Chuyên gia Liên Hợp Quốc đòi điều tra Thái tử Ảrập Xêút
Báo cáo viên Liên Hợp Quốc Agnes Callamard cho biết có “bằng chứng đáng tin cậy” về việc Thái tử Ảrập Xêút Mohammad Bin Salman phải chịu trách nhiệm với vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi hồi năm ngoái.
“Nhà báo Khashoggi là nạn nhân của một vụ sát hại có chủ ý, một vụ giết người phi pháp mà Ảrập Xêút phải chịu trách nhiệm theo luật nhân quyền quốc tế”, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về các vụ hành hình phi pháp viết trong báo cáo vừa được công bố ngày 19/6.
Nhà báo Khashoggi. Ảnh: AP
Trong báo cáo, bà Callamard cho rằng các lệnh trừng phạt hiện tại đối với một số quan chức cao cấp là chưa đủ. Theo bà, Thái tử Mohammed bin Salman và các tài sản cá nhân của ông này ở nước ngoài cần phải chịu “các lệnh trừng phạt”, cho đến khi ông có thể chứng minh bản thân không liên quan đến vụ việc.
Nhà báo Khashoggi bị sát hại sau khi ông vào lãnh sự quán Ảrập Xêút ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để làm thủ tục đăng ký kết hôn hôm 2/10/2018. Ảrập Xêút sau đó đã thừa nhận một nhóm người bao gồm các đặc vụ và quan chức đã giết Khashoggi. 11 người Ảrập Xêút bị truy tố do, trong đó có 5 nghi phạm đối mặt với án tử hình.
Tờ Washington Post hồi tháng 11/2018 đã trích dẫn các nguồn thạo tin tiết lộ, Cục Tình báo Trung ương Mỹ ( CIA) xác định, Thái tử Ảrập Xêút Mohammed bin Salman đã đích thân ra lệnh sát hại nhà báo Jamal Khashoggi, trái ngược với sự phủ nhận của chính quyền Riyadh. CIA đi đến kết luận trên sau khi điều tra nhiều nguồn tin tình báo khác nhau.
Theo Washington Post, trong các bằng chứng tình báo được CIA phân tích có cả bản sao cuộc gọi của Khalid bin Salman, em trai Thái tử Ảrập Xêút cho ông Khashoggi, với nội dung khuyến khích nhà báo đến lãnh sự quán để lấy giấy tờ. Các nguồn thạo tin nói, ông Khalid, người đang giữ chức Đại sứ Ảrập Xêút tại Mỹ, đã gọi điện theo lệnh của anh trai.
Video đang HOT
Song, ông Khalid đã bác bỏ thông tin trên. Ông nói, lần cuối cùng mình liên lạc với nhà báo xấu số là bằng tin nhắn, vào tháng 10/2017.
Dương Lâm
Theo VNN
Rạn nứt trong hoàng cung Saudi Arabia
Dư luận báo chí đang xôn xao về thông tin rằng đã xảy ra sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa Vua Salman và con trai ông, Thái tử Mohammed bin Salman.
Trong khoảng 2 tuần gần đây, người ta quan sát thấy Hoàng thái tử Mohammed vắng mặt khá nhiều cuộc họp quan trọng của nội các và trong các cuộc tiếp đón khách quý.
Đồng thời, cũng có thông tin rằng Vua Salman đã cắt bớt của Thái tử một số quyền hạn trong lĩnh vực kinh tế và tài chính. Chính Vua Salman đã tiết lộ thông tin này cho các cận thần của mình.
Thông tin báo chí cho biết, Thái tử Mohammed đã vắng mặt ít nhất 2 cuộc họp nội các gần đây nhất do Vua Salman chủ trì và điều này khiến vị Quốc vương không hài lòng. Thái tử cũng không có mặt tại một số cuộc họp đáng chú ý khác, như cuộc họp với các quan chức kinh tế và tài chính, cuộc họp giữa Quốc vương với đại giáo sĩ.
Thái tử cũng không tham dự các cuộc tiếp kiến và hội đàm ngoại giao cấp cao với các vị khách mời, trong đó có cuộc tiếp kiến của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov hồi trung tuần tháng 3, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới, Thủ tướng Liban và các đại sứ Ấn Độ, Trung Quốc.
Đang có sự rạn nứt giữa Vua Salman và Thái tử Mohammed?
Những người thân thuộc Hoàng gia Saudi cho biết, Vua Salman đã không hài lòng với sự vắng mặt của Thái tử tại cuộc họp nội các quan trọng hôm 12-3, tại đó nhà vua bàn bạc các thách thức mà Saudi Arabia đang phải đối mặt. Trong cuộc họp kéo dài 2 giờ đồng hồ đó, nhà vua đặc biệt quan tâm tình hình đầu tư nước ngoài Saudi Arabia bị sụt giảm trong thời gian qua. Từ chỗ đó, Vua Salman quyết định rằng sắp tới tất cả quyết định lớn trong lĩnh vực tài chính sẽ cần phải được đích thân nhà vua chấp thuận.
Mối quan hệ giữa Vua Salman và con trai bắt đầu được dư luận chú ý kể từ sau vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi, mà dư luận quốc tế tin là do Thái tử Mohammed ra lệnh thực hiện. Trước sức ép từ cộng đồng quốc tế, Hoàng gia Saudi Arabia vẫn quyết bảo vệ Thái tử Mohammed, cho rằng ông không liên quan gì đến vụ việc. Tuy nhiên, trong giới chuyên gia nghiên cứu về Trung Đông hiện đang xuất hiện 2 luồng ý kiến trái chiều về những gì đang xảy ra trong hoàng cung Saudi.
Nói chung, tất cả đều đồng ý có sự rạn nứt nhất định trong mối quan hệ giữa Vua Salman và con trai nhưng còn tranh luận về vấn đề liệu có phải vụ sát hại nhà báo Khashoggi và mối quan ngại về vai trò của Saudi Arabia trong cuộc chiến Yemen là nguyên nhân của sự rạn nứt đó hay không.
Tờ New York Times hồi trung tuần tháng 3 đã tiết lộ rằng một quỹ đầu tư của chính phủ đã lâm vào tình trạng lộn xộn sau khi một nhà đầu tư Hollywood quyết định không hợp tác làm ăn với Saudi Arabia do vụ việc sát hại nhà báo Khashoggi. Hàng loạt nhà đầu tư khác ở phương Tây cũng tuyên bố tẩy chay, rút khỏi Saudi Arabia với lý do tương tự.
Giới phân tích cho rằng, Vua Salman đang từng bước khắc phục những tổn thất về kinh tế, chính trị, ngoại giao do vụ sát hại nhà báo Khashoggi và cuộc chiến Yemen gây ra. Cho nên, ông phải tìm cách "ghìm cương" người con trai của mình. Và không chỉ là việc kiểm soát trong những vấn đề về kinh tế, Vua Salman được cho là phải đề phòng bất trắc bởi tham vọng quyền lực đang ngày càng lớn của con trai.
Không phải Vua Salman không hay biết gì qua vụ việc sát hại nhà báo Khashoggi. Thậm chí ông còn biết rất rõ Thái tử Mohammed đã triển khai một chiến dịch thanh trừng đối với những người có tư tưởng đối nghịch hiện đang sống trong nước lẫn nước ngoài, kể cả những hoàng tử đang sống lưu vong. Mục tiêu của việc này không gì khác hơn là nhằm củng cố quyền lực.
Vua Salman hoàn toàn có lý do để phải quan tâm đề phòng. Trong chuyến công du chính thức của ông đến Ai Cập hồi cuối tháng 2-2019 vừa qua, những dấu hiệu bị tiếm quyền đã hiện rõ đến nỗi các quan chức tùy tùng của ông phải điều động gấp một đội cận vệ khác gồm 30 người từ Bộ Nội vụ sang Ai Cập để thay thế đội cận vệ ban đầu vì lo ngại có thể xảy ra bất trắc cho ông. Chưa hết, thông thường trong thời gian công du nước ngoài, Vua Salman thường ủy quyền điều hành đất nước cho Phó vương, tức Thái tử Mohammed, con trai ông.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi tiếp đón Vua Salman trong chuyến công du tháng 2-2019.
Lần này vẫn thế, chỉ có điều khi Vua Salman đang ở Ai Cập, Thái tử đã ban hành một loạt quyết định bổ nhiệm nhân sự quan trọng mà không thông qua ý kiến nhà vua. Đó là các quyết định bổ nhiệm Công chúa Reema bint Bandar bin Sultan làm Đại sứ Saudi Arabia tại Mỹ và bổ nhiệm em trai mình là Khalid bin Salman giữ chức vụ đầy quyền lực trong Bộ Quốc phòng.
Đây được xem là thêm một bước củng cố quyền lực của Thái tử Mohammed, bởi Hoàng tử Khalid và Công chúa Reema được xem là hai người rất thân tín của ông. Vua Salman không hề hay biết việc bổ nhiệm này mà chỉ được biết khi xem truyền hình. Và khi Vua Salman trở về nước, Thái tử Mohammed đã không ra tận sân bay để đón ông như mọi khi.
Ngoài ra, thời gian gần đây giữa Vua Salman và con trai cũng nảy sinh nhiều bất đồng xung quanh các vấn đề về quan hệ đối ngoại, trong đó có việc xử lý cuộc chiến tại Yemen và phản ứng của Saudi Arabia đối với các cuộc biểu tình phản đối ở Sudan và Algeria.
Vua Salman không đồng tình với quan điểm của con trai là dùng biện pháp cứng rắn để đàn áp biểu tình ở Sudan và Algeria, đồng thời ủng hộ việc đưa tin công khai về những vụ việc đó trên báo chí Saudi Arabia. Những bất đồng này tuy được giữ kín đáo nhưng chúng cũng có thể bị tiết lộ ra dư luận và tạo nên những lời đồn đoán xôn xao.
An Châu (tổng hợp)
Theo cand.com.vn
Báo Mỹ: CIA kết luận Thái tử Ả rập Xê út liên quan tới cái chết của nhà báo Washington Post dẫn các nguồn thạo tin cho biết Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) kết luận rằng Thái tử Ả rập Xê út Mohammed bin Salman có liên quan tới cái chết của nhà báo bất đồng chính kiến tại lãnh sự quán ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng trước. Thái tử Mohammed bin Salman (phải) và nhà báo Khashoggi (Ảnh:...