, giảm sưng phù… dùng rất tốt với chứng ôn bệnh sốt ho nhức mỏi miệng khô khát, âm huyết hư đêm nóng bứt rứt khó ngủ… Bằng cách hầm đậu đen lấy nước thêm ít đường uống…
Kiêng kỵ: han chế với người tỳ vị hư hàn, tích trệ, bụng đầy chậm tiêu.
Nước táo: nói chung các loại táo tươi đều có vi ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng: bổ tỳ vị, lợi ngũ tạng, dưỡng tâm phế, sinh tân dịch, bớt mệt mỏi, tăng hệ miễn dịch… dùng rất tốt tỳ vị hư ăn ngủ kém, ho khan, ho đàm, người có bệnh tâm phế mãn, huyết áp, tiểu đường… Bằng cách dùng táo tươi ép nước uống .
Kiêng kỵ: đang bị đầy khó tiêu, ói nôn, răng đang không nên ăn táo.
Cũng theo lương y Nguyễn Minh Phúc khi sốt lâu khí huyết đều hư nếu tay chân tay, người lạnh nên dùng nước đậu xanh, đậu đen, nước mía, nước táo nên cho thêm ít gừng gia vị ấm, loại bổ mát quá như nước Cam, Sơ ri, Nước dừa nên kiêng hoặc Rau má luộc nấu canh ăn.
Ngô Huệ
Mùa xuân, ăn gì để cơ thể tươi trẻ?
Dưỡng sinh kéo dài tuổi thọ có những nguyên tắc riêng theo mùa, về mùa xuân nên dùng thực phẩm như tỏi, gừng, hành, hạt tiêu, quế, hồi, hạt dẻ, củ mài, tôm,....
Phép dưỡng sinh nói chung và dưỡng sinh ẩm thực nói riêng là một trong những di sản quý giá của y học cổ truyền phương Đông. Dưỡng sinh ẩm thực còn gọi là "bảo sinh ẩm thực", "nhiếp sinh ẩm thực", "đạo sinh ẩm thực"...chính là những hoạt động tích cực của con người trong việc ăn uống nhằm thích nghi ngày càng tốt hơn với môi trường tự nhiên và xã hội để gìn giữ, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Một trong những nguyên tắc chung hết sức quan trọng của phép dưỡng sinh ẩm thực phương Đông là phải "thuận theo tự nhiên" mà tự nhiên lại có bốn mùa cho nên trong mỗi mùa lại có những nguyên tắc riêng mà con người phải tuân thủ nghiêm ngặt nếu như muốn thu được hiệu quả thực sự. Vậy, khi mùa xuân đến, phép dưỡng sinh ẩm thực cần chú ý những gì?
Thứ nhất, nên trọng dụng những đồ ăn thức uống có tính ôn ấm và bồi bổ dương khí. Mùa xuân, vạn vật phục hồi, dương khí thịnh, khí dương trong nhân thể cũng tăng lên, lúc này rất cần phải dưỡng dương. Khí dương chính là động lực và năng lượng của sự sống. Theo đó, về mùa xuân nên dùng nhiều các thực phẩm như tỏi, gừng, hành, hẹ, hạt tiêu, quế, hồi, hạt dẻ, củ mài, thịt chó, thịt dê, thịt chim sẻ, tôm... và những đồ ăn thức uống có tính cay ấm để sinh phát dương khí.
Thứ hai, nên ăn nhiều đồ ngọt, ăn ít chất chua. Y học cổ truyền cho rằng, tỳ vị là gốc của hậu thiên, là nguồn sinh hoá khí huyết của cơ thể. Tỳ vị vượng thịnh thì cơ thể khỏe mạnh và sống lâu. Nhưng vào mùa xuân can khí làm chủ, can thuộc mộc, tỳ thuộc thổ. Theo học thuyết Ngũ hành, mộc khắc thổ cho nên mùa xuân can khí vượng thịnh dễ làm hại tỳ vị, ảnh hưởng không tốt đến chức năng tiêu hoá và hấp thu của cơ thể. Dinh dưỡng học phương Đông cho rằng, năm vị quy vào năm tạng: vị chua vào can, vị ngọt vào tỳ, vị cay vào phế, vị đắng vào tâm, vị mặn vào thận.
Canh Ngân nhĩ
Đồ ăn thức uống có vị ngọt có thể bổ ích cho tỳ khí, vậy nên vào mùa xuân ăn nhiều đồ ngọt để tăng cường công năng của tỳ thổ và ăn ít chất chua để giảm bớt sự vượng thịnh của can mộc. Những thức ăn giàu đạm và đường cần được trọng dụng như thịt nạc, trứng gia cầm, sữa, mật ong, rau quả tươi, các loại mứt... Ngoài ra, về mùa xuân còn phải chú ý kiêng dùng những đồ ăn thức uống sống lạnh để tránh làm tổn thương tỳ vị.
Thứ ba, ăn uống nên thanh đạm và đa dạng. Thức ăn béo ngậy thường khó tiêu, khó hấp thu và dễ gây cảm giác ngấy chán khiến người ta cảm thấy mệt mỏi, đầy bụng, chậm tiêu. Bởi vậy, về mùa xuân ăn uống cần phải thanh đạm, hạn chế ăn những đồ béo ngậy, nhiều mỡ động vật, các món ăn chiên xào, quay rán... Đồng thời phải đa dạng hóa các đồ ăn thức uống, biết phối hợp các món ăn với nhau sao cho hợp lí và khoa học, kết hợp hài hòa giữa các thức ăn thô và tinh, khô và loãng, mặn và chay, thịt cá và rau quả... như vậy mới giúp cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, tinh lực ngày xuân trở nên dồi dào.
Nên ăn nhiều rau quả tươi
Thứ tư, nên ăn nhiều rau quả tươi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau một mùa đông lạnh giá cơ thể thường lâm vào tình trạng thiếu vitamin, chất khoáng, các nguyên tố vi lượng và tân dịch. Đó là nguyên nhân gây nên các chứng bệnh như viêm niêm mạc miệng, viêm mép, viêm lưỡi, quáng gà, viêm da, ho khan, viêm họng, khô miệng... Bởi vậy, việc trọng dụng các loại rau quả tươi vốn chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng trong chế độ ăn là hết sức cần thiết, trong đó đặc biệt chú ý dùng các loại rau, quả như cam quýt, dưa hấu, táo, chuối tiêu, rau hẹ, rau chân vịt, măng, cà rốt, củ đậu, củ mài, hạt dẻ, mã thầy, ngó sen, giá đỗ, cà chua, sắn dây, các loại nấm...
Thứ năm, nên ăn những loại thực phẩm có công dụng giải nhiệt bên trong. Trong y học cổ truyền, nhiệt bên trong được gọi là nội nhiệt hay uất nhiệt. Theo quan niệm của Đông y, vào mùa đông để chống chọi với giá rét người ta thường mặc nhiều quần áo, ăn uống nhiều đồ cay nóng, thậm chí dùng rượu thái quá nên cơ thể tích nhiều nhiệt bên trong, đến mùa xuân dưới tác động của phong khí bên ngoài, thứ nhiệt này có xu hướng phát tán ra bên ngoài mà sinh ra các chứng váng đầu, tức ngực, phiền muộn, tứ chi nặng nề... Bởi thế, phép dưỡng sinh ẩm thực mùa xuân khuyên nên trọng dụng những đồ ăn thức uống có công dụng thanh trừ nội nhiệt, bổ âm để dưỡng dương như các loại dưa, củ mài, đậu đen, nước mía, nước rau má, rau diếp cá, ngó sen, rau kim châm, ngân nhĩ, hạt sen, trà hoa cúc, trà kỷ tử, ba ba, cá chạch, lươn...
Nguyên tắc dưỡng sinh ẩm thực mùa xuân chủ yếu gồm 5 điểm nêu trên, tuy nhiên trong quá trình vận dụng cũng phải tuân thủ nguyên tắc "Tam nhân chế nghi", nghĩa là phải tùy người mà dùng, tùy nơi mà dùng và tùy lúc mà dùng. Ví như, người có bệnh đái tháo đường thì cho dù là mùa xuân cũng không nên ăn nhiều đồ ngọt, người bị tăng huyết áp không nên ăn nhiều đồ mặn, người có thể chất dương thịnh thì không nên dùng nhiều đồ cay nóng và tráng dương, người âm thịnh thì không nên dùng nhiều đồ mát lạnh và dưỡng âm, tiết trời trở lạnh thì không nên dùng nhiều đồ mát lạnh...
ThS. Hoàng Khánh Toàn
Theo SK&ĐS
Những bài thuốc quý trị chứng viêm đường hô hấp cấp Chứng lây nhiễm qua đường hô hấp biểu hiện sốt ho, ho khan, ho đờm thở mệt... là bệnh chứng điển hình của virus Covid-19. Đặc điểm chung bệnh dễ lây lan, diễn tiến nhanh, thiên về nhiệt, dễ hóa táo tổn thương chân âm, tổn thương tân dịch. Ảnh minh họa Theo Đông y "Nguyên nhân bệnh chủ yếu là do ngoại...