Chuyên gia giáo dục – Tiến sĩ Vũ Thu Hương: Hãy dừng ‘đầu độc’ trẻ bằng điện thoại, máy tính
Chương trình “Để con tư duy, phát huy sáng tạo” của Quỹ tầm vóc Việt (VTV1) diễn ra đúng lúc trời Hà Nội trở lạnh, mưa phùn (ngày 18-10), nhưng vẫn chật kín các bạn nhỏ.
Chương trình “Để con tư duy, phát huy sáng tạo” của Quỹ tầm vóc Việt (VTV1) thu hút nhiều bạn nhỏ tham gia.
Chuyên gia giáo dục, Tiến sĩ Vũ Thu Hương với vai trò đồng “quản trò” vừa tham gia trò chơi với các bạn nhỏ, vừa chia sẻ, tư vấn những kiến thức về nuôi dạy trẻ cho phụ huynh.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Vũ Thu Hương cho biết:
- Thực sự hôm nay mình rất vui vì được mời tham gia một chương trình ý nghĩa và sôi nổi như thế này. Mình đã cộng tác cùng Chương trình Vì tầm vóc Việt trong một thời gian dài và rất thích thú với những nội dung mà chương trình mang đến cho trẻ nhỏ.
Các chương trình của Vì tầm vóc Việt luôn hướng đến việc nâng cao kỹ năng và phẩm chất của trẻ chứ không tập trung vào việc giáo dục kiến thức – đây chính là những điều mà trẻ em Việt Nam đang rất thiếu. Ví dụ như sự kiện tổ chức các trò chơi với nội dung “Để con tư duy, phát huy sáng tạo”, khi tham gia chơi cùng các con, thấy các con thể hiện những kết quả ngoài cả dự đoán của mình, mình thực sự rất vui.
Chuyên gia giáo dục, Tiến sĩ Vũ Thu Hương với vai trò đồng “quản trò” vừa tham gia trò chơi với các bạn nhỏ, vừa chia sẻ, tư vấn những kiến thức về nuôi dạy trẻ cho phụ huynh.
Trong chuỗi những trò chơi “Để con tư duy, phát huy sáng tạo” hôm nay, ngoài việc được vận động vui vẻ, trẻ đã học được những bài học gì?
- Trước hết chúng ta phải nhìn thấy rằng những trò chơi này không chỉ là giải trí, vui vẻ mà còn có tác dụng rất lớn trong việc phát triển trí thông minh của trẻ.
Có những trò chơi đẩy mạnh vốn từ của trẻ, ví dụ như các trò chơi nối từ. Trò chơi này cũng để mở rộng những hiểu biết của các con về tiếng Việt và nâng cao trí thông minh về ngôn ngữ.
Có những trò chơi đẩy mạnh sự phát triển các giác quan như trò chơi đoán vật, các con phải sử dụng rất nhiều kiến thức, hiểu biết và sự tưởng tượng của mình để khám phá ra đó là đồ vật gì hoặc là thể hiện bằng ngôn ngữ cơ thể cho các bạn biết đó là đồ vật gì?
Bên cạnh đó, buổi sáng nay còn những trò chơi vận động thu hút trẻ như: kéo co, dùng ngôn ngữ cơ thể mô tả đồ vật…. Những trò chơi này, nhìn có vẻ không liên quan đến phát triển tư duy sáng tạo nhưng thực tế lại có tác dụng rất lớn cho trí thông minh của trẻ.
Video đang HOT
Bởi lẽ, trên cơ thể của chúng ta tất cả các bộ phận đều nối với não, được não chỉ huy nhưng chỉ có 2 bộ phận là chúng ta có thể tác động ngược lại não giúp não phát triển hơn là chân và tay. Khi vận động chân, tay sẽ giúp não bộ được vận hành và phát triển vượt bậc. Ngoài ra, các trò chơi còn giúp trẻ phát triển những khả năng khác như: làm việc nhóm, khả năng trình bày, giao tiếp, mạnh dạn và tự tin hơn…
Những trò chơi vận động thu hút trẻ như: kéo co, dùng ngôn ngữ cơ thể mô tả đồ vật…. thu hút các bạn nhỏ.
Theo chị, trẻ đã được đáp ứng đủ nhu cầu phát triển về tư duy sáng tạo qua các trò chơi vận động ở nhà và trường học chưa?
- Thời gian của các con ở trường và ở nhà hiện khá hạn hẹp cho những trò chơi vận động, sáng tạo. Đặc biệt là những bạn từ 6 tuổi trở lên, hiện các con phải học 2 buổi ở trường, về nhà lại vật vã với đống bài tập, các con có quá ít thời gian để vận động, chơi trò chơi.
Còn các bạn nhỏ ở trường mầm non thì thường bị hạn chế chơi các trò vận động do giáo viên sợ các con bị tai nạn thương tích. Đây chính là điều rất đáng tiếc. Vì vậy, gia đình và nhà trường cần làm cách nào đó để đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, giúp trẻ vận động nhiều hơn để các con phát triển não bộ tốt và hình thành các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.
Vậy bố mẹ cần làm gì để giúp con phát triển tư duy, sáng tạo?
- Trong quỹ thời gian ít ỏi của mình, bố mẹ hoàn toàn có thể nghĩ ra các trò chơi để chơi cùng con ở nhà giúp con phát triển tư duy như: ngồi tưởng tượng những đồ vật mà mình nhìn thấy; đối với trẻ nhỏ hơn thì có thể đổ cát, gạo, bịt mắt cho con sờ đoán đồ vật, giúp phát triển các cơ quan xúc giác và trí tưởng tượng. Nếu gia đình có đông anh em có thể chơi các trò chơi nối từ…
Điều quan trọng là bố mẹ có sẵn sàng dành thời gian cho các con không, còn trò chơi phát triển tư duy đơn giản thì có rất nhiều. Bố mẹ hãy hành động, lôi con ra khỏi chiếc điện thoại và những trò game vô bổ.
Mới đây có một sự việc khá đau lòng xảy ra ra là một bé gái 5 tuổi bắt chước trò chơi xem trên youtube đã lấy khăn voan thắt vào cổ và gây tử vong. Đây không phải là lần đầu tiên những trò trên mạng gây hậu quả nghiêm trọng, chị có cảnh báo gì cho phụ huynh?
- Các thiết bị điện tử nó có tác động rất tệ đến trẻ khiến cho trẻ phát triển não bộ. Nó khiến cho não bộ của trẻ phát triển lệnh lạc và không hoàn thiện, chưa kể nó sẽ khiến cho trẻ bị trì trệ vì ít hoạt động. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả là trẻ có nguy cơ mắc thêm rất nhiều bệnh về tâm lý nữa. Chưa kể là các nội dung phát trên youtube và các trang mạng còn chưa được kiểm duyệt, có những phần mềm, những kênh rất nguy hiểm.
Cái chết của cháu bé 5 tuổi vừa rồi là một lời cảnh báo vô cùng đau xót mà chúng ta phải nhìn nhận lại. Người lớn đừng vì “lười biếng” chơi với con mà vô tình “đầu độc” con bằng điện thoại, máy tính. Các bố mẹ cần hiểu rằng: Trẻ dưới 6 tuổi thì tuyệt đối không được sử dụng các thiết bị điện tử. Khi các con đã lớn khoảng 14 – 15 tuổi thì chúng ta mới hướng dẫn các con sử dụng và có kiểm soát.
Hiện nay nuôi dưỡng một đứa trẻ hầu như cha mẹ mới chỉ quan tâm được đến vấn đề giáo dục còn vấn đề dinh dưỡng và vận động (2 yếu tố vô cùng cần thiết trong tam giác phát triển toàn diện) thì vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Chị nghĩ gì về điều này?
- Chúng ta vẫn thường nghĩ, dinh dưỡng, vận động, giáo dục là 3 mảng tách rời nhưng thực tế chúng có liên kết vô cùng chặt chẽ với nhau.
Với 1 đứa trẻ có dinh dưỡng không đầy đủ thì các con sẽ có cơ thể yếu ớt, khi đó, các con sẽ gặp khó khăn khi học tập và lười vận động. Cũng chính điều này khiến việc phát triển trí não cũng kém hơn so với những trẻ được vận động thường xuyên. Đồng thời khi chúng ta hướng dẫn các con các hoạt động kỹ năng hoặc nâng cao về phẩm chất đạo đức thì tự nhiên các con sẽ phát triển về mặt dinh dưỡng và vận động. Bởi lẽ, khi đó các con cũng sẽ hiểu là cái gì là tốt cho mình, các con sẽ tập trung chăm sóc bản thân tốt nhất mà không cần bố mẹ phải nhắc nhở.
3 “đỉnh chóp” phát triển toàn diện này là không thể thiếu, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm.
Sự kiện “Để con tư duy, phát huy sáng tạo” diễn ra trong 2 ngày 17 và 18-10 (Buổi sáng từ 8h đến 12h, buổi chiều từ 15h đến 20h).
Tham dự sự kiện, các bé được tham gia nhiều trò chơi và thưởng thức các sản phẩm trong gian hàng TH true MILK, Trong đó Sữa chua uống Pho mát Tự nhiên TOPKID được yêu thích hơn cả.
Đây là bộ sản phẩm TOPKID dành riêng cho trẻ em, được bổ sung bộ vi chất được tính toán khoa học về thành phần và hàm lượng giúp hỗ trợ tối ưu phát triển chiều cao và năng lượng trí não của trẻ.
Các nội dung khuyến khích sự vận động, sáng tạo của trẻ được phát trên Chương trình Vì tầm vóc Việt lúc 20h10 ngày 18-10. Phụ huynh có thể xem lại trên VTV go.
Đổi mới chương trình, SGK: Không đơn thuần chỉ là thay đổi chương trình, sách học
Khẳng định sự cần thiết phải đổi mới chương trình, cùng với đó là sách giáo khoa (SGK), ông Trần Tuấn Khanh, Phó Giám đốc sở GD&ĐT An Giang, đồng thời đánh giá khá cao những SGK mới đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt.
Ảnh minh họa/internet
Xu thế tất yếu
Đưa lý do cần thiết phải đổi mới chương trình, SGK, ông Trần Tuấn Khanh cho rằng: Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành bộc lộ một số hạn chế về nội dung và phương pháp giảng dạy; đặc biệt trước sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và của thế giới, sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, đặt biệt là cuộc cách mạng 4.0.
Sự thay đổi này đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tế nhanh chóng và chính xác; biết nghiên cứu và giải quyết các phát sinh từ thực tiễn; biết làm việc theo nhóm, biết phân công phân việc; biết ngoại ngữ; biết sử dụng công nghệ thông tin trong học tập và làm việc.
Đối với học sinh, bên cạnh những kết quả đạt được trong học tập như: học tốt hơn, tiếp thu kiến thức nhanh, giải quyết những vấn đề khó một cách nhanh chóng và hiệu quả, biết sử dụng máy tính, điện thoại tốt hơn...; vẫn bộc lộ nhiều các khiếm khuyết như: khả năng giao tiếp, khả năng thuyết trình trước đám đông, khả năng hùng biện, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một sự vật, một hiện tượng, khả năng làm việc nhóm, phân công nhiệm vụ, các kỹ năng sống, sự thích nghi với môi trường thay đổi... Những khiếm khuyết này đòi hỏi cần phải trang bị cho học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Bên cạnh đó, việc truyền thụ kiến thức một chiều từ thầy sang trò hiện nay không còn phù hợp với xu thế thời đại. Các kiến thức hàn lâm, các thủ thuật giải quyết về lý thuyết trong các môn học đã và đang có sự trợ giúp mạnh mẽ của internet,....
Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh, lấy học sinh là trung tâm của việc dạy và học đã và đang phát triển mạnh mẽ. Việc học tập trao đổi thông tin qua internet đã trợ giúp rất lớn trong công tác dạy và học. Những điều đó đòi hỏi hơn bao giờ hết mỗi thầy cô giáo phải thay đổi về phương pháp giảng dạy.
Ngoài ra, đổi mới phương pháp dạy học, chương trình SGK còn đi đôi với đổi mới trong kiểm tra đánh giá. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã và đang từng bước thay đổi trong kiểm tra đánh giá học sinh, không phủ nhận hết các cách kiểm tra đánh giá cũ, kịp thời bổ sung điều chỉnh, tận dụng các tiến bộ về khoa học của công tác kiểm tra đánh giá của thế giới, vận dụng một cách phù hợp vào điều kiện thực tế của đất nước, tâm sinh lý và tập quán của người Việt Nam một cách hài hòa và sự đồng thuận của xã hội..
Tuy nhiên, ông Trần Tuấn Khanh cũng lưu ý, đổi mới chương trình, SGK không chỉ đơn thuần là thay đổi chương trình, thay đổi sách học, thay đổi phương pháp giảng dạy, mà cốt lõi còn phải thay đổi là phương pháp quản lý dạy và học.
"Đội ngũ giáo viên tốt, chương trình giảng dạy hay nhưng cách quản lý không thay đổi, không tiếp cận, nhạy bén với cái mới của đội ngũ cán bộ quản lý chắc chắn kết quả của sự thay đổi sẽ không đạt hiệu quả tốt" - Phó Giám đốc sở GD&ĐT An Giang cho hay.
SGK mới tạo điều kiện tốt để giáo viên đổi mới phương pháp
Nhận định về các bộ SGK lớp 1 hiện hành được bộ GD&ĐT phê duyệt và triển khai giảng dạy từ năm học 2020-2021, ông Trần Tuấn Khanh cho rằng: Các bộ sách đều được tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK.
Các bộ SGK bảo đảm được khung kiến thức chung thể hiện đúng, đủ, rõ mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh và yêu cầu về đánh giá kết quả giáo dục được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục, làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác kết quả giáo dục.
Mỗi bài học trong SGK tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm; tạo cơ hội và khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, phát huy tiềm năng của mỗi học sinh.
Ông Trần Tuấn Khanh ví dụ: SGK Toán chương trình lớp 1 cùng một nội dung cần đạt là là học sinh thực hiện được phép cộng trong phạm vi từ 1 đến 50, tuy nhiên mỗi bộ sách có cách tiếp cận phân chia khác nhau ( từ 1 đến 10, từ 10 đến 20, từ 20 đến 50 hoặc từ 1 đến 10 từ 10 đến 50), nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là những phẩm chất năng lực cần đạt cho mọi học sinh.
"SGK hiện tại tuy giá thành có cao, song sách được trình bày đẹp cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, hệ thống ký hiệu, biểu tượng, kiểu chữ, cỡ chữ. Tranh, ảnh, bảng biểu, đồ thị, bản đồ, hình vẽ trong SGK rõ ràng, chính xác, cập nhật, có tính thẩm mỹ, phù hợp với nội dung bài học, lứa tuổi học sinh và chỉ rõ nguồn trích dẫn.
Cấu trúc bài học trong SGK bao gồm các thành phần cơ bản gồm: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng. Tạo điều kiện cho giáo viên tích cực đổi mới phương dạy học nhằm đạt được mục tiêu đó là các phẩm chất và năng lực cần đạt ứng với mỗi khối lớp học" - ông Khanh đánh giá.
Nam sinh lớp 10 giành học bổng Học nhanh FUNiX Học CNTT tại FUNiX từ giữa năm lớp 10, Nguyễn Quang Hưng (16 tuổi, Hà Nội) hoàn thành chứng chỉ vượt thời gian quy định, giành học bổng Học nhanh. Có sở thích tìm hiểu về công nghệ từ cấp hai, Nguyễn Quang Hưng (học sinh THPT Vinschool) luôn thích thú với máy tính, các tin tức mới mẻ và những ứng dụng...