Chuyên gia, doanh nhân Mỹ, Việt giải mã hiện tượng Donald Trump
Hàng loạt chuyên gia, nhà nghiên cứu, doanh nhân Mỹ và Việt Nam cùng tham gia giải mã Hiện tượng Donald Trump.
LTS: Cuộc bầu cử ngày 8/11 với kết quả cuối cùng là chiến thắng áp đảo của ông Donald Trump trước bà Hillary Clinton đã khiến thế giới sững sờ. The Guardian gọi đây là “cơn địa chấn”. The Time, Wall Street Journal và hàng loạt báo Mỹ ví sự kiện này như việc người Anh bất ngờ đồng thuận rời EU. Trước đó, đại đa số các khảo sát của các nguồn uy tín đều nhận định bà Clinton thắng cử dễ dàng.
Ở Việt Nam, ngỡ ngàng, khó hiểu cũng là tâm lý chung của độc giả, những người quan sát cuộc bầu cử từ xa qua báo chí.
Chúng tôi đã nhận được khá nhiều chia sẻ, thắc mắc của bạn đọc: Vì sao ông Trump có thể lội ngược dòng ngoạn mục? Liệu ông Trump lên làm Tổng thống thì những viễn cảnh đáng sợ mà chính báo chính Mỹ vạch ra trước đây có trở thành hiện thực? Nước Mỹ liệu có thay đổi hoàn toàn chính sách với châu Á – Thái Bình Dương, gây bất lợi cho các nước trong khu vực?…
Nhận thấy nhu cầu thông tin rất lớn của độc giả, chúng tôi đã kết nối nhanh với hàng loạt chuyên gia, doanh nhân người Mỹ và người Việt Nam trong và ngoài nước, đặc biệt là những người đang sống và làm việc tại Mỹ, hiểu và cảm nhận được không khí của cuộc bầu cử. Cuộc trao đổi trực tuyến dưới đây, với phần câu hỏi do chính độc giả gửi đến cho chúng tôi, sẽ giúp giải mã phần nào Hiện tượng Donald Trump.
Tham gia trực tuyến có các chuyên gia:
- Nhà ngoại giao Ngô Quang Xuân – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội khóa 12, Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc và WTO.
- Giáo sư William Frasure, chuyên gia ngành chính phủ-quan hệ quốc tế Đại học Connecticut (Mỹ)
- Giáo sư Larry Berman, giáo sư danh dự ngành khoa học chính trị, Đại học California (Mỹ), tác giả cuốn Điệp viên hoàn hảo viết về điệp viên Nguyễn Xuân Ấn.
- Giáo sư Jerome A. Cohen, chuyên gia tên tuổi của Mỹ về Đông Á, Đại học Luật New York (Mỹ)
- Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á, Đại học New South Wales (Australia) và Học viện Quốc phòng Australia.
- Giáo sư Trần Cao Sơn, Đại học bang New Mexico (Mỹ)
Video đang HOT
- Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Ủy ban Cố vấn quốc tế, Chương trình Giáo dục công dân toàn cầu,
Tổng Biên Tập mạng Giáo dục Công dân Toàn cầu thuộc đại học California Los Angeles, Mỹ.
- Tác giả Hiệu Minh, nguyên chuyên viên Ngân hàng thế giới, hiện đang sống tại Mỹ, tác giả Nhật ký bầu cử Tổng thống Mỹ đăng trên Trí thức trẻ.
- Doanh nhân Đỗ Cao Bảo, Phó Tổng giám đốc FPT.
- Doanh nhân Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch Alpha Books; người sáng lập & CEO Trung tâm hợp tác trí tuệ Việt Nam.
Kính mời quý độc giả đón xem nội dung cuộc trực tuyến sẽ được cập nhật ngay dưới đây.
VÌ SAO DONALD TRUMP THẮNG CỬ?
Độc giả: Trịnh Minh Hoàng, Hà Nội: Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu vì sao người Mỹ lại chọn Trump? Các cuộc tranh luận trực tiếp, ông Trump đều bị đánh giá thấp hơn. Các cuộc thăm dò trước bầu cử đều cho thấy đa số người Mỹ chọn bà Clinton. 370 nhà kinh tế Mỹ ký tên vào một lá thư chỉ trích Trump, cho rằng ông này vớ vẩn, chẳng biết gì về các vấn đề kinh tế. Nhưng cuối cùng ông ấy vẫn thắng lớn.
GS. Trần Cao Sơn: Tôi cho rằng Trump có sự tính toán chính xác và cụ thể là cần bao nhiêu phiếu và ở đâu là đủ. Ông ta, chính xác là những người cộng sự của ông ta, đã tìm ra được giải pháp để có được đủ số phiếu cần thiết ở từng tiểu bang có nhiều sự do dự. Ví dụ ở Pennsylvania, Clinton thắng áp đảo ở những nơi đông dân nhưng lại thua thảm hại ở những vùng khác. Có thể sự chủ quan của những người làm việc cho Clinton cũng góp phần không nhỏ trong thắng lợi của Trump
Tác giả Hiệu Minh: Hai chữ THAY ĐỔI – CHANGE như thời Obama. Cử tri muốn sự thay đổi, chống lại chính quyền Washington bị cho rằng tham nhũng. Lựa chọn Hillary là tiếp tục Obama thêm một nhiệm kỳ. Change đưa Obama của đảng Dân Chủ vào Nhà Trắng thì Change lần này đưa Trump của đảng Cộng Hòa vào ghế Tổng thống.
Dù chưa có vẻ chính trị gia chuyên nghiệp, nhưng cử tri Mỹ nhìn thấy Trump có sức
mạnh có thể thay đổi được hệ thống chính trị tại Washington bị đảng Dân chủ làm hỏng. Clintonexit là một term tôi nghĩ đến Brexit. Có nhà thơ viết “Quanh quẩn mãi cũng chỉ vài ba dáng điệu//Tới hay lui cũng bằng ấy mặt người.” Người Mỹ thích cái mới. Clinton phải ra đi
Kinh tế: Kinh tế thời Obama đã tốt hơn nhiều, 5% thất nghiệp so với thời Bush con tới 15%. Tin việc làm, lương tăng trước ngày bầu cử là đòn đánh mạnh vào Clinton vì người Mỹ, kinh tế tốt rồi, nhưng sức mạnh toàn cầu yếu thì cử tri bầu cho Cộng hòa. Khi cần kinh tế họ bầu Dân chủ.
Thăm dò, dư luận. Thăm dò là một thông tin tham khảo. Cử tri Mỹ, nhất là miền Trung Mỹ theo Cộng hòa, sống trong môi trường độc lập suy nghĩ, khó bị định hướng bởi các học giả, chính trị gia hay truyền thông nhộn nhạo câu views xen với quảng cáo.
Doanh nhân Nguyễn Cảnh Bình: Chúng ta không phải lúc nào cũng hoàn toàn lựa chọn bằng lý trí. Ngay trong kinh doanh, trong khoa học kỹ thuật, từng có những sản phẩm, những doanh nghiệp thành công ngoài dự đoán, ngoài khuôn mẫu, và thậm chí lại trở thành những sản phẩm vô cùng thành công, và đôi khi cũng mang lại bi kịch.
Steve Jobs từng bị nhiều kỹ sư hoài nghi về iPhone, iPad…, hay Akio Morita từng bị hoài nghi về sản phẩm máy nghe nhạc Walkman vì những sản phẩm này nằm ngoài tính toán.
(Theo Soha News)
Vì sao bà Clinton thua đậm trong bầu cử tổng thống Mỹ?
Kết quả bầu cử ngày 8/11 cho thấy, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump đã giành chiến thắng áp đảo trước đối thủ Dân chủ Hillary Clinton với gần 300 phiếu đại cử tri. Trong khi đó, bà Clinton chỉ giành 218 phiếu đại cử tri. Vì sao cựu Ngoại trưởng Mỹ thua đậm như vậy?
Bà Hillary Clinton. (Ảnh: Reuters)
Thất bại của bà Clinton được cho là sẽ khiến không ít người bất ngờ bởi các khảo sát thăm dò dư luận trước đó cho thấy bà luôn dẫn trước đối thủ Cộng hòa. Tuy nhiên, thất bại này cũng hoàn toàn có thể lý giải được khi người Mỹ đã quá mệt mỏi với sự trì trệ của nền kinh tế, mệt mỏi với những lời hứa chưa thể thực hiện và ông Trump mang lại cho họ hy vọng vào một sự mới mẻ hơn.
Báo Guardian đã chỉ ra 4 lý do chính khiến bà Clinton thất bại trước ông Trump trong cuộc bầu cử cam go ngày 8/11.
Lỗi tại nền kinh tế
Năm 1992, khi chồng bà Clinton là ông Bill Clinton đắc cử tổng thống, cố vấn của ông, James Carville, từng thốt ra rằng: "Chung quy lại là về nền kinh tế". Đúc kết này có lẽ một lần nữa giúp đảng Dân chủ thắng thế trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 và 2012. Tổng thống Barack Obama đã vực dậy nước Mỹ từ cuộc khủng hoảng tài chính, giúp thúc đẩy tăng trưởng việc làm.
Nhưng không may, với bà Clinton đó là nhiều người Mỹ không còn cảm thấy đủ lạc quan về nền kinh tế như trước. Nhiều người Mỹ tỏ ra mệt mỏi với tình trạng lương bổng trì trệ, bất bình đẳng thu nhập. Và ông Trump đã thuyết phục được họ tin tưởng rằng, đó là hậu quả của các hiệp định thương mại.
Ứng viên Dân chủ Bernie Sanders và bản thân bà Clinton sau đó cũng "đổi ý" theo hướng phản đối các hiệp định thương mại, nhưng có lẽ là quá muộn hoặc không đủ để thuyết phục cử tri.
Thiếu độ tin cậy
Bê bối email nhiều lần gây trắc trở cho chiến dịch tranh cử của bà Clinton. (Ảnh: AFP)
Một vấn đề lớn khác nữa khiến bà Clinton thất bại đó là ít được sự tin cậy của cử tri. Những tranh cãi về việc sử dụng email của bà Clinton, hay những mối quan hệ làm ăn chồng chéo của quỹ từ thiện gia đình Clinton khiến người Mỹ hoài nghi về độ đáng tin cậy của bà Clinton về vấn đề tiền bạc hay nhiều vấn đề khác.
Việc Cục điều tra liên bang Mỹ bất ngờ lật lại điều tra rồi bất ngờ tuyên bố không truy tố đối với bà Clinton về bê bối email chỉ 2 ngày trước cuộc bầu cử là một trong những minh chứng rõ nhất cho vấn đề này.
Thông điệp yếu ớt
Thông điệp mạnh mẽ nhất mà chiến dịch tranh cử của bà Clinton đưa ra trong kỳ bầu cử năm nay chính là bản thân bà Clinton - người được cho là có đủ năng lực để trở thành tổng thống. Điều này được cho là đúng, nhất là khi so sánh bà với một ứng viên thiếu kinh nghiệm chính trường như ông Donald Trump. Tuy nhiên, để có thể giành chiến thắng chung cuộc, những ý tưởng lớn mới là nhân tố đóng vai trò quan trọng cho bất kỳ ứng viên tổng thống nào. Bà Clinton đã đưa ra nhiều đề xuất chính sách nhưng rất ít đề xuất có thể gây ấn tượng mạnh và khiến người khác ghi nhớ, ngay cả đối với những người ủng hộ bà.
Các khẩu hiệu tranh cử của các ứng viên tổng thống thường được cho là không mang nhiều ý nghĩa trên thực tế. Ngay như khẩu hiệu Hy vọng và thay đổi" (Hope and Change) của Tổng thống Barack Obama rốt cục cũng chỉ mang tính "hy vọng" nhiều hơn là "thay đổi" thực sự. Trong khi đó, khẩu hiệu "Cùng nhau mạnh lên" (Stronger Together) của bà Hillary Clinton cũng chỉ được đưa ra với mục đích nhằm đáp trả lại sự chia rẽ trong nội bộ đảng Cộng hòa đối với việc ủng hộ tỷ phú Donald Trump.
Khảo sát cũng bị "đánh úp"
Sau khi ông Trump giành chiến thắng, bà Clinton ngậm ngùi thất bại, dư luận có vẻ cũng bắt đầu bàn cãi về mức độ chính xác của các khảo sát thăm dò dư luận. Trước khi cuộc bầu cử diễn ra, thậm chí chỉ vài giờ trước đó, các thăm dò dư luận hầu hết đều cho thấy tỷ lệ ủng hộ bà Clinton cao hơn so với ông Trump, cơ hội đắc cử của bà cũng trên 90%. Nhưng, kết quả bầu cử chứng minh tất cả những khảo sát đã sai.
Thất bại này phần nào phản ánh thực trạng đáng báo động của lĩnh vực khảo sát dư luận. Việc tiếp cận một bộ phận đông đảo người khảo sát không còn qua các cuộc điện thoại cố định hay thậm chí di động, với một mô hình thống kê thế kỷ thứ 20, đã tạo ra những kết quả sai lệch nguy hiểm trong các cuộc bầu cử.
Với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay, có vẻ như các nhà khảo sát đã đánh giá thấp sự ảnh hưởng của các cử tri còn do dự bởi họ có thể là những người ủng hộ ông Trump thầm lặng. Có ý kiến cho rằng nhiều người tham gia khảo sát không muốn công khai thừa nhận họ ủng hộ ông Trump. Những lá phiếu được họ đưa ra vào phút chót sẽ giúp ông Trump vượt lên nhanh chóng.
Minh Phương
Theo Dantri
FBI bất ngờ tiết lộ tài liệu mật về Bill Clinton, thêm cú đánh vào Hillary Cục Điều tra Liên Bang Mỹ (FBI) vừa bất ngờ tiết lộ các tài liệu liên quan tới việc cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton ân xá cho doanh nhân Marc Rich chồng cũ của một nhà tài trợ cho đảng Dân chủ. Vợ chồng cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Động thái này diễn ra chỉ ít ngày trước cuộc bầu cử...