Chuyên gia giải tỏa lo lắng cho học sinh trước kỳ thi THPT quốc gia 2019
Cách thức tổ chức kỳ thi, lựa chọn học nghề thay vì đại học hay tiêu chí dự thi vào trường quân đội là điều thí sinh quan tâm.
Ngày 19/1, tại thành phố Vinh (Nghệ An), đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, các khối trường công an, quân đội và lãnh đạo nhiều đại học lớn đã giải đáp băn khoăn của học sinh THPT trong buổi tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2019 do báo Tuổi trẻ tổ chức.
Đại diện Bộ Giáo dục cho biết, kỳ thi THPT quốc gia 2019 về phương thức tổ chức không thay đổi so với hai năm trước, vẫn diễn ra tại địa phương và do Sở Giáo dục chủ trì, phối hợp với các trường đại học được Bộ Giáo dục phân công về địa phương tổ chức coi thi.
Thời gian thi hai ngày rưỡi với các môn trắc nghiệm Toán; Ngoại ngữ, tổ hợp Khoa học xã hội, tổ hợp Khoa học tự nhiên và bài tự luận Ngữ văn. Năm nay đề thi sẽ bám sát chuẩn kỹ năng thuộc chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12. “Các em yên tâm, chúng ta không phải di chuyển đến các trung tâm thành phố lớn. Có thể coi việc đi thi như đi học”, đại diện Bộ Giáo dục nói.
Một nữ sinh đặt câu hỏi với tổ tư vấn. Ảnh: Nguyễn Hải.
Trả lời câu hỏi “hiện nay ngành nghề nào hot nhất và khả năng tìm được việc làm dễ nhất với mức lương cao?”, tiến sĩ Sái Công Hồng, Phó cục trưởng Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục) nói lương cao phải gắn với năng lực cao. Để có năng lực cao, mỗi người phải tập trung học tập, bổ sung kiến thức để làm sao đáp ứng yêu cầu mà các đơn vị sẽ trả lương trực tiếp cho mình.
“Nói ngành nào hot nhất hiện nay rất khó, bởi lúc này là vậy nhưng có thể 4-5 năm nữa các em ra trường thì chưa chắc còn hot. Các em nên chọn ngành nghề nào phù hợp với năng lực, sở trường và tính cách mình”, ông Hồng phân tích.
“Những năm tới có những chính sách nào để khuyến khích học sinh học nghề thay vì đại học, cao đẳng chuyên nghiệp không?”, một học sinh hỏi.
Ông Đỗ Văn Giang, Vụ phó Đào tạo chính quy (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), nói học nghề thì sẽ được thực hành nhiều hơn, cơ hội rèn luyện kỹ năng, khả năng ứng xử trong công việc nhiều hơn, tạo cho bản thân sự chủ động. “Khi ra trường, các em sẽ có nhiều cơ hội để lập thân, lập nghiệp như những người đi theo con đường đại học”, ông Giang nói.
Về tiền lương, Vụ phó Giang cho hay khi vào làm việc ở doanh nghiệp nhà nước hoặc các cơ quan công quyền, người làm sẽ được áp dụng theo thang bảng lương chung do Bộ Nội vụ quy định. Còn khi vào làm việc ở doanh nghiệp tư nhân thì dựa vào năng lực của mỗi người.
Video đang HOT
Trung tá Nguyễn Thái Ngọc – Trợ lý tuyển sinh Học viện Quân y. Ảnh: Nguyễn Hải.
“Tiêu chí để thi vào trường quân đội và cách thức thi ra sao?”, nam sinh đặt câu hỏi với các chuyên gia ở nhóm tư vấn chuyên sâu.
Trung tá Nguyễn Thái Ngọc, trợ lý tuyển sinh Học viện Quân y cho hay, với các trường trong quân đội, ngoài tiêu chí do Bộ Giáo dục quy định còn phải đáp ứng yêu cầu của ngành quân đội, như: phẩm chất chính trị rõ ràng, có sức khỏe, trình độ văn hóa.
“Các em phải qua sơ tuyển tại Ban tuyển sinh quân sự cấp huyện, thành phố trực thuộc; phải có chiều cao tối thiểu 1,63 m trở lên và nặng 50 kg với nam; cao 1,58 và nặng 48 kg với nữ”, đại diện Học viện Quân y.
Hàng nghìn học sinh lớp 12 ở TP Vinh và phụ cận tới dự buổi tư vấn. Ảnh: Nguyễn Hải.
Sau hơn 3 giờ, hàng chục câu hỏi của học sinh được gửi tới các nhóm tư vấn chuyên sâu và tư vấn chung. Trong đó có nhiều câu hỏi liên quan tới xét tuyển; chất lượng các trường đại học; có nên theo học ngành sư phạm hay không…
Nguyễn Hải
Theo VNE
Tư vấn mùa thi năm 2019: Đề thi chính thức sẽ giống đề tham khảo
Tại buổi khai mạc chương trình Tư vấn mùa thi năm 2019 do Báo Thanh Niên và Bộ GD-ĐT tổ chức diễn ra ngày 5.1 tại Trường ĐH Đồng Nai, nhiều thông tin quan trọng liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia 2019 cũng như xét tuyển vào các trường ĐH đã được công bố.
Học sinh nhiệt tình đặt câu hỏi với ban tư vấn - NGỌC DƯƠNG
Chương trình được phát trực tiếp trên các kênh của Báo Thanh Niên: thanhhnien.vn, Facebook/thanhnien.com và YouTube Thanh Niên.
Nội dung chủ yếu lớp 12
Trao đổi tại chương trình, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, chia sẻ: "Chúng ta đã trải qua 4 năm tổ chức kỳ thi THPT quốc gia. Nếu từ năm 2014 trở về trước, việc tổ chức thi gồm nhiều kỳ thi, rất vất vả và tốn kém, thì từ năm 2015, chúng ta tổ chức một kỳ thi, đặc biệt từ năm 2017, thí sinh được thi tại địa phương hoặc nơi lân cận. Cuộc thi sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp THPT và xét vào các trường ĐH".
Trả lời băn khoăn của thí sinh về đề thi thật có khó hơn đề tham khảo đã công bố, ông Trinh cũng cho biết đề sẽ có nội dung nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12.
Lượng câu hỏi đủ lớn để phân hóa xét tốt nghiệp THPT. Theo ông Trinh, đề thi tham khảo là căn cứ quan trọng để các trường căn cứ ôn tập. "Bộ chỉ công bố đề tham khảo một lần. Đề thi tham khảo có giá trị rất tốt trong việc tham khảo và ôn tập. Về căn bản, đề thi sẽ giống như đề tham khảo đã công bố", ông Trinh nhấn mạnh.
Nhiều cơ hội cho thí sinh
Đưa ra lời khuyên cho thí sinh để có nhiều cơ hội tham gia xét tuyển ĐH, tiến sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, chia sẻ: "Các em cần phải xem thông tin cụ thể đề án tuyển sinh trường mình dự kiến xét tuyển để biết mình có thể tham gia cách xét tuyển nào. Hiện nay các trường về cơ bản vẫn dùng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển. Nhưng bên cạnh đó, một số trường còn có kỳ thi kiểm tra năng lực. Hiện nay trên một nửa số trường xét tuyển học bạ. Các trường cũng phải thực hiện tuyển thẳng theo quy chế cũng như có hình thức ưu tiên xét tuyển".
Ngoài ra, hiện nay cũng đã có nhiều trường tổ chức thêm kỳ tuyển sinh riêng bằng các hình thức như đánh giá năng lực.
Báo Thanh Niên trân trọng cảm ơn các đơn vị đã hỗ trợ thực hiện chương trình tại Đồng Nai gồm: Sở GD-ĐT Đồng Nai, Trường ĐH Đồng Nai, Tổng công ty cổ phần Tín Nghĩa, Công ty cổ phần dịch vụ Sonadezi, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Biên Hòa, Đồng Nai). Cảm ơn Công ty du lịch Vietravel đã hỗ trợ đưa đón đoàn, Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Satori hỗ trợ nước uống và các trường ĐH trao học bổng Nguyễn Thái Bình cho học sinh tham dự chương trình: Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (10 suất) và Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn (5 suất), mỗi suất trị giá 1 triệu đồng.
Cụ thể hơn về hình thức thi này, PGS-TS Đinh Đức Anh Vũ, Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực không cần phải học thuộc lòng mà sử dụng tư duy logic, khả năng ngôn ngữ, tiếng Anh. Thí sinh thi trắc nghiệm trong 120 phút với các nội dung: ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh, tư duy logic, khoa học xã hội. Năm nay, ĐH Quốc gia TP.HCM tiếp tục sử dụng phương thức này với 40% chỉ tiêu. Có hai đợt thi trong năm vào ngày 31.3 và 7.7.2019.
Đặc biệt, PGS Vũ cho hay kết quả kỳ thi có thể được sử dụng trong nhiều năm. Điều này giúp cho học sinh lớp 11 có thể tham gia kỳ thi, sau đó khi tốt nghiệp THPT có thể dùng kết quả để nộp vào trường.
Năm nay, có thêm các trường đăng ký sử dụng kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM: ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, ĐH Thủ Dầu Một, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Lạc Hồng, CĐ Lý Tự Trọng.
Tiến sĩ Ngô Hữu Phước, Phó trưởng khoa Luật Trường ĐH Luật TP.HCM, cũng cho biết các năm qua trường xét tuyển kết hợp với điểm học bạ học sinh 3 năm học của các tổ hợp đăng ký vào trường (10%), điểm thi THPT quốc gia (60%), còn lại là 30% sử dụng điểm kiểm tra năng lực.
Vượt qua nỗi sợ trong chọn ngành ?
Tham dự chương trình buổi chiều, học sinh Trần Văn Khôi (Trường THPT Lạc Long Quân, Đồng Nai) đặt câu hỏi: "Làm sao để vượt qua nỗi sợ để chọn môn học yêu thích, nỗi sợ đó có thể đến từ gia đình hoặc ngay bản thân mình?". PGS-TS Đỗ Văn Xê, Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM, cho rằng nỗi sợ là biểu hiện của sự thiếu năng lực, thiếu tự tin thậm chí tự ti, giống như sợ môn học do thiếu kiến thức căn bản vậy. Có thể lấy ví dụ dễ hiểu, đề thi năm nay chủ yếu lớp 12 nhưng để giải quyết được cần phải có kiến thức căn bản từ các lớp dưới đó. Vậy nên vượt qua nỗi sợ, chính bản thân mình cần tạo được tự tin.
Học sinh Trần Minh Hoàng (Trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai) băn khoăn giữa ngành mình giỏi và ngành đam mê nên chọn ngành nào? Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo phát triển nhu cầu nguồn nhân lực (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM), thông thường chỉ ngành mình đam mê mới giỏi nên quan trọng là tìm ra nghề phù hợp để đeo đuổi nó.
Tiến sĩ Mai Hải Châu, Phó giám đốc Trường ĐH Lâm nghiệp cơ sở 2, chia sẻ: "Nếu có đam mê mới học tốt và có cơ hội làm việc tốt. Hãy chọn ngành nghề theo đam mê, đừng chạy theo tốc độ của ngành nóng".
Học sinh nhận quà tặng điện thoại thông minh
Học sinh nhận điện thoại - ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Cũng trong ngày khai mạc chương trình Tư vấn mùa thi năm 2019, học sinh các trường THPT tại Đồng Nai đã tham gia hoạt động bốc thăm trúng thưởng những phần quà có giá trị do Hãng điện thoại di động Mobiistar trao tặng. Theo đó có 3 học sinh của trường THPT Tam Phước, Đinh Tiên Hoàng, Lạc Long Quân nhận điện thoại thông minh Mobiistar ( ảnh). Được biết, đây là hoạt động thường xuyên được thực hiện trong các chương trình tư vấn ở các địa phương
Bích Trang
Theo thanhnien
Học sinh rối loạn tâm thần vì áp lực học hành Áp lực học hành, thi cử, mặc cảm gia đình nghèo khó là những nguyên nhân dễ dẫn đến rối loạn tâm thần ở học sinh THPT. "Bệnh viện (BV) Nhân dân 115 TP.HCM tiếp nhận không ít học sinh (HS) THPT đến khám rối loạn tâm thần (stress, lo âu, trầm cảm)" - TS-BS Đinh Vinh Quang, Trưởng khoa Nội thần kinh,...