Chuyên gia dự báo điểm chuẩn khối ngành Khoa học xã hội
Sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm thi, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022, theo chia sẻ của nhiều chuyên gia phổ điểm các môn Tổ hợp khoa học xã hội trong đó có môn Lịch sử năm nay khá nổi trội.
Dưới đây là những phân tích của TS. Nguyễn Triều Dương – Phó trưởng phòng đào tạo – Trường ĐH Luật Hà Nội chia sẻ:
Phân tích, đánh giá về kết quả kì thi THPT năm 2022, đối sánh với kết quả kì thi THPT năm 2021
Về cơ bản, các trường và các ngành thuộc khối khoa học xã hội, trong đó có khối ngành Pháp luật (ngành Luật, ngành Luật Kinh Tế, ngành luật Thương mại quốc tế) tuyển sinh các thí sinh theo phương thức xét tuyển sớm và phương thức xét tuyển theo kết quả kì thi THPT năm 2022 với các tổ hợp: A00, A01, C00, D01, D02, D03, D05, D06,…
Vì vậy, việc phân tích, đánh giá kết quả kì thi THPT năm 2022 và đối sánh với kết quả kì thi THPT năm 2021 là cơ sở quan trọng cho thí sinh đăng kí và điều chỉnh nguyện vọng trên Hệ thống đăng kí tuyển sinh trực tuyến của Bộ GD&ĐT.
Năm 2022, về cơ bản, kết quả kì thi THPT điểm thi các môn thi thuộc các tổ hợp xét tuyển đại học giống năm 2021. Tuy nhiên, kết quả một số môn thi THPT năm 2022 thuộc các tổ hợp xét tuyển vào các trường đại học thuộc khối ngành Khoa học xã hội trong đó có khối ngành Pháp Luật có sự biến đổi nhất định.
Cụ thể như sau: Môn Toán, điểm thi của các thí sinh dự kì thi THPT năm 2022 không có thay đổi nhiều so với các thí sinh dự kì thi THPT năm 2021.
Môn Lý tăng nhẹ về điểm thi của các thí sinh dự kì thi THPT năm 2022 so với các thí sinh dự kì thi THPT năm 2021. Số lượng thí sinh có điểm thi trên 7.5 của năm 2022 nhiều hơn năm 2021.
Môn Hóa tăng về điểm thi của các thí sinh dự kì thi THPT năm 2022 so với các thí sinh dự kì thi THPT năm 2021.
Môn Ngoại ngữ: Số lượng thí sinh đạt điểm từ 7.0 trở lên của năm 2022 chỉ bằng 48% so với lượng thí sinh đạt điểm từ 7.0 trở lên của năm 2021
Môn Ngữ Văn, điểm thi của các thí sinh dự kì thi THPT năm 2022 không có thay đổi nhiều so với các thí sinh dự kì thi THPT năm 2021.
Video đang HOT
Môn Lịch sử tăng mạnh về điểm thi của các thí sinh dự kì thi THPT năm 2022 so với các thí sinh dự kì thi THPT năm 2021. Cụ thể: năm 2021 số lượng thí sinh đạt điểm 3.75 – 4 chiếm đa số, trong khi năm 2022 số lượng thí sinh đạt điểm từ 7 – 7.25 chiếm đa số.
Môn Địa lý giảm nhẹ về điểm thi của các thí sinh dự kì thi THPT năm 2022 so với các thí sinh dự kì thi THPT năm 2021. Cụ thể: năm 2021 số lượng thí sinh đạt điểm 7 – 7.25 chiếm đa số, trong khi năm 2022 số lượng thí sinh đạt điểm từ 6.75 – 7 chiếm đa số.
TS. Nguyễn Triều Dương – Phó trưởng phòng đào tạo – Trường ĐH Luật Hà Nội. Ảnh NC.
Dự báo điểm chuẩn các ngành thuộc khối Khoa học xã hội năm 2022
Dự đoán điểm xét tuyển đối với các thí sinh đăng kí xét tuyển theo kết quả thi THPT năm 2022 vào các ngành thuộc khối Khoa học xã hội trong đó có khối ngành Pháp luật cụ thể như sau:
Đối với tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa): Điểm xét tuyển sẽ tăng khoảng 0,5 đến 0,75 điểm so với năm 2021.
Đối với tổ hợp A01 (Toán, Lý, Anh): Điểm xét tuyển sẽ giảm khoảng 0,25 hoặc bằng điểm xét tuyển của năm 2021.
Đối với tổ hợp D01 (Toán, Văn, Anh): Điểm xét tuyển sẽ giảm khoảng 0,25 đến 0,5 điểm so với năm 2021.
Đối với tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa): Điểm xét tuyển sẽ tăng 2 đến 2,5 điểm so với năm 2021.
Lưu ý sắp xếp nguyện vọng
Năm nay, thời gian đăng ký nguyện vọng dài, đồng thời không giới hạn số lần sửa do đó, thí sinh đăng kí, sắp xếp nguyện vọng xét tuyển trên cổng tuyển sinh của Bộ GD&DT cần lưu ý để có thể sắp xếp, đăng ký vào được ngành, trường mình mong muốn:
Đối với các thí sinh đã trúng tuyển sớm, đúng như mong muốn của bản thân, các em đăng kí vào trường ngành theo tổ hợp đã được thông báo trúng tuyển.
Đối với các thí sinh trúng tuyển sớm, nhưng chưa đúng nguyện vọng ưu tiên mà có kết quả thi THPT của tổ hợp có lợi thế có thể đăng kí nguyện vọng ưu tiên xét kết quả thi THPT năm 2022 vào trường, ngành như mong muốn. Tuy nhiên ngay sau các nguyện vọng ưu tiên, thí sinh cần đăng kí vào các nguyện vọng đã được thông báo trúng tuyển sớm.
Đối với các thí sinh chỉ sử dụng kết quả thi THPT năm 2022 để xét tuyển, thì cần căn cứ vào kết quả điểm thi của mình trong từng tổ hợp để lựa chọn tổ hợp có lợi thế để xét tuyển. Việc đăng kí trường, ngành cần xếp theo thứ tự ưu tiên.
Tuyển sinh 2022, khó để dự báo điểm chuẩn của các trường đại học
Theo chuyên gia, thật khó để dự báo điểm chuẩn của các trường đại học vì công thức tính rất phức tạp và chỉ tiêu cũng bị chia lẻ...
Ảnh minh họa.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã diễn ra trong điều kiện thuận lợi. Việc tổ chức thi tại tất cả các Điểm thi bảo đảm an toàn, nghiêm túc, gọn nhẹ, thiết thực. Đề thi cơ bản đáp ứng yêu cầu tổ chức thi.
KHÔNG CHỈ KIỂM TRA KIẾN THỨC CƠ BẢN MÀ CÒN CÓ SỰ MỞ RỘNG
Khi đánh giá đề thi các bài thi/môn thi, cả giáo viên, thí sinh cũng như dư luận xã hội đều nhận định chung là nằm trong chương trình THPT và có sự phân hóa phù hợp.
Đối với đề thi Ngữ văn, thầy cô của Trung tâm Hocmai.vn cho biết, đề thi giống với câu trúc của đề thi tham khảo được công bố vào đầu năm 2022. Các câu hỏi không chỉ kiểm tra kiến thức cơ bản của tác phẩm được học mà còn có sự mở rộng, yêu cầu học sinh phải liên hệ thực tế, thông qua đó thể hiện kỹ năng, năng lực sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề... của học sinh. Những học sinh trung bình có thể đạt mức điểm 5 - 6; học sinh khá cứng đạt 7 - 8,5 điểm. Tuy nhiên để đạt điểm 9-10 thì đòi hỏi học sinh cần phát huy tư duy phản biện, cách trình bày vấn đề nghị luận sắc bén, thể hiện quan điểm cá nhân mang tính sáng tạo.
Còn chia sẻ về đề Toán của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, TS. Đỗ Viết Tuân, giáo viên dạy Toán lại Hà Nội cho rằng, đề thi ở mức độ tương đối cơ bản, phần lớn kiến thức tập trung ở chương trình lớp 12. Một số câu phân loại rời vào phần số phức, hàm số, hình học giải tích trong không gian, chinh phục được các câu hỏi này cũng không phải dễ.
Bên cạnh đó, đề thi môn Ngoại ngữ, cô Lưu Kim Hoa, giáo viên Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Thạch Thất, Hà Nội đưa ra ý kiến, đề thi đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng học sinh học trong chương trình phổ thông. Với đề thi này, học sinh chỉ xét tốt nghiệp dễ dàng đạt từ 5- 6 điểm. Tuy nhiên đề thi cũng có một số câu khó như phần thành ngữ, đảo ngữ, câu sửa lỗi sai từ vựng và một số câu ở phần đọc hiểu để giúp một số trường xét tuyển vào đại học.
Là thí sinh Hà Nội vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, với mục tiêu đỗ vào trường đại học top đầu, Thương Ly tỏ ra băn khoăn bởi mức độ đề thi phân hóa như năm nay thì liệu điểm chuẩn đại học có nhiều biến động hay không? Thí sinh này cho biết: "Dù hoàn thành khá tốt bài thi trong kỳ thi vừa qua nhưng em vẫn không yên tâm, em rất hồi hộp chờ đợi kết quả thi lẫn điểm chuẩn các trường đại học".
BÌNH TĨNH CHỜ ĐỢI THÔNG TIN
Trước sự lo lắng của thí sinh, thầy Nguyễn Phong Điền, Hiệu phó Trường đại học Bách Khoa Hà Nội chia sẻ, "Thật khó để dự báo điểm chuẩn của các trường đại học vì công thức tính rất phức tạp và chỉ tiêu cũng bị chia lẻ. Các thí sinh cứ nghỉ ngơi sau một kỳ thi căng thẳng, bình tĩnh chờ đợi thông tin tiếp theo".
Trong khi đó, một số chuyên gia khác lại có ý kiến, các trường top đầu, các ngành hot sẽ không nhiều biến động, nếu tăng hay giảm cũng không đáng kể. Như ở một số trường mà chỉ tiêu của trường hàng năm luôn ít, trong khi số thí sinh đăng ký hàng năm rất đông, thì dù đề thi khó hơn một chút, điểm chuẩn cũng chưa chắc thay đổi nhiều. Thí sinh có thể sử dụng điểm chuẩn năm 2021 để tham khảo. Tuy nhiên đây chỉ là thông tin mang tính dự báo bởi hiện nay công tác chấm thi mới chỉ bắt đầu.
Theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau khi thí sinh hoàn thành các bài thi tốt nghiệp THPT, các địa phương sẽ tiến hành công tác chấm thi tốt nghiệp THPT. Liên quan đến vấn đề này, tại buổi kiểm tra về công tác chấm thi ở địa phương ngày 12/7, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã đề nghị các thầy cô giáo làm công tác chấm thi gạt hết những áp lực khác, xác định rõ tinh thần vì học sinh, và chỉ có một áp lực là làm sao chấm đúng cho học sinh, đồng thời phải nắm chắc quy chế, hướng dẫn, quy trình chấm.
Ngoài ra cần lựa chọn những bài điểm cao để chấm kiểm tra lại, qua đó khẳng định bài điểm cao là đúng với năng lực của các em. Trong quá trình chấm thi, cái gì có lợi nhất cho thí sinh các thầy cô cố gắng làm, tránh làm mất điểm của thí sinh. Thứ trưởng cũng nhắc nhở các giáo viên khi thực hiện công tác chấm thi hết sức cẩn trọng ở khâu cộng điểm để không sót điểm của thí sinh.
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 24/7, các sở Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT. Trước 17 giờ ngày 15/7, thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo mẫu (không giới hạn số nguyện vọng) về các cơ sở đào tạo.
Từ ngày 22/7 đến 17 giờ ngày 20/8, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần theo hình thức trực tuyến trên hệ thống hoặc trên cổng dịch vụ công quốc gia. Từ ngày 21/8 đến 17 giờ ngày 28/8, thí sinh phải xác nhận số lượng, thứ tự và nộp lệ phí trực tuyến các nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống. Từ ngày 22/7 đến 17 giờ ngày 20/8, thí sinh trúng tuyển thuộc đối tượng xét tuyển thẳng có thể xác nhận nhập học trên hệ thống.
Từ ngày 4/9 đến 17 giờ ngày 9/9, tải cơ sở dữ liệu trên hệ thống và tổ chức xét tuyển. Trước 17 giờ ngày 17/9, các cơ sở đào tạo xác nhận điểm trúng tuyển và công bố kết quả trúng tuyển đợt 1.
Dự báo điểm chuẩn nhiều ngành sư phạm có thể cao hơn nhiều so với điểm sàn Bộ GD-ĐT vừa công bố điểm sàn xét tuyển khối ngành sư phạm, song thí sinh cần biết đây chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ. Những năm trước, điểm sàn khoảng 19 điểm, nhưng điểm chuẩn nhiều ngành vẫn từ 27-28 điểm. Bộ GD-ĐT vừa công bố ngưỡng điểm sàn khối ngành sức khỏe, sư phạm. Theo...