Chuyên gia Liên hợp quốc lo ‘tội ác chống lại nhân loại’ ở Myanmar
Quân đội Myanmar có thể đang phạm phải “tội ác chống lại nhân loại”, theo chuyên gia hàng đầu của Liên hợp quốc hôm 11/3.
Chuyên gia hàng đầu của Liên hợp quốc về vấn đề nhân quyền, Thomas Andrews cho rằng Myanmar hiện đang được kiểm soát bởi một chế độ bất hợp pháp và bạo lực.
“Ngày càng có bằng chứng rằng quân đội Myanmar, với sự lãnh đạo cấp cao, đang có khả năng phạm phải các tội ác chống lại loài người, bao gồm hành vi sát hại, cưỡng chế biến mất, bắt bớ, tra tấn”.
(Ảnh minh họa)
Trong khi nhấn mạnh rằng những tội danh này chỉ có thể được quyết định tại tòa án, ông cho rằng có bằng chứng các hành vi của quân đội đã được thực hiện “rộng khắp”, “có hệ thống”, và là một phần của một “chiến dịch phối hợp”.
Video đang HOT
Áp lực ngoại giao gia tăng kể từ khi các tướng lĩnh quân đội Myanmar nắm quyền tại nước này. Cùng với đó, hàng loạt cuộc biểu tình diễn ra hàng ngày trên khắp đất nước Đông Nam Á.
Quân đội tiếp quản quyền lực vì cho rằng cuộc bầu cử của chính quyền dân sự có dấu hiệu gian lận. Họ cam kết sẽ tổ chức một cuộc bầu cử khác sau thời gian 1 năm, nhưng không được ủng hộ.
Ông Chan Aye, thư ký thường trực của Bộ Ngoại giao Myanmar, nói với Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc bằng tin nhắn video rằng các nhà chức trách “đã kiềm chế tối đa khi đối phó với các cuộc biểu tình bạo lực”.
Nhưng theo ông Andrews, “lực lượng an ninh Myanmar đã sát hại ít nhất 70 người” kể từ ngày 1/2, hầu hết trong số họ dưới 25 tuổi.
Bình luận của ông được đưa ra khi 9 người biểu tình bị bắn chết ở Myanmar hôm 11/3.
Ông cho biết, tính đến tối 10/3, chính quyền quân sự đã bắt giữ và giam giữ hơn 2.000 người, trong khi “bạo lực chống lại những người biểu tình, bao gồm cả những người đang ngồi yên trong nhà của họ, dần tăng”.
Tuần trước, chuyên gia này đã hối thúc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc áp đặt lệnh cấm vận vũ khí và nhắm mục tiêu trừng phạt quân đội Myanmar.
Trong khi đó, một dự thảo nghị quyết về tình hình ở Myanmar đã được đưa ra vào 10/3 để xem xét tại hội đồng nhân quyền vào cuối tháng này.
Quân đội Myanmar bị tố kiểm soát bệnh viện
Quân đội Myanmar bị cáo buộc khống chế bệnh viện, ký túc xá nhằm đối phó các cuộc biểu tình, theo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
"Chúng tôi nhận thông tin đáng tin cậy rằng nhiều bệnh viện tại Myanmar đã bị khống chế, gồm ít nhất 4 viện ở Yangon và một cơ sở tại Mandalay. Những hành động này là không thể chấp nhận. Bệnh viện là địa điểm được bảo vệ theo các điều luật nhân đạo quốc tế", trưởng đại diện Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) tại Myanmar James Rodehaver cho biết hôm nay.
Đây dường như là động thái mới nhất của chính quyền quân sự nhằm đối phó với làn sóng biểu tình bùng phát khắp Myanmar.
Cảnh sát đụng độ người biểu tình ở thủ đô Naypyidaw hôm 8/3. Ảnh: AFP .
Hãng tin Myanmar Now cho biết binh sĩ quân đội đã được triển khai đến nhiều bệnh viện và ký túc xá đại học ở Yangon và Mandalay, hai thành phố lớn nhất nước này. Nhiều nhà hoạt động lo ngại điều này có thể cản trở nỗ lực cấp cứu người biểu tình bị thương hoặc giúp lực lượng an ninh bắt người phản đối.
Người dân Myanmar hôm nay tiếp tục tập trung biểu tình tại các thành phố lớn như Yangon, Mandalay và một số thị trấn khác. Người biểu tình còn dựng "rào chắn tâm linh" bằng quần áo và đồ lót của phụ nữ ở nhiều nơi, do binh sĩ nước này quan niệm đây là những đồ vật xui xẻo.
Quân đội Myanmar gần đây liên tục điều lực lượng tới các thành phố lớn để ngăn những cuộc biểu tình chống đảo chính chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo Liên Hợp Quốc, hơn 50 người biểu tình Myanmar đã thiệt mạng dưới các cuộc trấn áp của lực lượng an ninh.
Liên minh các công đoàn Myanmar kêu gọi đình công toàn quốc từ ngày 8/3 nhằm phản đối hành động của quân đội. 9 tổ chức đại diện cho người lao động Myanmar đề nghị "tất cả người dân" ngừng làm việc để gây sức ép buộc chính quyền quân đội trao trả quyền lực cho chính quyền dân sự.
An ninh Myanmar bắn chết hai người biểu tình Công đoàn Myanmar kêu gọi 'đóng cửa kinh tế' Dân Myanmar treo quần áo phụ nữ ngăn quân đội
Quân đội Myanmar nói không sợ lệnh trừng phạt Đặc phái viên LHQ cho biết quân đội Myanmar nói rằng họ sẵn sàng đương đầu các lệnh trừng phạt và cô lập sau cuộc đảo chính ngày 1/2. Trong các cuộc trò chuyện với Phó tổng tư lệnh Myanmar Soe Win, Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Myanmar Schraner Burgener đã cảnh báo rằng quân đội Myanmar có khả năng phải...