Chuyên gia dịch tễ: ‘Năm 2021 là bài kiểm tra sức chịu đựng thế giới’
Tiến sĩ Nicholas Christaki, nhà dịch tễ học, Đại học Yale, cho rằng 2021 vẫn là một năm khó khăn, đến năm 2024 đại dịch mới kết thúc.
Đã gần một năm kể từ khi các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện nCoV là nguồn gốc của căn bệnh hô hấp chết người.
Đến nay, trên thế giới ghi nhận hơn 1,8 triệu người tử vong vì virus. Nền kinh tế toàn cầu phải tạm dừng, người dân ở nhà trong dịp năm mới, trải qua những ngày lễ lớn mà không có bạn bè và người thân bên cạnh. Thế giới đối mặt với nhiệm vụ đầy thách thức về mặt hậu cần để phục vụ cho sức khỏe cộng đồng.
Tiến sĩ Nicholas Christaki, ngày 21/12 nhận định điều đáng mừng duy nhất đó là: các đại dịch đều kết thúc . Chúng luôn kết thúc, thậm chí có những đại dịch kết thúc trước cả khi có vaccine. Việc phân phối vaccine Pfizer và Moderna là một trong những thách thức lớn nhất liên quan tới sức khỏe cộng đồng.
Christaki nói: “Chúng ta là thế hệ đầu tiên có khả năng chế tạo các loại thuốc hiệu quả khi đối mặt với một đại dịch. Quả là một điều kỳ diệu”.
Khi dịch bệnh kết thúc thường là giai đoạn người dân tìm kiếm các hoạt động xã hội, tương tự sau dịch cúm năm 1918. Christaki cho biết: “Trong thời kỳ dịch bệnh, đức tin của mọi người gia tăng. Họ tiết chế hơn, tiết kiệm tiền. Chu kỳ này xảy ra giống với hàng trăm năm trước mỗi khi có đại dịch”.
Video đang HOT
Đồng thời, kinh tế của các nền văn minh cổ đại sụp đổ trong thời kỳ dịch bệnh. Christaki nói: “Nhiều người cho rằng hành động của chính phủ khiến nền kinh tế phát triển chậm lại. Nhưng không phải, virus mới là lý do. Nền kinh tế sụp đổ trong thời kỳ cổ đại khi dịch bệnh xảy ra, ngay cả khi chính phủ không ban bố lệnh đóng cửa”.
Một cặp vợ chồng đeo khẩu trang và ngắm hoàng hôn từ Công viên Elysian ở Los Angeles, California, Mỹ, tháng 11/2020. Ảnh: AFP
Christaki dự đoán: “Năm 2024, tất cả xu hướng diễn ra trong đại dịch sẽ bị đảo ngược. Mọi người sẽ tham gia nhiệt tình vào các hoạt động xã hội, có thể bao gồm các hoạt động ăn chơi, chi tiêu phóng khoáng”.
Tuy nhiên, những điều này phụ thuộc vào việc mọi người tiếp tục tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội. Vì ngay cả khi Mỹ đã cấp phép cho 2 loại vaccine, hiện tại chỉ có đủ liều cho 150 triệu người.
Theo ông, các nhà khoa học cần tiếp tục phát triển các loại vaccine mới, chính phủ cần đánh giá và cấp phép nếu chúng an toàn, hiệu quả. Số người tiêm vaccine phải đủ lớn để dập tắt hoàn toàn đại dịch. Các nhà khoa học cần tiếp tục nghiên cứu về thời gian miễn dịch và độ an toàn để sử dụng cho trẻ em.
Năm 2021 sẽ là bài kiểm tra sức chịu đựng của thế giới khi phải tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội, rửa tay, đeo khẩu trang và tránh xa đám đông. Christaki cảnh báo nhân loại dễ dàng bị tổn thương bởi sự lãnh đạo yếu kém, thiếu phối hợp và những thông tin sai lệch trong thời kỳ đại dịch.
“Xã hội của chúng ta còn rất non nớt và chúng ta có thể làm tốt hơn”, ông nói.
Christaki cho rằng, ảnh hưởng từ thông tin sai lệch, sự chia rẽ và phủ nhận là những đặc điểm điển hình của một đại dịch. Tuy nhiên, các nguồn tin uy tín của các chuyên gia vẫn tồn tại và con người có thể cùng nhau vượt qua một năm đầy thách thức sắp tới.
“Thế giới của chúng ta đã thay đổi, một mầm bệnh chết người đang hoành hành, chúng ta không phải những người đầu tiên đối mặt với mối đe dọa này và chúng ta cần phải trưởng thành hơn khi đối diện với nó”, ông đánh giá.
Nhập viện vì bị tiêm quá liều vaccine Covid-19
8 nhân viên tại một nhà đưỡng lão ở thành phố Stralsund bị tiêm liều vaccine Pfizer gấp nhiều lần mức khuyến cáo, khiến 4 người phải nhập viện.
Sự việc xảy ra tại một nhà dưỡng lão ở thành phố Stralsund, thủ phủ vùng Vorpommern-Ruegen, miền bắc Đức, hôm 27/12 khi các nhân viên y tế và chăm sóc sức khỏe tại đây được tiêm vaccine Covid-19 do Pfizer-BioNTech sản xuất. 8 người bị tiêm liều vaccine cao gấp 5 lần mức khuyến cáo, một nửa trong số này phải nhập viện để theo dõi sau khi xuất hiện các triệu chứng giống cúm.
Nhân viên y tế Đức chuẩn bị một liều vaccine Covid-19 của Pfizer hôm 28/12. Ảnh: Reuters.
"Tôi rất lấy làm tiếc vì sự việc này. Đây là trường hợp đơn lẻ do lỗi cá nhân. Tôi hy vọng những người bị ảnh hưởng không chịu tác dụng phụ nghiêm trọng nào", Stefan Kerth, người đứng đầu chính quyền vùng Vorpommern-Ruegen, cho hay.
Sự cố xảy ra trong bối cảnh nhiều vùng tại Đức từ chối tiêm vaccine do nghi ngờ môi trường lạnh để bảo quản vaccine Pfizer đã không được duy trì trong quá trình vận chuyển.
Ngày 26/12, hàng chục nghìn liều vaccine Covid-19 đã được chuyển đến các cơ quan y tế khu vực ở Đức và tiếp tục phân phối đến các trung tâm tiêm chủng địa phương. Cư dân tại các viện dưỡng lão, người trên 80 tuổi và nhân viên chăm sóc sẽ là những người đầu tiên được tiêm vaccine. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn gọi ngày 26/12 là "ngày của hy vọng".
Đức từng kiểm soát khá tốt đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên, song đã bị làn sóng dịch lần hai ảnh hưởng nặng nề. Đức hiện ghi nhận hơn 1,6 triệu ca nhiễm và hơn 30.600 ca tử vong do nCoV.
'Bóng ma' vaccine ám ảnh người Nhật Vận động viên Hitomi Niiya, 32 tuổi, không muốn tiêm vaccine Covid-19 trước Thế vận hội mùa hè ở Tokyo. Cô không phải là người duy nhất nghĩ vậy. Niiya lo lắng về tác dụng phụ và tin tưởng các biện pháp phòng chống dịch đang được thực hiện đã đủ để bảo vệ bản thân. Chính phủ Nhật Bản đã đặt hàng...