Chuyên gia kinh tế cảnh báo Mỹ – Trung trên đà ‘va chạm nguy hiểm’
Nhà kinh tế nổi tiếng Jeffrey Sachs nhận định xung đột địa chính trị giữa hai cường quốc Mỹ – Trung Quốc có thể làm rạn nứt mối quan hệ giữa các bên không liên quan.
Ngày 13/2, nhà kinh tế người Mỹ Jeffrey Sachs đánh giá Mỹ và Trung Quốc đang ở trong tư thế “va chạm rất nguy hiểm”, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho phần còn lại của thế giới.
Thông tin trên xuất hiện trong bối cảnh hai cường quốc này đang tranh cãi và đổ lỗi cho lẫn nhau về những khinh khí cầu tầm cao trên không phận của đối phương. Washington gần đây đã cáo buộc Bắc Kinh sử dụng các khí cầu để thu thập dữ liệu tình báo của các quốc gia trên khắp 5 châu lục.
Các vụ việc liên quan đến các khí cầu tầm cao gần đây đã làm rắc rối thêm mối quan hệ giữa Washington – Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
“Hãy coi Ukraine như một dấu hiệu cảnh báo. Chúng ta cần Trung Quốc và Mỹ nói chuyện với nhau, đàm phán với nhau, đối thoại với nhau. Điều đó không xảy ra ngay bây giờ”, Tiến sĩ Sachs, Giám đốc Trung tâm Phát triển Bền vững tại Đại học Columbia nói.
Tiến sĩ Sachs cho biết xung đột địa chính trị giữa những quốc gia lớn mạnh hàng đầu có thể buộc các bên không liên quan phải chọn bên đứng, dẫn đến những mối quan hệ căng thẳng. Ông kêu gọi các nước, trong đó có những thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tăng cường hành động để ngăn chặn các kịch bản xấu có thể xảy ra.
“Vì vậy, tôi hy vọng rằng ASEAN với tư cách là một nhóm có thể nói với Mỹ và Trung Quốc rằng: ‘Đừng bắt chúng tôi phải lựa chọn. Nếu phải lựa chọn, chúng tôi muốn có quan hệ tốt đẹp với cả hai bên. Chúng tôi không muốn lựa chọn’”, Tiến sĩ Sachs phát biểu bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Chính phủ Thế giới tại Dubai.
Hội nghị này tập hợp các nhà lãnh đạo, các chuyên gia toàn cầu cùng những người ra quyết định từ khắp nơi trên thế giới để chia sẻ và phát triển nhiều chính sách cần thiết trong việc định hình các chính phủ tương lai.
Video đang HOT
“Phần còn lại của thế giới phải nói rất rõ ràng rằng họ không muốn bị kéo vào các cuộc xung đột, hoặc tốt hơn hết là ngừng các cuộc xung đột bởi vì hai cường quốc lớn có thể hợp tác với nhau và tránh xung đột”, Tiến sĩ Sachs nói.
Ông tin rằng cách tiếp cận trên thậm chí có thể giúp chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Theo ông, các cường quốc bên ngoài cuộc xung đột có thể bước lên và kêu gọi chấm dứt nó.
Nhà kinh tế Jeffrey Sachs cho rằng Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia là một số quốc gia có thể lên tiếng bày tỏ mối quan ngại của họ về cuộc chiến ở Ukraine.
“Vì vậy, tôi đang tìm kiếm tiếng nói của những quốc gia không tham gia trực tiếp vào xung đột. Chúng ta đã nghe từ Mỹ, chúng tôi đã nghe từ Anh, chúng ta đã nghe từ Liên minh châu Âu (EU). Chúng tôi đã nghe từ Nga, chúng ta đã nghe từ Ukraine, nhưng phần lớn thế giới vẫn đứng bên lề”, ông nhấn mạnh.
Nhà kinh tế này tin tưởng nếu những quốc gia còn lại đứng lên nói rằng cuộc xung đột Nga – Ukraine đang tàn phá tất cả các bên thì nó sẽ tạo ra một sự khác biệt lớn.
Về cuộc chiến ở Ukraine, Tiến sĩ Sachs cho biết cả hai bên cần thương thảo với nhau. Ông nói thêm rằng hai bên trong đó có liên minh do Mỹ dẫn đầu và Nga đã không ngồi đàm phán với nhau, và điều đó gây bất ổn cho toàn thế giới.
Tiến sĩ Sachs kết luận: “Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà địa chính trị thực sự thống trị nền kinh tế toàn cầu. Và chừng nào địa chính trị còn đầy chia rẽ như hiện nay, thật khó để tin rằng chúng ta sẽ có bất kỳ sự thuận buồm xuôi gió nào về mặt kinh tế”.
Các thủy thủ Mỹ thu hồi những mảnh vỡ của khí cầu bị bắn hạ ngày 5/2 ở ngoài khơi Mỹ. Ảnh: AP
Đầu tháng 2, Bộ chỉ huy Phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD) đã phát hiện và bắn hạ một khinh khí cầu trên Đại Tây Dương bị nghi ngờ là khinh khí cầu do thám của Trung Quốc. Cũng trong tuần đó, Mỹ đã phát hiện và bắn hạ một vật thể khác bay qua Alaska, Yukon (Canada) và hồ Huron.
Chỉ trong vòng 8 ngày, Mỹ đã bắn hạ 4 vật thể bay liên tiếp. Các quan chức Lầu Năm Góc tin rằng tình trạng này là chưa từng có tiền lệ trong thời bình.
Về phần mình, Bắc Kinh phủ nhận cáo buộc hoạt động do thám, nhấn mạnh đó chỉ là khí cầu làm nhiệm vụ dân sự đã đi chệch hướng do hướng gió. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên án việc Washington sử dụng vụ việc để tấn công và bôi nhọ Trung Quốc.
Ngày 13/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân đã lên tiếng cáo buộc các khí cầu tầm cao của Washington nhiều lần đi vào không phận của Bắc Kinh mà không xin phép. Theo quan chức trên, tính từ tháng 1/2022 đến nay, đã xảy ra ít nhất 10 vụ khí cầu Mỹ xâm phạm không phận.
Tướng Canada: Không có mối liên hệ giữa khí cầu Trung Quốc và 3 vật thể vừa bị bắn hạ
Lực lượng vũ trang Canada (CAF) cho biết vẫn chưa phát hiện ra mối liên hệ giữa khinh khí cầu của Trung Quốc với 3 vật thể bay không xác định mà Mỹ bắn hạ gần đây tại Alaska, Yukon và hồ Huron.
Một chiến đấu cơ bay gần quả khí cầu lớn của Trung Quốc phía trên vùng biển bang Nam Carolina (Mỹ) vào ngày 4/2/2023. Ảnh: The Hill
"Ba vật thể bay bị bắn hạ gần đây trông không có vẻ gì giống với quả khinh khí cầu đầu tiên mà chúng tôi cần phải giải quyết. Ba vật thể sau nhỏ hơn về kích thước, chúng cũng có hình dạng khác nhau nhưng cùng chung một đặc điểm", Thiếu tướng Marc-Andre Prevost của CAF phát biểu tại một cuộc họp báo về Vật thể Bay Không xác định.
Tuy nhiên, Thiếu tướng Prevost tiếp tục nói rằng tất cả những vật thể không xác định đó đều là mối quan tâm của cả Canada và Mỹ, đồng thời nhấn mạnh sự xuất hiện của chúng là "không được hoan nghênh và trái phép".
Thiếu tướng cho biết cùng với CAF, các cơ quan khác và các đối tác tại Mỹ sẽ tiếp tục nỗ lực phát hiện thêm hoặc tìm kiếm các mảnh vỡ để tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra.
Ông Prevost nhấn mạnh Canada và Mỹ sẽ chú ý nhiều hơn đến an toàn hàng không của cả hai quốc gia cũng như công dân nước mình.
Đầu tháng 2, Bộ chỉ huy Phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD) đã phát hiện và bắn hạ một khinh khí cầu trên Đại Tây Dương bị nghi ngờ là khinh khí cầu do thám của Trung Quốc. Cũng trong tuần đó, Mỹ đã phát hiện và bắn hạ một vật thể khác bay qua Alaska, Yukon (Canada) và hồ Huron.
Chỉ trong vòng 8 ngày, Mỹ đã bắn hạ 4 vật thể bay liên tiếp. Các quan chức Lầu Năm Góc tin rằng tình trạng này là chưa từng có tiền lệ trong thời bình. Lầu Năm Góc cho biết họ vẫn đang cố gắng xác định các vật thể đó là gì.
Trong một tuyên bố mới nhất, quân đội Mỹ cho biết họ đã thu hồi được các thiết bị điện tử quan trọng từ khinh khí cầu của Trung Quốc, bao gồm cả các bộ phận cảm biến chính.
"Các đội có thể phục hồi các mảnh vỡ đáng kể từ điểm bắn rơi, bao gồm các bộ phận cảm biến và thiết bị điện tử ưu tiên cũng như các phần lớn của cấu trúc", NORAD tuyên bố ngày 13/2.
Về phần mình, Trung Quốc khẳng định khí cầu bay trên bầu trời nước Mỹ bị bắn hạ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, chủ yếu là nghiên cứu khí tượng. Bắc Kinh nhấn mạnh việc khinh khí cầu dân sự này xuất hiện trong không phận Mỹ là ngoài ý muốn, do ảnh hưởng của gió và khả năng tự điều chỉnh hạn chế nên khinh khí cầu đã đi chệch hướng quá xa so với lộ trình dự kiến.
Sau khi bắn hạ UFO thứ 4 trong 8 ngày, Tướng Mỹ không loại trừ UFO là của người ngoài hành tinh Vụ bắn rơi vật thể bay không xác định (UFO) trên Hồ Huron ngày 12/2 đã đánh dấu mốc chuỗi sự kiện máy bay chiến đấu Mỹ bắn hạ các vật thể bay thứ 4 liên tiếp trong vòng 8 ngày. Trụ sở Lầu Năm Góc. Ảnh: AP Máy bay chiến đấu của Mỹ đã bắn hạ một "vật thể không xác định"...