Chuyên gia giáo dục chia sẻ 3 bước dạy con sống tử tế
Trẻ cần được học cách quan tâm đến người khác, thể hiện lòng nhân ái ngay khi còn rất nhỏ.
Suốt hơn 30 năm làm giáo dục, điều trăn trở nhất của bà Lê Thái Mỹ Phụng – Giám đốc Học vụ Cấp cao của hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ VUS là dạy trẻ sống tử tế. Quãng thời gian tiếp xúc với học sinh mọi lứa tuổi cho bà thấy, trẻ cần được hướng dẫn cách sống tử tế ngay từ nhỏ, bởi đây là một trong những bước quan trọng trong quá trình trưởng thành của một đứa trẻ.
Bà Mỹ Phụng chia sẻ 3 bước đơn giản dạy trẻ sống tử tế mà bậc phụ huynh nào cũng có thể làm được.
Dạy trẻ ưu tiên quan tâm đến người khác
Trẻ em sẽ không biết rằng chăm sóc, quan tâm tới người khác sẽ làm cho chúng hạnh phúc hơn, trừ khi người lớn dạy cho chúng điều đó. Không đứa trẻ nào sinh ra đã sẵn có bản chất tốt hay xấu. Đó là lý do vì sao, bộ môn Đạo đức (Giáo dục công dân) được đưa vào chương trình dạy học dành cho học sinh lớp Một.
Người lớn nên dạy cho trẻ cách cân bằng giữa nhu cầu của cá nhân và của người khác. Đôi khi đó chỉ đơn giản là chuyền bóng cho đồng đội, hay lớn lao hơn là lên tiếng bảo vệ một người bạn bị cả lớp cô lập. Cách cha mẹ khen ngợi và tuyên dương, khiến trẻ nhận ra rằng nhân ái là đức tính đáng quý.
Ngoài tri thức, cha mẹ cũng nên dạy con những bài học làm người.
Video đang HOT
Để quan tâm đến người khác, trẻ cũng cần học cách kiềm chế cảm xúc. Vui vẻ, giận dữ, xấu hổ… là những tâm lý tự nhiên của con người, không có cảm xúc nào sai trái. Tuy nhiên, cha mẹ hãy dành thời gian dạy con cách kiểm soát cảm xúc để không làm ảnh hưởng tiêu cực đến người đối diện, bằng cách hít thở sâu, đếm từ 1 đến 5 để lấy lại bình tĩnh.
Trở thành tấm gương sáng cho con
Trẻ học rất nhanh từ việc bắt chước người lớn, vì các em xem cha mẹ và thầy cô là hình mẫu lý tưởng để noi theo. Do đó, phụ huynh muốn con sống tử tế, trước hết cần cư xử nhân ái và chuẩn mực, bao gồm cả việc thừa nhận và sửa chữa lỗi sai.
Cha mẹ đừng quá cứng nhắc và cầu toàn, thay vào đó nên dạy trẻ “không phải ai cũng hoàn hảo” và “không bao giờ quá trễ để làm người tốt”. Trẻ cần được quan sát những hành động tử tế, sau đó thực hành nhiều lần để tạo thói quen. Chính những thói quen tốt này hình thành nên nhân cách và phẩm chất tốt. Đây cũng là nền tảng cho sự phát triển toàn diện và vững chắc của trẻ.
Tạo cơ hội để trẻ thể hiện sự tử tế
Sau khi dạy trẻ cách làm, cha mẹ hãy thử thách con, mở rộng vòng tròn quan tâm đến những người khác. Ngoài gia đình và bạn bè, trẻ cũng cần suy nghĩ đến những vấn đề to lớn hơn. Tham gia các hoạt động thiện nguyện của những tổ chức uy tín chính là một trải nghiệm quý giá nên thử.
Trẻ học cách sẻ chia từ những điều nhỏ bé nhất.
Để hướng trẻ sống tử tế, bà Lê Thái Mỹ Phụng cùng nhiều chuyên gia giáo dục đã xây dựng các khóa học lồng ghép giá trị đạo đức bên cạnh các bài học tri thức đơn thuần, dành cho học viên hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ VUS. Sắp tới đây là chương trình Anh ngữ hè Super Summer 2018.
Các học viên nhí khi đăng kí tham gia chương trình sẽ góp phần nhỏ vào quỹ “Vì tương lai tươi sáng” do VUS và Tổ chức Operation Smile thành lập. Thông qua việc tham gia hoạt động thiện nguyện, trẻ sẽ được dạy về lòng nhân ái, cùng chung tay đem lại nụ cười cho các bạn nhỏ hở khe môi và hàm ếch..
An San
Theo vnexpress.net
Vụ "cô giáo quỳ gối": Chưa thể kỷ luật cô giáo
Sai phạm của cô giáo B.T.C.N. trong vụ việc "cô giáo quỳ gối" xin lỗi phụ huynh ở Long An đang được xác định mức độ. Tuy nhiên, thời điểm này chưa thể thực thi hình thức kỷ luật đối với cô N. do cô đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Nếu bị kỷ luật, cô N trong việc "cô giáo quỳ gối" sẽ được hoãn xử lý vì đang nuôi con nhỏ
Liên quan đến sự việc "cô giáo quỳ gối" xin lỗi phụ huynh xảy ra tại Trường tiểu học Bình Chánh, Bến Lức, Long An, cô N. đã sai quy định ngành, vi phạm đạo đức nhà trong trong việc sử dụng biện pháp xử phạt học trò không phù hợp. Theo đó, cô N. phạt học sinh quỳ gối, có khi phạt cá nhân từng em, có khi phạt quỳ cả lớp. Theo thông tin ban đầu, có lúc cô phạt 5 - 10 phút, có khi phạt học sinh quỳ suốt tiết học.
Phụ huynh cũng phản ánh cô giáo đánh học trò, gọi học trò là "thằng"... Tuy nhiên, thông tin này và việc cô N. phạt học trò quỳ trong thời gian bao lâu vẫn chưa được làm rõ.
Được biết, cô B.T.C.N. là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cô từng dạy tại một trường tiểu học khác ở huyện Bến Lức, mới chuyển về công tác tại trường Trường tiểu học Bình Chánh hơn một tháng sau thời gian nghỉ thai sản.
Sau sự việc, lãnh đạo Trường tiểu học Bình Chánh và Phòng GD-ĐT huyện Bến Lức cũng đã làm việc với cô N. Trong đó, có hỏi ý kiến cô N. về việc tự đề xuất hình thức kỷ luật. Tuy nhiên, đây là chỉ là bước đầu tham khảo, lấy ít kiến, việc ra hình thức kỷ luật với cô N. sẽ còn phải xem xét rất nhiều yếu tố.
Ngoài ra, do cô N. đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng nên theo Điều 123 Bộ luật lao động, đây là một trong các trường hợp tạm hoãn xử kỷ luật. Khi hết thời gian nêu trên, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được khôi phục thời hiệu để xử lý kỷ luật, nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày hết thời gian trên.
Theo tường trình ban đầu về sự việc của cô N., sự việc xảy ra vào sáng ngày 28/2, một số phụ huynh đến trường, cô mới đứng lớp trên dưới một tháng mà đã có lời nói, hành động làm học sinh sợ không dám đi học. Thấy hành động của mình sai nên cô N. xin lỗi và hứa khắc phục không để xảy ra tình trạng này thêm lần nào nữa nhưng phụ huynh không chấp nhận. Phụ huynh đòi đổi giáo viên hoặc chuyển lớp cho con mình .
Sau hai bên đôi cô, theo cô N., phụ huynh không chịu xuống nước, nhắc đi nhắc lại: "Con tôi không có lỗi cô bắt quỳ, bây giờ cô đang có lỗi cô quỳ lại đi. Cô quỳ được tôi coi như chuyện này giải quyết xong".
Đứng trước sức ép lớn từ phụ huynh, khi đó hiệu trưởng lại rời phòng họp, đồng thời cũng thấy bản thân sai trước, không nghĩ được gì khác, chỉ muốn mọi việc được giải quyết xong nên cô có suy nghĩ buông xuôi và cô đã quỳ trong thời gian 40 phút.
Theo Dân Trí
Phụ huynh xông vào trường mầm non đánh, chửi giáo viên Ngày 21/3, Công an huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông cho biết cơ quan điều tra đang làm rõ đơn của cô Trần Phương Anh (trường Mầm non Hoa Hồng, thị trấn Đắk Mil) tố cáo bà Vũ Thị Ánh Tuyết (phụ huynh) xô xát với các giáo viên trước mặt các cháu. Trường Mầm non Hoa Hồng (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk...