Chuyên gia đông y mách bạn tận dụng loại củ “mọc bờ mọc bụi” để vừa ăn ngon vừa chữa bệnh trong mùa thu này
Không đơn giản chỉ là món ăn, củ niễng còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y, được y học cổ truyền vô cùng trọng dụng.
Củ niễng mọc bờ mọc bụi thực tế chính là thuốc quý trong Đông y
Sống lâu năm ở những miền quê thôn dã, chúng ta không thể không biết đến một loại củ dân dã mang tên củ niễng. Người ở quê trồng niễng và thường thu hoạch trong thời gian 1-2 tháng ngắn ngủi khi thu đến. Chúng ta thường lấy củ niễng làm thức ăn. Nhiều năm trở lại đây, loại củ này có giá trị thương mại cao hơn, được nhiều người ưa chuộng nên được nâng tầm lên mức mới.
Nhiều năm trở lại đây, loại củ này có giá trị thương mại cao hơn, được nhiều người ưa chuộng nên được nâng tầm lên mức mới.
Nhưng không đơn giản chỉ là món ăn, củ niễng còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, cây niễng còn gọi là cô mễ, giao cẩu, lúa miêu, củ niễng, giao bạch tử. Tên khoa học Zizamia latifolia Turcz (Xizamia aquatica L., Zizania dahurica Steud, Hydropyrum latifolium Griseh., Limnochloa caduciflora Turcz. Cây niễng thuộc họ Lúa Poarceae (Gramineae), cho vị thuốc là giao bạch tử – chính là quả cây niễng phơi hay sấy khô.
“Trong Đông y, củ niễng hay giao bạch tử có tính lạnh, vị ngọt, có tác dụng chữa khát, tiêu phiền điều dạ dày và ruột, thông sữa, thúc sữa. Củ niễng thường được dùng để chữa sốt và lỵ, mỗi ngày 4-6g, dưới dạng thuốc sắc”, lương y Bùi Hồng Minh cho hay.
Không chỉ có mùi vị dễ chịu, hương vị thơm ngon, củ niễng còn chứa nhiều thành phần hữu ích cho sức khỏe như protein, lipid, carbohydrate, cholesterol xơ thực phẩm; các khoáng chất đồng, magne, kẽm, selen, canxi, sắt, photpho, kali, natri; các vitamin A, B1, B2, B6, C, D, E, K, folacin, pantothenic axit, carotene, niacin.
Trong khi đó, người Nhật Bản lại có thói quen ăn củ niễng như một món ăn để dưỡng sinh, tăng hiệu quả dưỡng trắng, giữ ẩm, làm đẹp dung nhan. Đây chính là món ăn dưỡng nhan rất được phụ nữ Nhật Bản ưa chuộng, được các nhà khoa học nước này công nhận chứ không phải dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Không cần phải chế biến cầu kỳ, người Nhật thường độn cơm với củ niễng để ăn dưỡng nhan, chăm sóc sức khỏe.
Video đang HOT
Không đơn giản chỉ là món ăn, củ niễng còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y.
Ăn củ niễng vào mùa thu để vừa phòng chống bệnh, vừa dưỡng da siêu đẹp
Theo lương y Bùi Hồng Minh, củ niễng đang vào mùa nên rất tươi ngon, sạch sẽ, do đó nên tận dụng để làm thức ăn dưỡng nhan cho chị em phụ nữ, đồng thời làm thuốc chữa bệnh. Một số bài thuốc chữa bệnh từ củ niễng mà chúng ta nên tận dụng là:
- Thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, tốt cho người bị viêm tuyến tiền liệt thiên về nhiệt: Ăn củ niễng xào thịt.
Cụ thể, món ăn được làm như sau: Củ niễng 200g, thịt lợn nạc 100g, cà rốt 50g, gừng tươi, muối, tỏi, hành, mì chính. Hành, gừng rửa sạch thái nhỏ, rửa sạch tỏi bóc vỏ thái miếng. Rửa sạch củ niễng, thái miếng; cà rốt gọt vỏ rửa sạch thái miếng, cho vào nước sôi chần một lúc. Sau khi rửa sạch thịt nạc, lọc hết gân, thái miếng. Cho dầu vào nồi đun nóng, cho hành tỏi vào phi thơm, sau đó cho thịt nạc và củ niễng, cà rốt vào xào cùng, sau khi xào chín, nêm muối, mì chính trộn đều là được.
Củ niễng xào thịt, trứng… là món ăn thanh nhiệt, rất tốt cho sức khỏe vào mùa thu
- Hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường: Nấu cháo củ niễng, thịt lợn băm với gạo tẻ, nấm hương. Củ niễng làm sạch thái chỉ, nấm hương thái sợi, cho dầu vừng vào chảo đun nóng, đổ thịt băm rồi cho củ niễng, nấm hương, muối, mì chính xào thơm với dầu vừng rồi xúc ra bát. Gạo tẻ vo sạch đổ nước vào nấu cháo, khi cháo nhừ đổ bát thịt xào niễng nấm hương vào đảo đều, đun sôi là được.
- Bệnh nhân tăng huyết áp: Củ niễng bóc bẹ gọt vỏ, luộc chín vớt ra để ráo, trứng gà đánh nhuyễn cho vào chảo rán thật mỏng gắp ra đĩa. Củ niễng thái chỉ dài, dăm bông và trứng gà rán cho lẫn vào bát. Sau đó cho mắm muối, mì chính, đường, tiêu bột, dầu vừng vào bát niễng trộn đều là ăn được.
Trong Đông y, củ niễng hay giao bạch tử có tính lạnh, vị ngọt, có tác dụng chữa khát, tiêu phiền điều dạ dày và ruột, thông sữa, thúc sữa.
Lưu ý: Không ăn củ niễng với mật ong. Người bị sỏi đường tiết niệu, tỳ vị hư hàn, đau bụng tiêu chảy hoặc người dương suy hoạt tinh cũng không nên ăn loại củ này.
Theo Helino
Không chỉ là loại quả tráng miệng đơn thuần, thứ quả vàng được trồng nhiều ở các làng quê Việt này còn chữa ti tỉ bệnh
Không chỉ ngon, bổ, rẻ, chuối tiêu còn là một vị thuốc quý trong Đông y. Đặc biệt, chuối tiêu phát huy công dụng rất tốt với những bệnh thường xuất hiện khi giao mùa.
Chuối tiêu - Thứ quả quen thuộc ở vườn của người Việt là siêu thực phẩm, nhất là vào mùa thu
Mùa thu là mùa se lạnh, mùa gợi nhớ gợi thương cũng là mùa của trái ngọt đậm đà. Một trong những loại quả được nhiều người ưa chuộng chính là chuối tiêu. Chuối tiêu có quanh năm nhưng đến mùa thu - đông lại thành thức quà quý. Hương thơm vị ngọt đậm đà lại dễ trồng ở vườn của mọi nhà, chuối tiêu chiếm vị trí vô cùng quan trọng.
Không chỉ ngon, bổ, rẻ, chuối tiêu còn là một vị thuốc quý trong Đông y. Do đó, bạn không nên bỏ qua tác dụng chữa bệnh của chuối vào mùa này. Theo cựu đại tá, lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), tác dụng chữa bệnh của chuối đã được ghi nhận lâu đời trong sách Đông y.
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, chuối tiêu có rất nhiều công dụng về mặt dinh dưỡng và chữa bệnh. Chuối có chất béo tự nhiên và không cholesterol. Sử dụng chuối nghiền để thay thế cho những thực phẩm nhiều đường hơn là lựa chọn tuyệt vời khi làm bánh. Chuối được biết đến với hàm lượng kali cao, với hơn 400mg kali trong một chuối cỡ vừa.
Một quả chuối cung cấp khoảng 10mg vitamin C, tương đương 15% vitamin C cơ thể cần mỗi ngày. Vitamin C tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khoẻ của tế bào và cải thiện sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác như sắt. Ăn một quả chuối mỗi ngày cũng cung cấp 35% lượng vitamin B6 cần thiết cho cơ thể mỗi ngày - một loại vitamin cần thiết giúp cơ thể sản sinh, phát triển tế bào mới.
Chuối cũng là một nguồn mangan tốt, cần thiết cho sức khoẻ xương và sự trao đổi chất. Theo USDA, một chuối có khoảng 3g chất xơ, giúp bạn no lâu và tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa. Ăn chuối cũng cung cấp chất sắt, magiê, canxi và phốt pho cũng như vitamin A và E, folate, carotene và choline. Chuối cũng có chứa một lượng nhỏ các axit amin cần thiết trong cơ thể.
Những bài thuốc chữa bệnh dễ áp dụng từ chuối tiêu ai cũng nên dắt túi khi tiết trời giao mùa
Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chuối tiêu để làm thuốc chữa bệnh. Ăn nhiều chuối cũng giúp cơ thể luôn dồi dào sinh lực, đôi mắt sáng và làn da khỏe đẹp.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ chuối tiêu rất dễ làm, dễ thực hiện mà bạn có thể làm ngay tại nhà:
- Viêm khí phế quản, ho khan, đờm ít dính, táo bón: Lấy 3 quả chuối tiêu chín, 100g đường phèn. Chuối tiêu bóc vỏ, đem cắt thành từng đoạn khoảng 2cm, cùng với đường phèn đem hấp cách thủy. Ăn mỗi ngày 1-2 lần cho đến khi hết bệnh.
- Bệnh nhân cao huyết áp: Mỗi ngày ăn 3 lần chuối tiêu, mỗi lần ăn 1-2 quả, ăn liên tục trong 2 tháng sẽ giúp giảm tình trạng bệnh.
- Táo bón: Ăn chuối tiêu trước khi đi ngủ sẽ đem lại công dụng chữa bệnh táo bón rất tốt.
- Viêm loét dạ dày: Chuối tiêu xanh đem sấy khô, tán thành bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g.
- Chữa đau dạ dày: Bạn lấy chuối tiêu xanh gọt vỏ, rửa sạch, xắt thành từng miếng nhỏ, ngâm qua nước muối, sau đó đem phơi sấy khô, tán thành bột mịn cất vào lọ. Mỗi lần lấy khoảng 30g đem ra uống với nước sẽ có tác dụng chữa đau dạ dày. Hoặc bạn có thể trộn thêm cùng mật ong để tăng cường khả năng chữa bệnh đau dạ dày.
Theo Helino
Điều tối kỵ khi ăn thanh long ai cũng nên biết để tránh rước bệnh vào thân Theo lương y Bùi Hồng Minh, bệnh nhân tiêu chảy hoặc chị em phụ nữ có thể trạng lạnh, đang đến kỳ kinh nguyệt... đều không nên ăn loại quả này. Thanh long là một loại trái cây nhiệt đới ngày càng trở nên nổi tiếng không chỉ ở nước ta mà còn khắp nơi trên thế giới. Hầu hết chúng ta ăn...