Chuyên gia ĐH Harvard: Cần học tài chính thay phương trình bậc hai
Chuyên gia cố vấn nghề nghiệp Đại học Harvard, Gorick Ng, cho rằng học sinh cần được biết về lãi kép thay vì phân tích nhiều về phương trình bậc hai, CNBC đưa tin.
Các quyết định tài chính dù đem đến kết quả tốt hay không, đều khá phức tạp, khiến việc đạt đến thành công ngày càng trở nên khó khăn. Nhiều sinh viên tại Mỹ không được giáo dục sâu về tài chính, thậm chí kiến thức quá ít để hiểu về các khái niệm cơ bản.
Không ít sinh viên lo lắng khi thiếu kiến thức về tiền bạc, đầu tư và tài chính trước khi ra trường. Ảnh minh họa.
46% thanh thiếu niên thiếu kiến thức về tài chính
Một khảo sát của tổ chức phi chính phủ về giáo dục Junior Achievement cho thấy 46% thanh thiếu niên thừa nhận kiến thức, hiểu biết chung về tiền bạc, đầu tư và nền kinh tế có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thành công của họ.
Trong khi đó, 51% thanh thiếu niên được hỏi không có niềm tin rằng mọi cá nhân đều có cơ hội bình đẳng để đạt những thành tựu, thành công về tài chính. Phần lớn học sinh, sinh viên đều lo lắng.
Sự tập trung, phát triển vào việc hình thành các doanh nghiệp đã khiến các học sinh, sinh viên tập trung sự quan tâm vào những thay đổi của xã hội, học hỏi nhằm tạo ra một hệ thống tài chính công bằng.
Học sinh Jorge Sanchez (16 tuổi, ở Florida) cho rằng sự thiếu hiểu biết về tài chính của thế hệ sinh viên dẫn đến những lo lắng trong quá trình chuẩn bị cho sự nghiệp và cuộc sống cá nhân.
Zoe McCall, một sinh viên tình nguyện đã có bài phát biểu trước Hội đồng Giáo dục Quận về tầm quan trọng của giáo dục tài chính tại trường học.
Hội đồng đã thông qua đề xuất về một khóa học tài chính cho tất cả học sinh trung học trong khu vực. Trên toàn tiểu bang Maryland, cùng nhiều tiểu bang khác, dự luật trong các phiên họp lập pháp năm 2021 đã dần xuất hiện những thông tin để học sinh, sinh viên tăng khả năng và cơ hội tiếp cận với giáo dục tài chính.
Cách thức và cấu trúc của giáo dục tài chính đã và đang dần hằn sâu trong tâm trí của các học sinh, sinh viên.
Video đang HOT
Cựu chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ, ông Jay Clayton, cho rằng cần đưa giáo dục tài chính vào dạy học sinh, sinh viên.
Không được đào tạo về tài chính sẽ đưa ra quyết định tồi
Cựu chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ, ông Jay Clayton, đóng góp ý kiến rằng giáo dục tài chính là một giải pháp quan trọng để đưa sinh viên đến gần hơn với thành công.
“Tất cả đều tập trung vào việc đưa ra quyết định. Nếu bạn không được đào tạo về tài chính, đặc biệt là tín dụng, đầu tư, bạn có thể đưa ra quyết định tồi. Càng được giáo dục sớm, quyết định của mỗi cá nhân sẽ càng tốt, và dễ đạt kết quả tốt”, ông Clayton khẳng định.
Gorick Ng, chuyên gia cố vấn nghề nghiệp tại Đại học Harvard, cho biết: “Điều khiến tôi kinh ngạc hơn là chúng tôi đã dành nhiều thời gian nói về phương trình bậc hai ở trường hơn là phân tích về lãi kép”.
Chuyên gia cố vấn nghề nghiệp Đại học Harvard Gorick Ng.
Trong khi đó, tại các lớp học về tài chính, chuyên gia Gorick cho biết mọi giáo trình đều chỉ nhằm trả lời những câu hỏi như: “Làm thế nào để bạn sử dụng những gì bạn có để kiếm nhiều tiền hơn? Làm sao để bạn tiêu ít tiền hơn số tiền bạn kiếm được?”
Tiến sĩ, giáo sư kinh tế và quan hệ quốc tế tại Đại học Michigan, Lisa Cook, cho rằng chương trình giảng dạy cho sinh viên cần có các lớp hướng dẫn về việc xây dựng ngân sách cá nhân sau nhiều năm và kiến thức cơ bản về đầu tư. Đây là điều quan trọng để dạy sinh viên ở độ tuổi cần tìm hiểu về khởi nghiệp.
“Các lớp học về tài chính và đầu tư, xây dựng ngân sách vốn là truyền thống đối với tầng lớp trung lưu và mọi người nên được khuyến khích học tập ngay cả khi họ chưa có đủ điều kiện”, tiến sĩ Cook nói.
Doanh nghiệp dệt may đồng loạt giảm sút nghiêm trọng trước khủng hoảng Covid-19, riêng TCM, GIL vẫn "ngược dòng" tăng trưởng mạnh mẽ
Được biết, GIL hiện sản xuất đa dạng các mặt hàng dệt may như túi xách, balo, đồ ngoài trời, quần áo... Hai đối tác lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp là Amazon và IKEA - đều là hai đơn vị lớn trên thế giới, năng lực tài chính mạnh, đặc biệt vẫn kinh doanh tăng trưởng giữa đại dịch với doanh thu chủ yếu từ kênh online.
Là một trong những ngành từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra đều phụ thuộc vào thị trường ngoại, dệt may liên tục chịu khủng hoảng từ đầu năm 2020 do dịch Covid-19. Đầu tiên là đợt bùng dịch tại Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp đối mặt với thiếu hụt nguyên vật liệu trầm trọng, khi đến 70-80% đầu vào nhập từ quốc gia này.
Bước sang quý 2/2020, dịch bệnh bùng phát và lan nhanh sang các nước châu Âu, ngành dệt may Việt Nam tiếp tục bị giáng đòn đầu ra. Đơn hàng bị giãn, huỷ, thậm chí hàng loạt doanh nghiệp lớn cũng là những khách hàng trọng yếu của nhóm dệt may Việt Nam tuyên bố phá sản trên thế giới đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp nước ta.
Thống kê cho thấy, từ tháng 4 khi dịch bệnh bắt đầu lây lan sang các nước phương Tây, một làn sóng phá sản đã manh nha và tăng mạnh sang tháng 5/2020. Đầu tháng, thương hiệu J.Crew - ông lớn tại Mỹ thành lập từ năm 1947 với quy mô 492 cửa hàng, doanh thu năm 2019 đạt 2,5 tỷ USD đệ đơn phá sản.
Chỉ sau vài ngày, Mỹ tiếp tục thụ đơn phá sản với Neiman Marcus, tập đoàn có thâm niên hoạt động 94 năm với doanh thu 2019 lên đến 4,9 tỷ USD. Cùng một loạt các thương hiệu lớn khác như J.C.Penney (Mỹ, thành lập năm 1902, đệ đơn ngày 15/5), Brook Brothers (đệ đơn ngày 8/7), RTW Retailwinds ngày 13/7, Ascencure...
Kết quả, tính đến cuối tháng 9/2020, toàn ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được 25,584 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ. Thặng dư thương mại dệt may cũng giảm hơn 12% xuống còn 13,765 tỷ USD, chiếm 53% tỷ lệ giá trị gia tăng, theo báo cáo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas).
Tại hội thảo mới đây, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas, phân trần ngành dệt may Việt Nam từ đầu năm 2020 trải qua 3 cung bậc lớn. Trong đó, mục tiêu xuất khẩu năm 2020 là 40 tỷ USD, tuy nhiên dưới áp lực từ dịch Covid-19, nhiều thị trường nhập khẩu truyền thống của ngành giảm sâu, có mặt hàng giảm đến 80-90%, vì vậy kim ngạch xuất khẩu dự kiến sẽ bỏ xa kết quả thực hiện 39 tỷ USD của năm 2019.
Thiếu hụt đơn hàng, sau 9 tháng doanh nghiệp dệt may đồng loạt giảm sút
Thống kê chỉ số kinh doanh của các doanh nghiệp trên sàn cũng vẽ nên bức tranh u ám, nguyên nhân chính là hao hụt đơn hàng. Đáng kể nhất, May Sông Hồng (MSH) sụt giảm đến 70% lợi nhuận sau thuế trong quý 3/2020, chỉ còn 52 tỷ đồng. Luỹ kế 9 tháng, con số lợi nhuận cũng giảm phân nửa về 201 tỷ đồng.
Chuyên sản xuất sản phẩm may mặc và chăn ga gối đệm, sản phẩm may mặc chủ lực của MSH hiện nay là gia công và hàng xuất khẩu theo hình thức FOB (giao hàng lên tàu). Đây cũng là động lực tăng trưởng chính của MSH những năm gần đây. Song, dịch Covid-19 bùng phát và tiếp tục diễn biến phức tạp tại các thị trường trọng điểm gồm Mỹ khiến MSH bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước đó, khách hàng chiếm đến 13% doanh số tại Mỹ là RTW Retailwinds Inc. (OTC PINK: RTWI) - công ty mẹ của New York & Co - đệ đơn phá sản, MSH dự kiến sẽ trích lập dự phòng liên quan trong năm 2020.
Hay Việt Tiến (VGG), thương hiệu lâu đời tại Việt Nam chuyên sản xuất hàng may mặc và xuất đi các nước, quý 3/2020 lợi nhuận sau thuế cũng giảm đến 47%, từ mức 140 tỷ (quý 3/2019) chỉ còn hơn 46 tỷ đồng. Luỹ kế 9 tháng, lợi nhuận Việt Tiến chỉ còn khoảng 85 tỷ, chưa đến mức cùng kỳ năm 2019.
Theo giải trình từ phía Việt Tiến, do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, đặc biệt là tại Hàn Quốc, Mỹ và EU - đây là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Tổng Công ty, các đối tác nhập khẩu tại các nước này đã giảm và huỷ số lượng lớn các đơn hàng, sức mua trong nước cũng giảm dẫn đến doanh thu quý 3 giảm so với cùng kỳ.
May 10, Vinatex, TNG... cũng chịu cảnh giảm sút lợi nhuận trong quý 3/2020. Cần nhấn mạnh, TNG dù doanh thu nội địa liên tục phát đi tín hiệu khả quan nhờ chuyển sang may khẩu trang, đồ bảo hộ. Song, từ tháng 6/2020 nhóm sản phẩm này đã hạ nhiệt nhanh chóng, bằng chứng không còn kéo được chỉ số của TNG trong quý 3/2020.
Lợi thế từ quan hệ xuất khẩu và kênh online, TCM, GIL vẫn "ngược dòng" tăng trưởng mạnh mẽ
Ngược lại, vẫn có điểm sáng giữa bức tranh u ám. Dệt may Thành Công (TCM) tiếp tục ghi nhận tăng trưởng mạnh quý 3/2020, lợi nhuận sau thuế tăng 46% lên 106 tỷ đồng. Luỹ kế 9 tháng, TCM thu về 249 tỷ lợi nhuận, tăng 29%.
Theo giải trình từ phía Công ty, quý 3 vừa qua Công ty xuất khẩu nhiều đơn hàng khẩu trang vải kháng khuẩn và đồ bảo hộ y tế nên doanh thu và lợi nhuận tường đối tốt. Cùng sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ... TCM có lợi thế hơn các đơn vị khác ở thị trường xuất khẩu. Theo số liệu từ Hải quan Việt Nam, từ đầu năm 2020 giá trị xuất khẩu TCM luôn cao hơn mặt bằng chung của toàn ngành dệt may. Chưa kể, thích ứng nhanh với nhu cầu mới, TCM đã chuyển đổi phần lớn cơ cấu sản phẩm, trong đó khẩu trang, đồ bảo hộ tính đến nay đã chiếm phần lớn doanh thu Công ty. Đầu vào rẻ hơn của nhóm sản phẩm mới này so với hàng truyền thống cũng đem về hiệu suất sinh lời cao hơn cho TCM.
Dù vậy, những mặt hàng liên quan đến Covid-19 theo ý kiến giới phân tích chỉ là liều thuốc tạm thời cho ngành dệt may nói chung và TCM nói riêng. Dài hơi hơn, với lợi thế từ xuất khẩu, kinh nghiệm làm việc với các thương hiệu thời trang, bán lẻ như Adidas... sẽ là yếu tố tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cho TCM. Mặt khác, quý 2-3/2020 đơn hàng về quần áo ở nhà, đồ thể thao đã tăng và thậm chí tăng mạnh trở lại, theo Vitas. Những tín hiệu trên tiếp tục phản ánh vào thị giá TCM trên thị trường, tính từ tháng 3/2020 mã TCM đã tăng 60% lên vùng 25.000 đồng/cp.
Trở thành điểm sáng và được quan tâm đặc biệt trong quý 3/2020, Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, GIL) thu về lãi ròng 87 tỷ đồng, cao gấp 3 lần con số cùng kỳ nhờ thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất bán trong kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, GIL ghi nhận doanh thu thuần tăng 45% lên 2.546 tỷ, tương ứng lãi ròng tăng gấp đôi lên 189 tỷ đồng.
Được biết, GIL hiện sản xuất đa dạng các mặt hàng dệt may như túi xách, balo, đồ ngoài trời, quần áo... Hai đối tác lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp là Amazon và IKEA - đều là hai đơn vị lớn trên thế giới, năng lực tài chính mạnh, đặc biệt vẫn kinh doanh tăng trưởng giữa đại dịch với doanh thu chủ yếu từ kênh online. Điều này cũng hỗ trợ GIL tránh được áp lực Covid-19 như những đơn vị cùng ngành khác, giới quan sát kỳ vọng doanh thu, lợi nhuận từ GIL tiếp tục tăng trưởng đến cuối năm 2020, sang năm 2021 nhờ xuất khẩu online thông qua 2 đối tác trên.
Trên thị trường, cổ phiếu GIL cũng đang tăng mạnh, gấp đôi thị giá lên mức 30.000 đồng/cp kể từ tháng 8/2020.
Sắc xanh bao phủ thị trường tài chính Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 3-11 được coi là rủi ro lớn nhất đối với thị trường tài chính thế giới. Giới chuyên gia kinh tế dự báo, nếu nước Mỹ không thể tìm ra người chiến thắng tuyệt đối ngay lập tức, thời kỳ bất ổn và hỗn loạn cho thị trường và nền kinh tế có thể xảy ra....