Chuyên gia Google nhấn mạnh 2 yếu tố giúp thăng hạng công việc: Điều số 1 nhiều người ngại làm
2 chiến lược dưới đây giúp bạn cải thiện hiệu suất công việc, đồng thời tạo ra nơi môi trường chuyên nghiệp, phát triển bền vững và không ngừng học hỏi.
Nhân viên Apple bị dọa đuổi việc vì TikTok 6 đặc điểm của ứng viên tìm việc thu hút nhà tuyển dụng Bất chấp kỷ lục ngày ngắn nhất vừa lập, Trái Đất lại vừa xảy ra việc chưa từng có trong 50 năm! Baidu đặt chân vào ‘lịch sử’ ngành taxi Trung Quốc với việc đưa vào vận hành robot chở người Làn sóng sa thải của ngành công nghệ Trung Quốc lan rộng, giấc mộng “công việc trong mơ” tan vỡ
Lia Garvin (lãnh đạo hoạt động tại Google, diễn giả TEDx, tác giả sách) đã chia sẻ rằng nếu bạn muốn tăng tiến trong công việc, điều quan trọng là phải có những hành động hữu ích và thuyết phục. Điều này sẽ tạo cho bạn sự khác biệt.
Chia sẻ với Harvard Business Review, Garvin cho biết trong suốt sự nghiệp của mình, cô đã thử nhiều chiến lược và kỹ thuật để phát triển công việc. Cuối cùng, cô đã tìm ra 2 phương pháp hiệu quả và đáng tin cậy.
1. Nhận phản hồi từ cấp trên
Bạn càng chứng minh cho đồng nghiệp và quản lý của mình thấy sự ham học hỏi, bạn càng có nhiều cơ hội trong công việc. Bạn có thể hỏi cấp trên hoặc đồng nghiệp phản hồi về hiệu suất, kỹ năng hoặc khả năng làm việc của mình một cách công khai hoặc riêng tư. Quá trình trao đổi sự phản hồi tạo ra môi trường làm việc hài hoà, mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, vì lo ngại nhận về đánh giá tiêu cực, nhiều người không muốn hỏi về phản hồi từ cấp trên và đồng nghiệp.
Song cả phản hồi tích cực và tiêu cực đều quan trọng. Bởi những ý kiến đó phá vỡ các thói quen xấu, củng cố hành vi tích cực và cho phép các nhóm làm việc hiệu quả hơn để đạt mục tiêu. Cây viết Holly Corbett của Forbes cũng đồng tình với quan điểm này. Corbett còn đề cập đến một số nghiên cứu cho thấy lời phản hồi còn là động lực quan trọng nhất tạo nên các kết quả tích cực về tổ chức và tài chính.
Sự phản hồi còn có thể là công cụ giá trị trong việc giảm rủi ro. Bởi phản hồi giúp xác định các hành vi có khả năng gây ra vấn đề tại môi trường làm việc.
Video đang HOT
Garvin khuyên mọi người hãy chủ động hỏi về phản hồi trong công việc, đưa ra các ví dụ hoặc chủ đề cụ thể. Điều này thể hiện sự cởi mở của bạn và định hướng cuộc thảo luận một cách rõ ràng. Chẳng hạn, bạn có thể đặt câu hỏi cụ thể về thời gian và lĩnh vực bạn cần phản hồi như dự án mới hoàn thành cách đó vài ngày.
Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc việc chia sẻ phản hồi đó với những đồng nghiệp đáng tin cậy. Việc làm này để xem liệu họ có nhận thấy những vấn đề tương tự không.
Ảnh minh hoạ: Resource Solutions.
2. Xây dựng các mối quan hệ
Các mối quan hệ là một phần không thể thiếu của sự thành công trong công việc. Bạn sẽ nhận thấy sự gia tăng năng suất và sự hài lòng trong công việc nói chung. Mối quan hệ với đồng nghiệp làm tăng sự kết nối, cung cấp cho bạn sự hướng dẫn cần thiết và khuyến khích bạn làm việc tích cực hơn.
Bên cạnh đó, bạn có thể xây dựng mối quan hệ và kết nối với những người từ các lĩnh vực khác. Chẳng hạn, nếu bạn làm trong lĩnh vực bán hàng hoặc tiếp thị, bạn nên tìm hiểu những người trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng hoặc thiết kế. Khi hiểu được ưu tiên và thách thức của họ, bạn có thể đưa ra những cách làm việc/giải quyết phù hợp.
Garvin gọi sự liên kết này là “trình kết nối dấu chấm”. Cô giải thích: “Trình kết nối dấu chấm về cơ bản xác định các cơ hội mà những người khác không nhìn thấy, mở khoá các giải pháp mới cho các vấn đề cũ. Làm việc trong lĩnh vực công nghệ, tôi thấy rằng những người cố gắng tìm hiểu về các nhóm hoặc sản phẩm bên ngoài lĩnh vực của họ thường chứng minh được giá trị bản thân nhanh hơn”.
Garvin nhấn mạnh điều quan trọng là bạn cần có mối quan hệ với đúng người. Họ có thể là những người giúp bạn mở ra cánh cửa cơ hội mới trong công việc. Những người bạn đã học cùng, sếp hoặc đồng nghiệp từ chỗ làm cũ… đều có tiềm năng giúp bạn cải thiện và phát triển trong công việc.
Ảnh minh hoạ: Unsplash.
Khách sạn cũng làm... NFT
Nghe giống như một giải pháp hoàn hảo... ít nhất là đối với các khách sạn, vì họ đã đẩy được công việc mua bán lại phòng cho khách du lịch.
Ngành khách sạn đang nóng lên nhờ NFT (Non-fungible token - tài sản không thể thay thế) trong bối cảnh tình trạng "no-show" (đặt phòng nhưng không đến) và huỷ đặt phòng gây thất thoát hơn 100 triệu USD tại Hoa Kỳ mỗi năm. Giờ đây, các khách sạn đang chuyển sang sử dụng blockchain để tìm cách bù đắp phần lỗ đó.
Đối với khách sạn: Pinktada, một nền tảng đặt phòng mới, hợp tác với các khu nghỉ dưỡng địa phương để nhận đặt phòng ở các điểm nóng như Caribe và Hawaii và biến chúng thành NFT.
Khách sạn gắn mỗi voucher với một NFT.
Đối với khách thuê phòng: họ có thể đặt phòng bằng cách mua những NFT đó từ Pinktada với mức giá thấp hơn so với giá phòng linh hoạt (được quyền hủy phòng) mà họ đặt trực tiếp với khách sạn. Nếu họ cần hủy, họ có thể tặng hoặc bán lại phòng đó trên thị trường NFT của Pinktada
Nói một cách nôm na, các khách sạn sẽ biến 1 đêm nghỉ ở 1 phòng của mình thành 1 loại voucher. Cứ ai có voucher đó thì được nghỉ 1 đêm ở 1 phòng đã định.
Sau đó, khách sạn gắn mỗi voucher với một NFT. Mỗi NFT là một "chứng nhận điện tử" của voucher, có NFT trên máy tính tức là sở hữu voucher tương ứng.
Các khách sạn sẽ bán các NFT đó trên một sàn thương mại điện tử blockchain. Khách cần nghỉ sẽ lên đó mua NFT và đi nghỉ. Nếu họ muốn hủy phòng, họ chỉ cần bán lại NFT cho người khác. Các khách sạn sẽ không phải làm gì trong cuộc mua bán giữa các người đi nghỉ này. Điều đó sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí cho khách sạn.
Thời gian gần đây, doanh số NFT đã giảm mạnh khi các khoản đầu cơ bị đè bẹp bởi lãi suất cao. Nhưng ngày càng nhiều ngành công nghiệp - từ chăn nuôi gia súc đến ăn uống cao cấp và mới đây nhất là khách sạn - đang chuyển sang blockchain cho các ứng dụng trong thế giới thực. Tháng trước, NoMo SoHo ở thành phố New York đã trở thành một trong những khách sạn đầu tiên tại Mỹ cung cấp các gói dựa trên NFT với các đặc quyền như trả phòng trễ và bữa sáng miễn phí.
NHƯ VẬY LÀ:
Nghe giống như một giải pháp hoàn hảo... ít nhất là đối với các khách sạn, vì họ đã đẩy được công việc mua bán lại phòng cho khách du lịch. Trong khi họ có thể giảm chi phí tồn kho và giảm thiểu tác động đến doanh số bán hàng do các lệnh huỷ phòng, khách du lịch phải chịu gánh nặng về việc bán lại phòng của họ - hoặc chấp nhận mất tiền.
Thêm vào đó, vì là mua bán NFT trên sàn điện tử, nên các thuật toán mua bán NFT "phòng nghỉ" có thể tính toán được cách mua/giữ phòng trong mùa cao điểm để đạt được lợi nhuận lớn nhất.
Lý thuyết là như thế, nhưng tất cả mới chỉ là khởi đầu. Thời gian sẽ cho chúng ta biết liệu xu hướng này có bùng nổ hay không, khi mà các chuỗi lớn như Hilton hay Marriott vẫn đang đứng ngoài lề.
Làn sóng sa thải của ngành công nghệ Trung Quốc lan rộng, giấc mộng 'công việc trong mơ' tan vỡ Từ chỗ là 'công việc trong mơ' cho giới trẻ, giờ đây những người khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang tiến hành sa thải hàng chục nghìn nhân sự cũng như dừng tuyển dụng mới. Khi Aaron Wang gia nhập ByteDance ở tuổi 25, cô nghĩ rằng mình đã tìm được công việc trong mơ. Làm việc tại một thành phố phía...