Chuyên gia giải mã thông điệp từ lời chúc mừng của Trung Quốc tới ông Biden
Việc Trung Quốc gửi lời chúc mừng đến Joe Biden và Kamala Harris về việc họ được bầu làm Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ phản ánh cách tiếp cận thực dụng và hy vọng của Bắc Kinh trong việc hợp tác với một chính quyền Mỹ “thực tế hơn”, theo Sergei Kanavsky, người đứng đầu Ban Thư ký Câu lạc bộ Doanh nghiệp SCO cho biết.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và ông Joe Biden thời ông làm Phó tổng thống Mỹ.
Hôm qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo nước này đã gửi lời chúc mừng tới Biden và Harris. Cả tuần này, Trung Quốc vẫn nằm trong số các quốc gia mà các nhà lãnh đạo chưa gửi lời chúc mừng Biden. Hôm thứ Hai, Wang Wenbin, khi được hỏi khi nào Bắc Kinh dự định đưa ra tuyên bố chính thức về kết quả cuộc bầu cử Mỹ, nói “Trung Quốc sẽ hành động phù hợp với thông lệ quốc tế”.
“Một bước đi như vậy có thể được coi là biểu hiện của lòng trung thành, mặt khác là sự không hài lòng với các chính sách của (Tổng thống Mỹ) Donald Trump. Tôi nghĩ tính toán của họ là Biden, với tư cách là người “nhất quán hơn “, sẽ thể hiện sự kiềm chế hơn. Họ thấy triển vọng hợp tác với chính quyền mới của Mỹ thực tế và thực dụng hơn”, Kanavsky nhận xét.
Theo chuyên gia, bằng cách này, Bắc Kinh đã “cho thấy một quan điểm thực dụng nhất định của họ” đối với sự hợp tác trong tương lai với Mỹ.
“Sự bất đồng mà Biden thể hiện về các chính sách của Trump, đặc biệt là đối với các dự án lớn như Thỏa thuận Paris. Vì vậy, Trung Quốc chú ý đến đó nhiều hơn. Điều đáng nói là khả năng dự đoán và tính nhất quán cao hơn của Biden, điều mà Bắc Kinh thích hơn. Họ hiểu cách hệ thống hoạt động, và họ không biết cách làm việc với các chính phủ “phi hệ thống”, chuyên gia cho biết.
Video đang HOT
Trung Quốc kiêng dè 'cố nhân' Biden
Trung Quốc coi Biden như "người bạn cũ", nhưng lo ngại việc ông đắc cử sẽ gây ra thách thức lớn hơn với tham vọng của Bắc Kinh.
Joe Biden không phải là người xa lạ đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, kể cả Chủ tịch Tập Cận Bình. Khi còn là thượng nghị sĩ, Biden đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kết nạp Trung Quốc vào năm 2001, việc làm mà đối thủ Donald Trump thường xuyên chỉ trích ông.
Giới lãnh đạo Trung Quốc nhìn nhận Biden chủ yếu thông qua những kinh nghiệm của ông dưới thời chính quyền tổng thống Barack Obama, khi quan hệ song phương bắt đầu căng thẳng liên quan đến hoạt động gián điệp mạng và hành vi bồi đắp, quân sự hóa đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tổng thống Obama mong muốn đạt được tiến bộ cả ở những mặt trận toàn cầu khác, như cuộc chiến chống biến đổi khí hậu hay nỗ lực kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên và Iran. Vì thế, ông giao cho Biden, phó tổng thống của mình, nhiệm vụ ứng phó với Trung Quốc.
Trong một chuyến thăm Trung Quốc hồi năm 2013, Biden đã thảo luận với Chủ tịch Tập nhằm xoa dịu căng thẳng quân sự và cảnh báo Trung Quốc không nên trục xuất các nhà báo Mỹ đang làm việc tại nước này. Chủ tịch Tập, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, đã gọi phó tổng thống Mỹ Biden là "cố nhân".
Khi Biden trở thành ứng viên đại diện cho đảng Dân chủ đối đầu với Tổng thống Trump trong mùa bầu cử 2020, những kỳ vọng với "người bạn cũ" đã xuất hiện ở Bắc Kinh, trong bối cảnh Trump đã đưa quan hệ Mỹ - Trung Quốc xuống mức thấp chưa từng thấy trong suốt nhiều năm qua.
Nhưng kỳ vọng này dần phai nhạt và biến thành nỗi kiêng dè, khi với tư cách ứng viên tổng thống, giọng điệu và quan điểm của Biden đã thay đổi hoàn toàn. Tuần trước, ông gọi Trung Quốc là "một đối thủ nặng ký", cụm từ mà ông từng dùng để mô tả Nga.
Trước công chúng, giới chức Trung Quốc không đứng về bên nào hay có bất kỳ bình luận nào về triển vọng đắc cử của hai ứng viên tổng thống Mỹ. Nhưng theo các nhà phân tích, giới lãnh đạo ở Bắc Kinh giờ đây đều hiểu rằng dù Biden hay Trump đắc cử thì chắc chắn họ đều có mong muốn kiềm chế Trung Quốc.
Theo các nhà phân tích Trung Quốc, Biden nếu đắc cử có thể gây ảnh hưởng thậm chí còn lớn hơn đối với Bắc Kinh so với Trump, bởi cựu phó tổng thống Mỹ đang tìm cách theo đuổi một chiến lược chặt chẽ, có tính toán hơn nhằm chống lại chương trình trị sự toàn cầu của Trung Quốc.
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại bữa tiệc chiêu đã ở Washington hồi tháng 9/2015. Ảnh: AFP.
Biden từng tuyên bố nếu trở thành tổng thống, ông sẽ có hành động cứng rắn hơn về vấn đề biến đổi khí hậu và mạnh tay hơn với Trung Quốc trước các cáo buộc với vấn đề Hong Kong và Tân Cương. Trong mắt giới lãnh đạo Trung Quốc, Biden là ứng viên có nhiều khả năng khôi phục mối quan hệ bền chặt giữa Mỹ với các đồng minh cũ hơn, đồng thời có thể thuyết phục các quốc gia khác gây áp lực lên Bắc Kinh hiệu quả hơn.
"Biden sẽ khiến cho đường lối cứng rắn trở nên hiệu quả hơn", Cheng Xiaohe, phó giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, nhận xét. "Ông ấy có thể sẽ theo đuổi một chiến lược mang tính phối hợp và phức tạp hơn nhằm chống lại Trung Quốc".
Trump, người một lần nữa đưa Trung Quốc thành trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của mình, nhiều lần tuyên bố rằng ông là người cứng rắn hơn với Bắc Kinh. Ông đã phát động một cuộc chiến tranh thương mại khốc liệt với Trung Quốc, tấn công ngành công nghệ đang trỗi dậy của nước này và không ngừng đổ lỗi cho Trung Quốc khiến Covid-19 lan rộng trên toàn cầu.
Nhưng bên cạnh đó, ông lại xa lánh các đồng minh và đối tác ở châu Âu và châu Á, khiến phật lòng khi ông thực hiện chính sách "Nước Mỹ trên hết". Không ít người cho rằng về tổng thể, chính sách "Nước Mỹ trên hết" lại có lợi cho Trung Quốc, khi nó làm xói mòn và suy yếu vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ.
Giới chức Trung Quốc đã quen với việc các ứng viên tổng thống Mỹ "vùi dập" Bắc Kinh trong suốt thời gian tranh cử. "Với bầu không khí như hiện tại, ai tỏ ra yếu thế trước Trung Quốc sẽ mất điểm", Wei Zongyou, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Phục Đán, nhận xét.
Tuy nhiên, Bắc Kinh hiện lo ngại rằng những thông điệp hùng hồn của Biden sẽ không chỉ là lời nói. Nếu đắc cử, ông sẽ "chĩa mũi dùi" vào Trung Quốc trong các vấn đề nhân quyền mạnh mẽ hơn Trump.
Một số chuyên gia ở Bắc Kinh còn quan ngại trước cam kết của Biden về việc xây dựng những thỏa thuận thương mại mới nhằm chống lại ảnh hưởng từ Trung Quốc ở châu Á và những nơi khác. Họ cũng sợ Biden sẽ làm tốt hơn chính quyền hiện tại trong việc cô lập, kiềm chế Bắc Kinh.
"Tôi không nghi ngờ gì về việc Biden sẽ làm tốt hơn Trump", Thời Ân Hoằng, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân, cho hay. Ông thêm rằng việc Biden đứng trước áp lực phải có hành động cứng rắn hơn đối với Trung Quốc còn làm tăng nguy cơ xảy ra đối đầu quân sự giữa hai cường quốc.
Dù vậy, nhiều chuyên gia Trung Quốc cũng hy vọng Biden nếu đắc cử có thể theo đuổi phong cách ngoại giao truyền thống hơn, cố gắng tìm ra những điểm chung với Bắc Kinh về các vấn đề như biến đổi khí hậu hay y tế công cộng.
Giới lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã muốn thúc đẩy phương pháp tiếp cận hợp tác kiểu truyền thống này hơn là những quyết sách bất ngờ và khó lường của Trump, dù các quan chức từ cả lưỡng đảng Mỹ đang ngày càng thất vọng vì nhiều năm đàm phán với Bắc Kinh dường như không đạt kết quả.
"Nếu Biden chiến thắng, Trung Quốc và Mỹ vẫn sẽ tiếp tục xung đột và mâu thuẫn ở một số vấn đề nhưng vẫn có triển vọng hợp tác tốt hơn", Jia Quingguo, giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh, đánh giá.
Song theo giáo sư Wei từ Đại học Phục Đán, "bầu không khí chung tại Mỹ lúc này thật sự kém thân thiện và khá lạnh nhạt với Trung Quốc, tất cả mọi người đều nhìn thấy điều đó". "Mối quan hệ Mỹ - Trung sẽ không bao giờ trở lại như trước đây", ông nói.
Kết quả bầu cử ít ảnh hưởng đến chiến lược Ấn Độ Dương Thái Bình Dương của Mỹ Theo cựu cố vấn tình báo Bộ quốc phòng Mỹ, ai thắng bầu cử tổng thống cũng không ảnh hưởng nhiều đến chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của nước này. Derek Grossman là một nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại tổ chức phi lợi nhuận Rand Corporation. Trước đây, ông từng là cố vấn tình báo tại...