“Chuyên gia kỳ án” và những cuộc đấu trí với tội phạm miền ngược
Ngoài những khó khăn chung, thực tế công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xảy ra tại các tỉnh miền núi luôn có những tình tiết rất… miền ngược.
Cùng với các Điều tra viên cơ quan Công an, các Kiểm sát viên phải vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức pháp luật và công tác nghiệp vụ để “hóa giải” nhiều vụ án với những khó khăn chẳng giống ai trong “vòng vây” hủ tục, địa hình, địa vật phức tạp để truy tố đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội…
Kiểm sát viên từng “đụng” hàng trăm tử thi
Kiểm sát viên (KSV) Vi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự về trật tự xã hội, kinh tế, chức vụ và tham nhũng (Phòng 2), VKSND tỉnh Điện Biên từ lâu vẫn được anh em trong đơn vị trìu mến gọi là “ chuyên gia kỳ án”.
Tốt nghiệp Cao đẳng Kiểm sát năm 1996, Vi Ngọc Sơn về “đầu quân” tại VKSND huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu cũ (nay là tỉnh Điện Biên). 10 năm gắn bó dưới cơ sở, năm 2006 anh được điều động lên VKSND TP Điện Biên Phủ rồi được bổ nhiệm Trưởng phòng 2, VKSND tỉnh Điện Biên cho đến nay.
Kiểm sát viên Vi Ngọc Sơn – Trưởng phòng 2, VKSND tỉnh Điện Biên.
Như một duyên nợ, 23 năm trong ngành Kiểm sát là chừng ấy thời gian Vi Ngọc Sơn gắn bó với án trật tự xã hội. Khi ở huyện Điện Biên cũng như sau này lên VKSND tỉnh, anh tham gia thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hàng trăm vụ án hình sự, trực tiếp kiểm sát công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi hơn 300 vụ án. Điều đó có nghĩa là anh phải trực tiếp “đụng” gần 300 xác chết các loại nhưng “hãi” nhất vẫn là những vụ án phải khai quật và khám nghiệm tử thi.
Do ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn chia cắt, không ít vụ việc KSV xuống địa bàn bằng phương tiện duy nhất là đôi chân nên khi đến nơi hầu hết tử thi đã phân hủy, thối rữa. Nhưng để tìm nguyên nhân tử vong, có hay không dấu hiệu tội phạm, các anh vẫn phải tỉ mẩn cùng bác sĩ pháp y và các Điều tra viên (ĐTV) săm soi tìm dấu vết tội phạm. “Về đến nhà, tắm rửa cả chục lần mà cái mùi tử thi vẫn cứ lẩn quất, ám ở đâu đó trên cơ thể” – KSV Vi Ngọc Sơn trải lòng.
Kỉ niệm “hãi” nhất là lần KSV Vi Ngọc Sơn cùng các ĐTV, bác sĩ pháp y khám nghiệm tử thi một người đàn ông không rõ tung tích ở ven suối thuộc xã Mường Toong, huyện Mường Nhé. Hồi đó, vào Mường Toong chỉ có thể đi bộ, từ TP Điện Biên Phủ, Đoàn công tác vượt 120km vào xã Si Pa Phìn. Từ đây, Đoàn bắt đầu cuốc bộ gần 50km đường rừng vào trung tâm xã, sau đó lại đi bộ khoảng 15km mới đến hiện trường.
Nạn nhân là một người đàn ông, chết cách thời điểm phát hiện hơn 10 ngày, thi thể đã phân hủy. Sau khi hoàn tất thủ tục khám nghiệm, Đoàn công tác và 2 Công an viên phải khâm liệm, sau đó an táng người xấu số trên một khoảnh đất cao gần bờ suối, rồi lại cuốc bộ ngược ra Si Pa Phìn…
Kiểm sát viên Vi Ngọc Sơn tham gia khám nghiệm vụ nữ sinh giao gà Cao Mỹ Duyên bị sát hại.
Buộc kẻ sát nhân lắm mưu, nhiều kế phải khuất phục
Có một vụ án KSV Vi Ngọc Sơn không thể quên là lần thụ lý điều tra vụ án Quàng Văn Hồng phạm các tội: Giết người; Cướp tài sản; Tàng trữ trái phép chất ma túy. Tháng 11/2011, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Điện Biên nhận được tin báo về việc phát hiện một xác chết tại khu vực khe Huổi Co Muông thuộc bản Nôm, xã Chiềng Sinh, huyện Tuần Giáo.
Lãnh đạo Viện cử anh tham gia giải quyết vụ án. Từ trung tâm xã Chiềng Sinh, Đoàn công tác phải “cuốc bộ” 25km đường rừng mới đến hiện trường. Kiểm sát viên Vi Ngọc Sơn đã đề xuất triệu tập cuộc họp ngay tại hiện trường gồm các thành phần tham gia khám nghiệm thống nhất cách thức, biện pháp tiến hành để hạn chế thấp nhất những thiếu sót, yêu cầu thành phần tham gia thực hiện triệt để các yêu cầu của VKS trong suốt quá trình khám nghiệm. Việc khám nghiệm hiện trường, tử thi được thực hiện hoàn tất, không để xảy ra sai sót.
Từ kết quả khám nghiệm hiện trường và tử thi, anh và các ĐTV nhận định, đây là một vụ án mạng, nạn nhân sau đó được xác định là anh Phan Xuân Quyết, cư trú tại xã Chiềng Sinh. Đối tượng gây án là người thông thạo địa hình, sát hại nạn nhân có thể nhằm mục đích lấy tài sản.
Anh đã cùng Ban chuyên án triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tổ chức phát phiếu tố giác tội phạm; rà soát 151 đối tượng có tiền án, tiền sự, đối tượng nghiện ma túy, làm rõ mối quan hệ của nạn nhân, rà soát thời gian bất minh của các đối tượng hiềm nghi trên địa bàn…
Video đang HOT
Kiểm sát viên trao đổi nghiệp vụ với Điều tra viên.
Sau gần 2 tháng xảy ra sự việc, Ban Chuyên án xác định, đối tượng Quàng Văn Hồng có liên quan đến cái chết của nạn nhân. Cơ quan điều tra đã bắt quả tang, sau đó khởi tố, bắt tạm giam Hồng về hành vi Tàng trữ trái phép chất ma túy. Quá trình tạm giam, ngoài việc hỏi cung về hành vi Tàng trữ trái phép chất ma túy, KSV Vi Ngọc Sơn đã cùng ĐTV đấu tranh việc Hồng có liên quan đến vụ giết người.
Hồng là một đối tượng ma mãnh, nhiều thủ đoạn, chiêu trò. Hắn quanh co chối tội, nhưng bằng các biện pháp nghiệp vụ và chứng cứ, tài liệu có được, các anh đã buộc Quàng Văn Hồng phải cúi đầu khai nhận toàn bộ hành vi giết nạn nhân Phan Xuân Quyết để cướp tài sản.
Kết quả thực nghiệm điều tra tại hiện trường, Quàng Văn Hồng đã thực hiện hành vi phạm tội hoàn toàn phù hợp với quá trình khám nghiệm hiện trường, các dấu vết để lại trên tử thi. Vụ án được kết thúc điều tra và truy tố, chuyển sang Tòa để xét xử.
Tuy nhiên, khi vụ án được đưa ra xét xử công khai, Quàng Văn Hồng ma mãnh bất ngờ phản cung, không thừa nhận hành vi Giết người, Cướp tài sản mà chỉ nhận hành vi Tàng trữ trái phép chất ma túy và cho rằng mình bị oan!?.
Hơn 23 năm công tác KSV Vi Ngọc Sơn phải “đụng” hơn 300 tử thi!
KSV Vi Ngọc Sơn được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm tại phiên tòa đã chủ động đưa ra các câu hỏi dễ hiểu, nội dung có giá trị chứng minh kết hợp với việc đề nghị Thư ký phiên tòa công bố các bút lục có trong hồ sơ từ lời khai, dấu vết ở hiện trường, tử thi, kết luận giám định, kết quả thực nghiệm…
Quá trình xét hỏi tại phiên tòa, Quàng Văn Hồng đã phải thừa nhận hành vi phạm tội của mình và khẳng định, kết quả điều tra là hoàn toàn khách quan. Kết quả, Hội đồng xét xử tuyên bị cáo Quàng Văn Hồng phạm các tội: Giết người, Cướp tài sản và Tàng trữ trái phép chất ma túy, tổng hợp hình phạt cho cả 3 tội danh là 26 năm tù.
Cuộc đấu trí với nghi phạm sát hại nữ sinh giao gà
Vụ án nữ sinh giao gà Cao Mỹ Duyên, ở Đội 5, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên đã đi vào lịch sử tố tụng với những tình tiết ly kỳ, “vô tiền khoáng hậu”. Cho đến nay, VKSND tỉnh Điện Biên đã phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt tạm giam 10 đối tượng, trong đó có 8 đối tượng liên quan trực tiếp đến hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, hiếp dâm, sát hại nữ sinh Cao Mỹ Duyên. KSV Vi Ngọc Sơn là một trong 4 người trực tiếp “theo” vụ án này từ đầu.
Trưa ngày mùng 3 Tết Kỷ Hợi (7/2/2019), nhận được tin báo về việc phát hiện tử thi nữ sinh xấu số, anh lại được lãnh đạo VKSND tỉnh tín nhiệm giao nhiệm vụ. Và cũng từ đây, KSV Vi Ngọc Sơn bị cuốn theo diễn tiến của vụ kỳ án miền ngược này.
Tại các cuộc họp án ngay sau khi khám nghiệm tử thi, KSV Vi Ngọc Sơn đã nhận định nơi phát hiện thi thể nạn nhân có thể chỉ là hiện trường phụ. Anh trực tiếp tham gia các cuộc họp Ban Chuyên án, triển khai các biện pháp nghiệp vụ để khoanh vùng, xác định hung thủ.
Từ chiếc xe máy thu được của nạn nhân cách hiện trường khoảng 7km, Ban Chuyên án đã phát động quần chúng tham gia tố giác tội phạm, trích xuất camera của các gia đình, nhà hàng dọc đại lộ Võ Nguyên Giáp và đường tỉnh lộ ven di tích hầm tướng Đờ Cát. Từ đây, manh mối của kẻ sát nhân đầu tiên là Vương Văn Hùng, ở Tuần Giáo (Điện Biên) – đối tượng vừa ra tù đã bị lộ tẩy.
KSV Vi Ngọc Sơn và 4 KSV thuộc Phòng 2, trực tiếp tham gia các cuộc lấy lời khai cả 8 đối tượng tham gia bắt cóc, hiếp dâm và sát hại nữ sinh Cao Mỹ Duyên. “Các đối tượng còn lại đều cực kỳ ngoan cố. 7/8 đối tượng nghiện ma túy, cả 8 tên đều có tiền án, tiền sự nên chúng có nhiều thủ đoạn đối phó với các ĐTV, KSV. Sau khi gây án, các đối tượng có thời gian bàn bạc, xóa dấu vết, thống nhất lời khai, ngụy tạo bằng chứng ngoại phạm” – KSV Vi Ngọc Sơn chia sẻ về kỳ án nữ sinh giao gà.
Kiểm sát khám nghiệm hiện trường một vụ án mạng.
Tuy nhiên, “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, với những chứng cứ, tài liệu thu thập được cùng với chiến thuật điều tra hợp lý, lấy lời khai khéo léo, mưu trí, anh và các ĐTV đã từng bước buộc cả 8 đối tượng phải khuất phục. Đầu tiên là Vương Văn Hùng, sau đó lần lượt là: Lường Văn Lả, Lường Văn Hùng, Phạm Văn Nhiệm, Phạm Văn Dũng, Cầm Văn Chương, Bùi Văn Công, Bùi Thị Kim Thu và Vì Văn Toán.
“Ngoan cố nhất là Bùi Văn Công và Vì Văn Toán. Công bị khởi tố, bắt tạm giam đúng 21 ngày mới bắt đầu khai báo nhỏ giọt, với Vì Văn Toán, lực lượng chức năng phải mất gần 1 tháng đấu trí, hắn mới chịu hé răng về hành vi tội ác”, KSV Vi Ngọc Sơn kể lại.
Đến nay, vụ án này đã và đang đi đến hồi kết, việc khởi tố, bắt tạm giam Vì Thị Thu (vợ Vì Văn Toán) và Trần Thị Hiền (mẹ nữ sinh Cao Mỹ Duyên) về hành vi Mua bán trái phép chất ma túy được chuyển sang một vụ án khác. Tham gia hàng trăm vụ án nhưng kỳ án nữ sinh giao gà là một thử thách thật khó quên với anh và đồng nghiệp.
Nhưng “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, qua đó càng khẳng định một điều, vì sao lãnh đạo VKSND tỉnh, đồng chí, đồng nghiệp và cả những ĐTV Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Điện Biên lại gọi anh là “chuyên gia kỳ án” – một “thương hiệu” của VKSND miền biên viễn – mảnh đất địa đầu lịch sử Điện Biên Phủ…
Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Điện Biên Vũ Trung Thành: “KSV Vi Ngọc Sơn là một cán bộ có năng lực, có kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ. Trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự, anh luôn hoàn tốt và xuất sắc nhiệm vụ được giao, không để xảy ra oan, sai, lọt tội phạm hoặc Tòa án tuyên không phạm tội, được các Vụ nghiệp vụ VKSND tối cao đánh giá cao”.
Quá trình công tác, KSV trung cấp, thạc sĩ Luật học Vi Ngọc Sơn được tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu, tiêu biểu: Danh hiệu KSV tiêu biểu ngành Kiểm sát năm 2008; KSV giỏi năm 2012; 6 Bằng khen của Viện trưởng VKSND tối cao và UBND tỉnh Điện Biên; Chiến sĩ thi đua toàn Ngành năm 2012; 6 năm được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.
Vũ Mạnh Hà
Theo baovephapluat
Năng lực kiểm sát viên liên quan gì khi án hình sự bị trả hồ sơ?
Thời gian vừa qua, nhiều vụ án hình sự bị Toà án nhân dân các cấp trả hồ sơ để điều tra lại. Theo nhận định, điều này có liên quan đến trách nhiệm, năng lực của kiểm sát viên.
Trách nhiệm của kiểm sát viên như thế nào?
Theo ông Võ Sử Em - Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu, trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một quyền của Viện kiểm sát và Tóa án nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong quá trình điều tra vụ án.
Tuy nhiên, xét dưới gốc độ yêu cầu của ngành kiểm sát, việc phát sinh trả hồ sơ điều tra bổ sung có liên quan đến trách nhiệm, năng lực, kinh nghiệm của kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra đối với vụ án hình sự.
Theo Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu, qua công tác thanh tra hồ sơ được các cơ quan tiến hành tố tụng trả điều tra bổ sung, nhận thấy xuất phát từ thiếu sót trong công tác kiểm sát và một số nguyên nhân cơ bản.
Cụ thể, một là, do tính chất phức tạp của vụ án nên trong quá trình thu thập, đánh giá chứng cứ còn nhiều khó khăn, dẫn đến nhận thức, đánh giá chứng cứ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng khác nhau.
Theo Chánh tra tra Viện kiểm sát nhân dân Bạc Liêu, việc vụ án hình sự bị trả hồ sơ điều tra lại có một phần liên quan đến kiểm sát viên. (Trong ảnh là bác sĩ Hoàng Công Lương, vụ án liên quan đến bác sĩ này ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình cũng được trả hồ sơ điều tra lại)
Hai là, việc phân công án cho kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp có lúc chưa đúng với năng lực, sở trường của Kiểm sát viên tương ứng với tính chất của vụ việc.
Ba là, một số vụ án, sự phối hợp giữa điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán chưa đúng theo Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22.12.2017 quy định phối hợp gữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Bốn là, kiểm sát viên khi được phân công chưa thường xuyên nghiên cứu, cập nhật các văn bản liên quan đến lĩnh vực được phân công, nhất là các văn bản hướng dẫn các thao tác nghiệp vụ của ngành, từ đó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chưa đúng, bỏ qua nhiều thao tác nghiệp vụ nên không kịp thời phát hiện những hạn chế, thiếu sót của Cơ quan điều tra, điều tra viên trong điều tra giải quyết nguồn tin về tội phạm hoặc vụ án hình sự.
"Khi thực hiện nhiệm vụ, có lúc kiểm sát viên chưa quan tâm thực hiện tốt các quyền hạn của Viện kiểm sát, kiểm sát viên và quy định trách nhiệm cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát theo quy định Bộ Luật tố tụng hình sự", Chánh Thanh tra Võ Sử Em nhận định.
Thứ năm, theo ông Võ Sử Em, một số kiểm sát viên chưa quan tâm đến hiệu quả yêu cầu xác minh và yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát, từ đó chất lượng hai văn bản này chưa đáp ứng yêu cầu làm rõ những vấn đề cần chứng minh trong vụ án. Do đó, kiểm sát viên chưa chủ động kiểm tra tiến độ, kết quả điều tra vụ án để kịp thời yêu cầu điều tra viên bổ sung tài liệu, chứng cứ chưa rõ hoặc có mâu thuẫn.
Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa kiểm sát viên và điều tra viên
Trước thực trạng này, vị cán bộ của ngành kiểm sát Bạc Liêu đưa ra 6 giải pháp cơ bản để hạn chế tình trạng.
Cụ thể, khi phân công giao án cho kiểm sát viên, cần quan tâm đến năng lực, sở trường, tương ứng với tính chất vụ việc được phân công, nhất là chú trọng đến Kiểm sát viên có thực tế, nghiên cứu chuyên sâu từng lĩnh vực (nếu có).
Hai là, kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự thường xuyên nghiên cứu các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của ngành, nhất là những quy định về quyền hạn của Viện kiểm sát, kiểm sát viên và trách nhiệm thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát đối với các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định BLTTHS.
Ba là, ngay sau khi được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát giải quyết nguồn tin về tội phạm, kiểm sát viên kịp thời nghiên cứu toàn bộ tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để nắm nội dung vụ việc, định hướng điều tra, xác minh và đề ra yêu cầu xác minh; nội dung yêu cầu bám vào những vấn đề cần chứng minh và phải cụ thể, rõ ràng; quan tâm những chứng cứ chứng minh dấu hiệu tội phạm, chứng cứ gỡ tội, tránh yêu cầu chung chung không định hướng.
Trong quá trình xác minh, kiểm sát viên thường xuyên theo dõi kết quả thu thập chứng cứ của điều tra viên, đối chiếu với những nội dung yêu cầu xác minh xem đã đáp ứng được yêu cầu nào chưa, kể cả những vấn đề mới phát sinh, kịp thời bổ sung yêu cầu xác minh; phải kiểm tra tính có căn cứ, hợp pháp và giá trị chứng minh các chứng cứ đã được thu thập theo quy định.
Ông Võ Sử Em - Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu cho rằng, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa kiểm sát viên và điều tra viên. (Ảnh minh hoạ)
Trước khi hết thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, kiểm sát viên và điều tra viên cần rà soát, đối chiếu toàn bộ tài liệu đã thu thập xem còn vấn đề gì cần phải tiếp tục làm rõ?
Trên cơ sở tài liệu, chứng cứ đã thu thập, phải đánh giá và định hướng đường lối giải quyết và báo cáo lãnh đạo Viện theo quy định.
Bốn là, trong giai đoạn điều tra, việc yêu cầu điều tra ngoài chứng minh hành vi phạm tội còn phải chứng minh nội dung khác như tính chất, mức độ, hậu quả hành vi, nhân thân người phạm tội.... có ý nghĩa giải quyết vụ án nên kiểm sát viên cần quan tâm đề ra yêu cầu điều tra đảm bảo có chất lượng đạt được những nội dung yêu cầu giải quyết vụ án; thường xuyên theo dõi, nắm chắc tiến độ điều tra, nghiên cứu kỹ tài liệu chứng cứ do điều tra viên đã thu thập, chủ động phối hợp với điều tra viên làm rõ những vấn đề cần chứng minh ngay trong giai đoạn điều tra vụ án; đồng thời kiểm sát chặt chẽ các hoạt động điều tra đảm bảo khách quan, toàn diện theo quy định của BLTTHS.
Kiểm sát viên yều cầu điều tra viên thực hiện tốt việc chuyển giao tài liệu, chứng cứ mà hoạt động điều tra không có kiểm sát viên tham gia theo khoản 5 Điều 88 BLTTHS để kiểm sát; đây cũng là phương thức để nắm chắc tiến độ điều tra của điều tra viên, kịp thời yêu cầu, bổ sung những vấn đề cần làm rõ trong quá trình điều tra vụ án.
"Trước khi hết thời hạn điều tra, kiểm sát viên và điều tra viên phải phối hợp rà soát, đánh giá lại kết quả điều tra vụ án lần nữa, xem tài liệu, chứng cứ có đủ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can hay chưa?
Còn những vấn đề gì cần phải làm rõ, bổ sung? Nếu vụ án có tính chất phức tạp thì giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát phải trao đổi, định hướng đường lối xử lý vụ án theo quy định" - ông Võ Sử Em nêu quan điểm.
Theo Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu, trong quá trình kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử, kiểm sát viên thường xuyên phối hợp tốt với điều tra viên, thẩm phán được phân công trao đổi, bổ sung những tài liệu chứng cứ chưa rõ mà không cần thiết trả điều tra bổ sung.
Cuối cùng, khi có vấn đề cần trả hồ sơ điều tra bổ sung, trong quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung phải ghi rõ những nội dung cần điều tra và thường xuyên theo dõi kết quả điều tra, tránh một nội dung nhưng trả điều tra nhiều lần.
Theo Danviet
Xét xử vụ án thủy điện Sơn La : Đề xuất mức án phạt với các bị cáo Chiều 23/7, phiên tòa xét xử 17 bị cáo vụ án đền bù xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La đã tiến hành tranh tụng. Tại phiên tranh tụng chiều 23/7, kiểm sát viên đã trình bày quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La và đề xuất mức án phạt đối với các bị cáo. Theo đó, các...