Chuyên gia hiến kế 8 giải pháp giúp du lịch Việt Nam phục hồi sau dịch
Trong giai đoạn 2022 – 2023, du lịch Việt Nam cần tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn, cũng như nắm bắt, tận dụng cơ hội, xu hướng mới.
Tại Hội thảo Du lịch Việt Nam 2021, nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch đã gửi tới nhiều ý kiến trao đổi, tham luận, hiến kế và góc nhìn có giá trị. Hội thảo tập trung vào đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch, cơ hội và thách thức đặt ra đối với du lịch Việt Nam giai đoạn mới.
TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia.
TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả tại Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã gửi đến hội thảo góc nhìn và phân tích của mình để du lịch Việt Nam phục hồi trong giai đoạn 2022 – 2023, được nhấn mạnh ở 8 nhóm giải pháp chính gồm thể chế – chính sách, huy động -phát triển nguồn lực, chuyển đổi số, thị trường, sản phẩm, du lịch bền vững và tiếp thị, quảng bá.
Khách quốc tế đến Khánh Hòa vào 26/12/2021.
Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách
Trong bài viết, nhóm tác giả đề xuất Chính phủ chỉ đạo sớm xây dựng, ban hành và triển khai Chương trình phục hồi và phát triển du lịch giai đoạn 2022-2023 như là một cấu phần trong Chương trình phục hồi, phát triển KT-XH; Ban hành Chiến lược phát triển ngành du lịch giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030; trong đó có các cấu phần về phát triển sản phẩm du lịch, phát triển thương hiệu du lịch, phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi số.
Bên cạn đó, đẩy nhanh hoàn thiện hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế số, du lịch số, nhất là các mô hình kinh doanh mới, bao gồm cả mô hình hỗn hợp (trực tiếp và trực tuyến), du kịch không chạm, du lịch MICE.
Du lịch MICE sẽ là xu hướng mới khi được Chính phủ xây dựng cơ sở pháp lý để phát triển.
Hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu ngành du lịch, cung cấp đầy đủ kịp thời các chỉ tiêu du lịch gắn với các chỉ số cạnh tranh du lịch địa phương và cả nước; trong đó cần sớm hoàn thiện và công bố đầy đủ dữ liệu về đóng góp trực tiếp, gián tiếp và lan tỏa của ngành du lịch, để có đánh giá, quản lý và ưu tiên đầu tư phát triển phù hợp.
Các giải pháp huy động và phân bổ nguồn lực
TS. Cấn Văn Lực cho rằng cần tăng tỷ lệ chi ngân sách cho du lịch hàng năm hiện nay từ mức 1,4% lên 3-4% tổng chi ngân sách Nhà nước như một số các quốc gia trong khu vực, góp phần bảo đảm gia tăng năng lực cạnh tranh ngành du lịch Việt Nam so với các quốc gia phát triển trong khu vực như Thái Lan, Singapore.
Video đang HOT
Tuyến đường dài gần 14 km nối cao tốc Hà Nội – Lào Cai với thị xã Sa Pa dự kiến đưa vào khai thác trong nửa đầu năm sau, kỳ vọng sẽ thúc đẩy du lịch tại đây phát triển.
Nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư công, Chính phủ có thể xem xét nghiên cứu thực hiện đầu tư công trực tiếp vào kết cấu hạ tầng các khu vực phát triển du lịch, kết cấu hạ tầng trọng điểm, liên kết vùng, bảo tồn di tích. Đẩy nhanh tiến độ các dự án cơ sở hạ tầng, nhất là cao tốc Bắc – Nam, sân bay, nâng cấp đường sắt;…
Ứng dụng KHCN và chuyển đổi số
Để phát triển du lịch, rất cần thiết xây dựng dự án phát triển du lịch thông minh, ứng dụng mobile, trí tuệ nhân tạo (AI), chatbot, IoT, dịch vụ thực tế ảo (VR) – du lịch không chạm trong lĩnh vực du lịch. Xây dựng phần mềm đăng ký, quản lý du lịch gắn với tương tác thực tế với khách du lịch thông qua các thao tác phản hồi, góp ý, chấm điểm, xếp hạng trực tuyến các dịch vụ, điểm du lịch Việt Nam.
Ngày hội Du lịch TP.HCM năm 2021 lần đầu tiên được tổ chức trên không gian mạng.
Xây dựng mô hình quản lý điểm du lịch thông minh; các công cụ cho phép tương tác, giao tiếp thông qua AI; theo dõi phân tích nhu cầu, thói quen du lịch, từ đó tự động phát hiện những xu hướng, nhu cầu du lịch mới; ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý và cung cấp dịch vụ du lịch cho du khách.
Đa dạng sản phẩm, thêm nhiều trải nghiệm
Yếu tố không thể thiếu đó chính là phát triển đa dạng thị trường và sản phẩm du lịch, thông qua phát triển du lịch nội địa, đa dạng hóa thị trường quốc tế, trong đó trọng tâm là thị trường chi tiêu du lịch cao và lưu trú dài ngày như Châu Âu và Mỹ; đa dạng hóa các loại hình du lịch và tăng cường hợp tác du lịch quốc tế.
Nghiên cứu sâu hơn thị hiếu, hình thức, mong muốn trải nghiệm, độ tuổi, sở thích, thói quen, văn hóa, nhu cầu chi tiêu khách hàng thị trường Châu Âu, Mỹ từ đó thiết kế sản phẩm chất lượng cao phù hợp với thị trường mục tiêu.
Du lịch nghỉ dưỡng giúp du khách tìm về chốn an yên sau ngày tháng bộn bề, dịch bệnh căng thẳng.
Phát triển các sản phẩm du lịch mới như du lịch mạo hiểm, du lịch nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, MICE gắn với chương trình, chiến lược thương mại, đầu tư, hội nhập, ngoại giao giữa Việt Nam với các đối tác toàn cầu.
Ttập trung phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương phù hợp với lợi thế tài nguyên du lịch. Thúc đẩy phát triển du lịch nội địa làm cơ sở nền tảng vững chắc, cùng với việc đa dạng hóa, phát triển khách du lịch quốc tế; chú trọng liên kết vùng trong thiết kế, triển khai các chương trình du lịch.
Bảo tồn và phát triển môi trường du lịch bền vững
Để du lịch được phát triển bền vững, cần có các chương trình, quy chế bảo vệ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, các điểm du lịch, trong đó có các quy định cụ thể về trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ công trình kiến trúc, cảnh quan sinh thái liên quan.
Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát ở Tây Ninh mở thêm nhiều tour mới lạ, hấp dẫn giúp khách tham quan được cơ hội hòa mình vào thiên nhiên.
Xây dựng các kịch bản ứng phó sự cố môi trường tại các điểm, khu du lịch; nghiên cứu xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn bền vững về môi trường trong du lịch phù hợp với tình hình phát triển từng thời kỳ. Coi bảo về môi trường, bảo tồn văn hóa, di tích lịch sử, gắn với phát triển hài hòa du dịch như là một tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả du lịch.
Quảng bá du lịch trên mạng
Việt Nam cần đổi mới phương thức quảng bá du lịch; xây dựng, định vị hình ảnh du lịch Việt Nam ngày càng phát triển, hiện đại, nhưng vẫn gìn giữ những nét văn hóa truyền thống dân tộc đặc sắc.
Chương trình “Live Fully in Vietnam” được khởi động để chào đón khách quốc tế trở lại Việt Nam.
Đẩy mạnh marketing, quảng bá du lịch điện tử, trực tiếp, phương tiện truyền thông quốc tế uy tín như các kênh truyền hình CNN, BBC, kênh truyền thông internet như YouTube, TikTok… tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế dễ dàng tiếp cận thông tin, hình ảnh con, người xã hội, văn hóa du lịch Việt Nam.
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Sau đại dịch, nhân sự ngành du lịch biến động mạnh, cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh mới, tăng cường năng lực, khả năng thích ứng của nguồn nhân lực trong tình hình bình thường mới.
Sau dịch, cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Có chương trình đào tạo nâng cao, tập trung cho 2 đối tượng chính là cán bộ quản lý ngành du lịch và cán bộ lao động trực tiếp ngành du lịch. Cùng với đó, đầu tư phát triển chương trình “người dân làm du lịch”, vì chính những người dân là đại sứ du lịch.
HoSkar Night tháng 12: Trò chuyện cuối năm cùng chuyên gia nghỉ dưỡng
Các khu nghỉ dưỡng tại những điểm đến du lịch như Đà Nẵng, Phan Thiết kỳ vọng hoạt động kinh doanh sẽ khôi phục trở lại sớm hơn, đặc biệt khi mùa lễ hội đang đến
Tiếp nối thành công của chuỗi sự kiện trước đó, HoSkar Night tháng 12 - với sự bảo trợ truyền thông của tạp chí Travellive - đã kết nối các chuyên gia đầu ngành cùng chia sẻ về hoạt động kinh doanh khách sạn trong năm 2021, cũng như bức tranh triển vọng của năm 2022.
HoSkar Night tháng 12 với sự tham gia của các diễn giả đến từ các khách sạn hàng đầu tại Việt Nam bao gồm Park Hyatt Saigon, Sofitel Saigon Plaza, InterContinental Đà Nẵng Sun Peninsula Resort, Centara Mirage Resort Mũi Né; các tập đoàn quản lý khách sạn Capella Hotel Group, Centara Hotels & Resorts cùng với các đơn vị Savills Hotels APAC, RMIT University Vietnam, Noor Studio, VinHMS và True Digital.
Cùng chung nhận định bức tranh toàn ngành còn nhiều thách thức
Dưới tác động của làn sóng dịch bệnh lần thứ tư, hoạt động kinh doanh khách sạn tại hầu hết các địa điểm du lịch chính gần như rơi vào tình trạng đóng băng. Tính đến hết tháng 11/2021, công suất phòng tại các khách sạn 4-5 sao tại TP.HCM và Hà Nội chỉ dao động quanh mức 20%, giảm so với công suất 72% ở TP.HCM và 80% ở Hà Nội vào năm 2019.
Trái ngược với không khí rộn ràng vào dịp cuối năm thường thấy ở giai đoạn trước đại dịch, hoạt động kinh doanh khách sạn năm nay có phần trầm lắng hơn. Theo chia sẻ từ các đại diện khách sạn trong thành phố, mặc dù kết quả hoạt động chung sẽ không có sự đột biến trong dịp cuối năm nhưng vẫn kỳ vọng vào quý 1/2022 khởi sắc, thậm chí đầy hy vọng cho quý 2 khi các đường bay thương mại quốc tế được phục hồi. Nhiều khách sạn cao cấp tại TP.HCM đã bắt đầu ghi nhận sự cải thiện về nguồn cầu, chủ yếu đến từ dịch vụ F&B. Nhu cầu về tổ chức sự kiện cũng đang cho thấy tín hiệu phục hồi khi các khách sạn nhận được quan tâm về tổ chức hoạt động MICE, bên cạnh đó không thể không nhắc đến nhu cầu tổ chức tiệc cưới đang quay trở lại sau nhiều tháng phải tạm ngưng vì các quy định giãn cách.
KOLs của chương trình HoSkar Night tháng 12
Các khu nghỉ dưỡng tại những điểm đến du lịch như Đà Nẵng, Phan Thiết kỳ vọng hoạt động kinh doanh sẽ khôi phục trở lại sớm hơn, đặc biệt khi mùa lễ hội đang đến. Với tỷ lệ tiêm chủng đang được đẩy nhanh và nhu cầu du lịch bị dồn nén trong suốt thời gian qua, các chuyến đi nghỉ dưỡng là một hoạt động được nhiều du khách nội địa mong chờ. Trong đó, các dự án theo mô hình Integrated Resort đang nhận được nhiều sự quan tâm trên thị trường khi có thể đáp ứng nhu cầu của đa dạng nhóm khách, từ khách gia đình đến nhóm khách doanh nghiệp với nhu cầu tổ chức MICE hoặc các hoạt động team building. Đây thường là các dự án nghỉ dưỡng phức hợp lớn, cung cấp đa dạng tiện ích và hoạt động giải trí khác nhau như công viên giải trí, sòng bạc, sân golf, v.v. Bên cạnh mô hình Integrated Resort, Branded Residence cũng là mô hình đang thu hút được sự quan tâm của thị trường với nhiều sản phẩm dự kiến sẽ được ra mắt trong năm 2022.
biến thể Omicron: "Cú đấm bồi" vào ngành du lịch nghỉ dưỡng
Trong bối cảnh biến thể mới Omicron đang lan rộng trên toàn cầu, quá trình phục hồi của ngành du lịch thế giới vẫn còn nhiều bỏ ngỏ. Theo kết quả khảo sát do HoSkar Night thực hiện, 92% người tham dự chương trình bày tỏ lo ngại rằng Omicron có thể gây ra sự chậm trễ trong việc mở cửa trở lại biên giới quốc tế, trong đó 17% cho rằng mức độ ảnh hưởng có thể ở mức nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, với tốc độ tiêm chủng và các biện pháp kiểm soát phòng dịch hiện nay, phần lớn khách HoSkar Night cho rằng quá trình hồi phục các hoạt động du lịch sẽ diễn biến một cách lạc quan và thận trọng.
Kỳ vọng vào phân khúc cao cấp: Hướng đi tiềm năng giai đoạn "bình thường mới"
Các chuyên gia trong ngành chia sẻ thêm phân khúc cao cấp (luxury) được kỳ vọng là một trong những phân khúc có tốc độ hồi phục sớm nhất. Do các hoạt động du lịch quốc tế bị đình trệ trong hai năm vừa qua, tệp khách hàng với ngân sách cao dành nhiều sự quan tâm hơn đến các khu nghỉ dưỡng/khách sạn hạng sang nội địa đạt chuẩn quốc tế.
Phân khúc cao cấp (luxury) được kỳ vọng là một trong những phân khúc có tốc độ hồi phục sớm nhất
Bên cạnh đó, tệp khách hàng này vẫn có đủ nguồn lực để duy trì các hoạt động nghỉ dưỡng, du lịch bất chấp ảnh hưởng của đại dịch. Tuy nhiên, để có thể đáp ứng và phục vụ tốt nhóm khách hàng này, các khách sạn cần chú trọng hơn để có thể đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp, đáp ứng tiêu chí của nhóm đối tượng này. Trong đó, phần lớn sẽ có yêu cầu khắt khe hơn về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, tính riêng tư và thoải mái cũng như những trải nghiệm mà họ nhận được khi sử dụng dịch vụ tại khách sạn/resort hạng sang.
Với những triển vọng tích cực trong năm 2022, các nhà quản lý khách sạn vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề nhân sự - làm thế nào để giữ được nhân sự có chuyên môn cao và gia tăng sự gắn kết với tổ chức sau khoảng thời gian dài gánh chịu tác động của đại dịch Covid-19.
Góc tự hào: Một loạt danh hiệu thế giới dành cho du lịch Việt Nam 2021 Nhìn lại năm 2021, Việt Nam vinh dự khi có nhiều thành phố được Thế giới "xướng tên" như Đầm Trầm thuộc danh sách 25 bãi biển đẹp nhất thế giới, Cúc Phương là vườn quốc gia hàng đầu châu Á,... Vào đầu năm 2021, New York Times đã công bố 52 điểm đến trên thế giới trong năm 2021, trong đó khu...