Chuyên gia gợi ý nghi lễ, văn cúng Rằm tháng Giêng theo văn hóa người Việt
Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024 nhằm ngày thứ Bảy, 24/2 Dương lịch. Theo tục lệ truyền thống, các gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ dâng cúng tổ tiên, thần Phật.
Nhiều người chọn đi chùa cầu an.
Vì sao quan niệm “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”?
Rằm tháng Giêng là ngày lễ được nhiều gia đình Việt coi trọng. Nhiều người quan niệm “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng” nên thường chuẩn bị đồ lễ chu đáo để cầu mong may mắn, tài lộc cả năm.
Rằm tháng Giêng còn có một số tên gọi khác như lễ Thượng nguyên, Tết treo đèn, Tết Nguyên tịch, Tết Nguyên tiêu…
Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Trọng Tuệ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Văn hóa phương Đông cho hay, sở dĩ dân gian có câu “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng” là bởi ngày này có một ý nghĩa đặc biệt trong hệ thống tâm linh và tín ngưỡng của người phương Đông.
Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Trọng Tuệ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Văn hóa phương Đông cho hay, cũng như ngày rằm, mùng một trong các tháng khác, nên cúng đúng ngày và không cần chọn giờ (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Đây là một tín ngưỡng của Đạo Giáo, truyền bá vào các quốc gia phương Đông từ rất xa xưa. Tín ngưỡng của Đạo giáo thờ 3 vị thần: Thiên Quan, Địa Quan, Thủy Quan hay còn gọi là Tam Nguyên (Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên).
Các ngày lễ Tam Nguyên: Rằm tháng Giêng (lễ Thượng Nguyên), Rằm tháng Bảy (lễ Trung Nguyên) và Rằm tháng 10 (lễ Hạ Nguyên).
Ngày Rằm tháng Giêng là ngày Thánh Đản (ngày vía) của đức Thiên Quan (Ngọc Hoàng) hay còn gọi là Thiên Quan nhất phẩm tử vi Đại Đế. Đây là vị thần cai quản toàn bộ Thiên Đình, trông coi họa phúc của nhân gian.
Theo Đạo Giáo, ngày này Thiên Quan sẽ ban phúc lành cho toàn bộ hạ giới nên dân gian gọi là ngày Thiên Quan Tứ Phúc (Thiên Quan ban phúc).
Vì vậy, dân gian sẽ chọn Rằm tháng Giêng để lập đàn tế lễ, cầu mong phúc lành, tiêu tai giải họa, làm lễ “dâng sao giải hạn”… cầu mong cho một năm được bình yên, an lạc. Rằm tháng Giêng vì thế trở thành một ngày quan trọng trong số các lễ tiết của năm.
Mâm cúng Rằm tháng Giêng của một gia đình Hà Nội (Ảnh: Hồng Anh).
Người Việt do chịu một phần ảnh hưởng của văn hóa Đạo giáo trong quá trình lịch sử nên dân gian Việt Nam cũng có tục cúng Rằm tháng Giêng hay lễ Thượng Nguyên.
Trong các triều đại phong kiến xưa, triều đình đều tổ chức lễ Thượng Nguyên rất long trọng, trực tiếp Hoàng đế làm chủ lễ, cầu mong cho thiên hạ thái bình, nơi nơi thịnh vượng, người người an lạc. Trong dân gian, khắp mọi miền đều tổ chức lễ Rằm tháng Giêng rất phong phú.
Lại có thuyết cho rằng, thời vua Minh đế nhà Hán, Hán Minh đế là người tin sùng Phật pháp nên Rằm tháng Giêng ra lệnh toàn hoàng cung thắp đèn thâu đêm cúng dường chư phật. Dân gian theo đó lưu truyền nghi thức cúng tế, lễ Phật cầu an trong ngày rằm đầu tiên của năm.
Nhiều người cũng coi đây là thời điểm thích hợp để cầu nguyện an lành cho cả năm. Giới Phật tử và toàn thể dân chúng vì thế rất xem trọng ngày này. Nhiều nơi, người dân đi lễ chùa, nhiều nhà chùa làm lễ cầu an…
Ngày, giờ và nghi thức cúng Rằm tháng Giêng
Về ngày, giờ cúng Rằm tháng Giêng, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Trọng Tuệ cho rằng, Rằm tháng Giêng cũng như ngày rằm, mùng một trong các tháng khác, nên cúng đúng ngày và không cần chọn giờ.
Thủ tục ngày lễ Thượng Nguyên sẽ gồm hai phần: Lễ Thượng Nguyên và Đêm Hội Nguyên Tiêu.
Lễ Thượng Nguyên thường được tiến hành vào ban ngày, dân gian sẽ bày hương án ngoài trời, viết bài vị “Thiên Quan Tứ Phúc” và dâng đồ lễ gồm hoa quả, vật thực.
Đêm hội Nguyên Tiêu sẽ gồm nhiều hoạt động vui chơi, giao lưu văn hóa, nhưng theo lề lối cổ xưa thì sẽ có lễ hội Hoa Đăng (thả đèn), Thiên Đăng (thả đèn trời) và kèm theo các hoạt động văn hóa như Đố đèn, Thả thơ, hát múa…
Theo phong tục, thời gian lễ Thượng Nguyên thường vào ban ngày của ngày Rằm tháng Giêng, không có quy ước về giờ cụ thể. Có một số quan điểm cho rằng cần phải cúng trước 12h hay cúng trước mấy ngày đều là không có căn cứ.
Mâm cúng Rằm tháng Giêng, văn cúng Rằm tháng Giêng
TÀI TRỢ
Lumi
CapitaLand mở bán căn hộ “xanh” Lumi Hanoi giá đợt I chỉ 66tr/m2
Video đang HOT
Nhiều người Việt cho rằng, càng làm lễ to, đốt nhiều vàng mã càng thể hiện lòng thành tâm, cả năm sẽ gặp sung túc, may mắn, thuận lợi. Tuy nhiên, ông Tuệ cho rằng, quan niệm này không đúng.
“Như trên đã nói, việc cúng rằm tháng Giêng là một tín ngưỡng dân gian và nó cũng là một ngày hội với nhiều phong tục đẹp, một nét văn hóa cổ truyền đặc sắc.
Vì vậy, chúng ta cần hiểu đúng và tránh những suy diễn, mê tín dị đoan khiến phong tục đẹp đó bị biến tướng”, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Văn hóa Phương đông nói.
Theo chuyên gia này, trên phương diện văn hóa, việc tổ chức lễ Thượng Nguyên, đêm hội Nguyên tiêu nên theo hướng nhằm gìn giữ những nét đẹp trong văn hóa truyền thống. Việc cúng lễ, cốt ở thành tâm là chính, không nên bày vẽ tốn kém, suy diễn bịa đặt nhiều thứ mê tín.
Những quan điểm cho rằng càng làm lễ to, đốt nhiều vàng mã thì càng thể hiện lòng thành là không đúng. Thiên địa vốn công bằng với tất cả mọi người, tốt hay không là ở suy nghĩ và hành động của mỗi con người.
Nếu làm những việc trái với đạo lý, xã hội thì cúng lễ nhiều cũng chẳng có ích gì. Hơn thế nữa, việc đốt nhiều vàng mã sẽ gây tốn kém lãng phí, ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn rất cao, cần phải được hạn chế.
Trong ngày Rằm tháng Giêng, việc chuẩn bị mâm cúng cũng được các gia đình chăm chút. Mâm cúng Rằm tháng Giêng có thể bao gồm mâm cỗ mặn và mâm cỗ chay.
Mâm cỗ mặn thường có 4 bát, 6 đĩa như gà trống luộc, canh măng, món xào thập cẩm, nem, giò, xôi, bánh chưng, nộm… và các vật phẩm khác như hương hoa vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu.
Mâm cỗ chay thường có chè, xôi, hoa quả và đặc biệt là bánh trôi nước. Nhiều người quan niệm, ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên tiêu là mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.
Văn cúng Rằm tháng Giêng theo gợi ý của nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Tuệ:
Đạo trời huyền diệu, phúc họa bất do nhân tâm tự chuyển. Xưa nay lòng người đều mong được thập phần an lạc, nhưng thiên cơ khó lường, vận đất khó thông, nên đều phải cậy nhờ Thiên Quan Tứ Phúc.
Nay tại:… Tín chủ con là:…
Nhân lễ Thượng Nguyên, vi kỳ thánh đản, sắm sửa hương hoa vật thức, thành tâm dâng lễ
Cung thỉnh đức Thượng Nguyên Tứ Phúc Thiên Quan nhất phẩm Tử vi đại đế giám lâm
Cung thỉnh: Tôn thần bản gia thần linh, thần hoàng bản thổ, Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia chấp sự chư vị tôn thần, Ngũ phương ngũ thổ Phúc đức chính thần, Ngũ phương ngũ lộ Long mạch tài thần và hội đồng nội ngoại gia tiên… lai lâm chứng giám long thành tín chủ.
Đức ngài Thiên Quan đại đế quyền thông ba cõi, thần uy nghiêm lắng, mắt thánh chiếu soi. Thượng Nguyên ban phúc khắp vô cùng, trần gian ngưỡng cầu ơn mưa móc.
Hôm nay gặp dịp Tết Thượng Nguyên, vi kỳ thánh đản, Thiên Quan ban phúc muôn nơi, tín chủ con thành tâm quét dọn nhà cửa, sửa biện hương hoa, đèn nhang, lễ vật… dâng cúng trước án nhất tâm phụng thỉnh, mong ngài ban phúc, tống ách, trừ tai, giải họa.
Mong cho được mạnh khỏe bình an, nhân khang vật thịnh, chốn chốn yên vui, nhà nhà lợi lạc, người người đều được hạnh phúc an khang.
Tín chủ con xin lòng thành nhất tâm sám hối, hành thiện thi nhân. Con xin khấu thủ trước án, mong được soi xét.
Xem ngày lành tháng tốt 22/2/2024: Đây là ngày xấu không nên làm các việc như mở cửa hàng, cưới hỏi, cầu tài, động thổ, sửa nhà.
Xem ngày 22/2/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình.
Ngày dương lịch: Thứ 5, ngày 22, tháng 2, năm 2024
Ngày âm lịch: Ngày 13, tháng 1, năm Giáp Thìn
Bát tự: Ngày: Bính Thìn - Tháng: Bính Dần - Năm: Giáp Thìn
Tiết khí: Vũ Thủy (Mưa ẩm)
Ngày 22/2/2024 tức (13/1/Giáp Thìn) là ngày Kim Quỹ Hoàng Đạo.
Ngày 22/2/2024 dương lịch (13/1/2024 âm lịch) là ngày Đường Phong theo Lịch ngày xuất hành của cụ Khổng Minh. Ngày này : Rất tốt, xuất hành thuận lợi, cầu tài được như ý muốn, gặp quý nhân phù trợ.
Tổng quan việc nên làm và nên tránh làm trong ngày
- Nên: Làm những việc hàng ngày.
- Không nên: Làm các công việc quan trọng như tế tự, cầu phúc, chữa bệnh, tranh chấp, kiện tụng, giải oan, xuất hành, di chuyển chỗ ở, nhập học, nhận việc, khai trương, mở cửa hàng, giao dịch, ký hợp đồng, cầu tài và các công việc , mai táng, sửa mộ, cải mộ, khởi công xây dựng, động thổ, sửa chữa nhà, hôn thú.
Hướng dẫn xem ngày lành tháng tốt
Hướng dẫn xem ngày lành tháng tốt
Làm sao để có thể xác định ngày đẹp hay ngày xấu? Đây là một vài điều nên lưu tâm khi chọn ngày lành tháng tốt.
- Tránh các ngày xấu, ngày hắc đạo. Chọn ngày tốt, ngày hoàng đạo.
- Chọn ngày không xung khắc với tuổi.
- Cân nhắc chọn ngày sao tốt, tránh ngày sao xấu. Nên chọn ngày có nhiều sao Đại Cát và cố gắng tránh ngày có nhiều sao Đại Hung.
- Cân đối thêm Trực và Nhị thập bát tú tốt.
Các giờ đẹp trong ngày
- Canh Dần (3h-5h): Tư Mệnh
- Nhâm Thìn (7h-9h): Thanh Long
- Quý Tị (9h-11h): Minh Đường
- Bính Thân (15h-17h): Kim Quỹ
- Đinh Dậu (17h-19h): Bảo Quang
Advertisements
Ads end in 04
X
- Kỷ Hợi (21h-23h): Ngọc Đường
Xung khắc
Xung ngày: Mậu Tuất, Nhâm Tuất, Nhâm Ngọ, Nhâm Thìn, Nhâm Tý
Xung tháng: Giáp Thân, Nhâm Thân, Nhâm Tuất, Nhâm Thìn
Sao xấu - sao tốt
1. Sao tốt:
- Nguyệt Đức: Tốt mọi việc
- Thiên phú: Tốt mọi việc, nhất là xây dựng nhà cửa, khởi công, động thổ; khai trương, mở kho, nhập kho; an táng
- Thiên tài: Tốt cho việc cầu tài lộc; khai trương
- Nguyệt Ân: Tốt mọi việc
- Lộc khố: Tốt cho việc cầu tài lộc; khai trương; giao dịch
- Nhân Chuyên: Đại cát: tốt mọi việc, có thể giải được sao xấu (trừ Kim thần thất sát)
2. Sao xấu:
- Thổ ôn (Thiên cẩu): Kỵ xây dựng nhà cửa; đào ao, đào giếng; tế tự
- Thiên tặc: Xấu đối với khởi tạo; động thổ; về nhà mới; khai trương
- Cửu không: Kỵ xuất hành; cầu tài lộc; khai trương
- Quả tú: Xấu với cưới hỏi
- Phủ đầu dát: Kỵ khởi công, động thổ
- Tam tang: Kỵ khởi tạo; cưới hỏi; an táng
- Không phòng: Kỵ cưới hỏi
Trực
Mãn (Nên cầu tài, cầu phúc, tế tự.)
Nhị thập bát tú
Sao: Khuê
Ngũ hành: Mộc
Động vật: Lang (Sói)
KHUÊ MỘC LANG: Mã Vũ: XẤU
(Bình Tú) Tướng tinh con chó sói, chủ trị ngày thứ 5.
- Nên làm: Tạo dựng nhà phòng, nhập học, ra đi cầu công danh, cắt áo.
- Kiêng cữ: Chôn cất, khai trương, trổ cửa dựng cửa, khai thông đường nước, đào ao móc giếng, thưa kiện, đóng giường lót giường.
- Ngoại lệ: Sao Khuê là một trong Thất Sát Tinh, nếu đẻ con nhằm ngày này thì nên lấy tên Sao Khuê hay lấy tên Sao của năm tháng mà đặt cho trẻ dễ nuôi.
Sao Khuê hãm địa tại ngày Thân: Văn khoa thất bại.
Tại ngày Ngọ là chỗ Tuyệt gặp Sanh, mưu sự đắc lợi, nhất là gặp ngày Canh Ngọ.
Tại ngày Thìn tốt vừa vừa.
Tại ngày Thân sao Khuê đăng viên: Tiến thân danh.
Khuê tinh tạo tác đắc trinh tường,
Gia hạ vinh hòa đại cát xương,
Nhược thị táng mai âm tốt tử,
Đương niên định chủ lưỡng tam tang.
Khán khán vận kim, hình thương đáo,
Trùng trùng quan sự, chủ ôn hoàng.
Khai môn phóng thủy chiêu tai họa,
Tam niên lưỡng thứ tổn nhi lang.
Kiến giải
Không thể nói ngày tốt xấu dựa trên kinh nghiệm dân gian hoặc một cách xem ngày đơn giản nào đó, vì đó chỉ là một phần nhỏ trong phép xem ngày. Muốn xem đúng thì phải tổng hợp tất cả các cách xem ngày lại rồi phân tích tốt xấu thì mới biết ngày đó tốt hay xấu. Kết quả dự đoán mà chúng tôi đưa ra đã được phân tích, tính toán rất kỷ và được tổng hợp trên nhiều tài liệu xem ngày có giá trị cổ xưa khác nhau, quý vị có thể an tâm dùng cho mọi sự việc.
Cổ nhân nói Năm tốt không bằng ngày tốt, ngày tốt không bằng giờ tốt, trong xem ngày phải có phép "quyền biến" tức là tuỳ sự việc mà chọn ngày cho phù hợp, ví như ma chay nếu gấp gáp không chọn được ngày tốt, thì ta chọn ngày gần đó đỡ xấu hơn, nếu không chọn được ngày tốt thì ta chọn giờ tốt để khởi sự, nếu không nữa, hãy chọn hướng tốt mà đi.
Hôm nay ngày gì, ngày hôm nay có tốt không, giờ hoàng đạo hôm nay, giờ đẹp hôm nay, giờ tốt hôm nay, coi ngày tốt xấu hôm nay, ngày hôm nay tốt hay xấu, hôm nay là ngày gì ... là những câu hỏi mà Báo Đắk Nông thường xuyên nhận được. Hi vọng, với những thông tin cung cấp trên đã phần nào giúp bạn đọc tìm được câu trả lời cho riêng mình. Chúc các bạn một ngày Vạn sự An lành!
Ngày Vía Thần Tài 2024: Những việc cần làm để tài lộc sinh sôi, tiền vào như nước Trước và trong ngày Vía Thần Tài 2024, theo chuyên gia phong thủy, cần làm 1 số việc để cả năm làm ăn may mắn, tài lộc sinh sôi, không lo mất của. Ngày Vía Thần Tài 2024 là ngày nào? Ngày Thần Tài là ngày 10 tháng Giêng (tức ngày 10/1 Âm lịch) hàng năm, do đó, ngày Vía Thần Tài 2024...