Chuyên gia chia sẻ việc Bộ trưởng Nhạ có phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất

Theo dõi VGT trên

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ có số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất (137 phiếu) theo như kết quả của Quốc hội công bố chiều nay, ngày 24.10.

Theo kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công bố chiều nay, Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ nhận được 140 (28,87%) phiếu tín nhiệm cao; 194 (40%) tín nhiệm; 137 (28,25%) tín nhiệm thấp. Với 137 phiếu tín nhiệm thấp, Bộ trưởng GDĐT là người có số phiếu tín nhiệm thấp cao nhất trong tổng số 48 người được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm.

Chuyên gia chia sẻ việc Bộ trưởng Nhạ có phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất - Hình 1

Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ có số phiếu tín nhiệm thấp lên tới 137 phiếu.

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học – Bộ GDĐT nhấn mạnh rằng ông Phùng Xuân Nhạ chỉ mới đảm đương vai trò Bộ trưởng được 2 năm. Đây là quãng thời gian quá ngắn để ông Nhạ có thể xử lý những vấn đề còn tồn đọng và những hành động phát huy hiệu quả.

“Dĩ nhiên việc lấy phiếu tín nhiệm là cần thiết và nên làm để đánh giá vai trò của người đứng đầu ngành. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng ngành giáo dục không phải tới bây giờ mới có những vấn đề gây bức xúc xã hội. Ví dụ như những sai phạm trong kỳ thi THPT 2018 vừa qua cũng rất khó để có thể đổ lỗi cho riêng Bộ trưởng, mà nó là hậu quả của một quá trình dài. Lật lại vấn đề, cũng phải thừa nhận rằng Bộ GDĐT đã nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin từ dư luận để thanh tra, giám sát, từ đó phát hiện những sai phạm tại Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình” – ông Khuyến chia sẻ.

Giữa năm 2018, tại buổi chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ cũng khẳng định rằng: “Giáo dục ta đang trong giai đoạn quá độ nên phải chấp nhận để đổi mới. Đổi mới lĩnh vực này không thể nóng vội, đây vấn đề nhạy cảm phải có lộ trình, bước đi cụ thể. Ví dụ vấn đề thi cử, Bộ đã cải cách hai kỳ thi mỗi năm thành một kỳ. Năm 2017 việc thi cử tương đối ổn định, được cử tri và nhân dân cả nước ủng hộ. Trong nhiệm kỳ của mình Bộ trưởng cố gắng hoàn thiện chương trình sách giáo khoa; đẩy mạnh tự chủ đại học; nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của các cơ sở đào tạo…”.

Chuyên gia chia sẻ việc Bộ trưởng Nhạ có phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất - Hình 2

TS Lê Viết Khuyến – Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học – Bộ GDĐT.

Theo TS Lê Viết Khuyến, mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm là để người đó nhìn nhận ra vị trí của mình, từ đó cố gắng phấn đấu, thay đổi để mang lại hiệu quả tốt hơn trong công việc do Đảng và nhân dân giao phó.

“Theo tôi, cần phải có thời gian cho Bộ trưởng thể hiện được bản thân mình, 2 năm là quá ngắn để đối phó với những vấn đề đã tồn tại hàng chục năm trong nền giáo dục”.

Ông Khuyến cũng cho biết việc Bộ trưởng Bộ GDĐT cần làm ngay chính là trang bị cho mình một đội ngũ chuyên gia tư vấn ở từng cấp học một. “Ông Phùng Xuân Nhạ xuất phát từ cơ sở và chuyên môn là quản lý ở cấp độ đại học. Vì vậy, một đội ngũ chuyên gia tư vấn cho ông ở những cấp bậc học khác như PTTH, THCS, tiểu học, mầm non là vô cùng cần thiết để ông có thể làm tốt vai trò tư lệnh ngành của mình. Nếu đội ngũ này lệch chuẩn, thì việc hoàn thành tốt nhiệm vụ rất là khó khăn”.

Video đang HOT

Ông Phùng Xuân Nhạ, sinh ngày 3.6.1963, quê quán xã Tống Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Ông là giáo sư, tiến sĩ ngành kinh tế, Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước.

Ông hiện là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và là Đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV (2016-2021) thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Bình Định. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông giữ chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.

Theo Dân Việt

Xóa bỏ cơ quan chủ quản: Trường đại học sẽ "sống" ra sao?

3 trường đại học đã trình Bộ GD&ĐT đề án thực hiện tự chủ khi không còn cơ quan chủ quản. Sắp tới, 36 trường đại học sẽ tiếp tục được thực hiện theo cơ chế này. Vậy, các trường đại học sẽ "sống" sao khi không còn cơ quan chủ quản?

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo thí điểm chọn trong số 23 cơ sở giáo dục đại học tự chủ theo Quyết định 77 để tiếp tục triển khai giai đoạn về tự chủ cao hơn là không còn bộ chủ quản. Bộ đã trình Chính phủ thí điểm 3 trường đại học (Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Kinh tế TP HCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội xây dựng đề án không trực thuộc cơ quan chủ quản (Bộ GD-ĐT)) theo cơ chế bỏ chủ quản.

Xóa bỏ cơ quan chủ quản: Trường đại học sẽ sống ra sao? - Hình 1

Trường ĐH Kinh tế quốc dân sẽ hướng tới đại học đa ngành, đa lĩnh vực khi không còn cơ quan chủ quản

Trao đổi với phóng viên Dân trí, GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, trường đã trình tới Bộ GD&ĐT đề án tự chủ cao hơn hướng tới không có cơ quan chủ quản.

Theo GS Đạt, nếu đề án tự chủ này được phê duyệt, trường sẽ phát triển theo hướng "Đại học đa ngành, đa lĩnh vực". Hiện trường đang chờ ý kiến của Bộ GD&ĐT phê duyệt đề án. Nếu được chấp thuận, trường sẽ triển khai ngay trong thời gian tới.

Tương tự, trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đã trình Bộ GD&ĐT, đề án tự chủ của nhà trường khi không còn cơ quan chủ quản. PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, nếu không còn cơ quan chủ quản thì quyền tự chủ của các trường sẽ được thực hiện cao hơn. Tuy nhiên, hiện nay, thực hiện xóa bỏ cơ quan chủ quản phải theo lộ trình thực hiện.

"Các trường phải có cơ chế quản trị mới, mô hình tổ chức mới theo Luật giáo dục ĐH mới. Theo đó, cấu trúc hoạt động nhà trường phải hiệu quả, nâng cao năng lực chuyên môn của nhà trường, quan hệ đối tác bên ngoài như thế nào... lúc đó, nhà trường thực hiện quyền tự chủ như "chìa khóa" xóa bỏ cơ quan chủ quản" - ông Sơn cho hay.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ chủ quản chịu trách nhiệm quản lý nhà nước tập trung vào chiến lược quy hoạch, kế hoạch và các quy chuẩn chất lượng, tăng cường kiểm tra giám sát, vai trò thực thi, quản trị là thuộc về nhà trường. Như vậy rất tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản trị của nhà trường, giữa tự chủ, trách nhiệm tự giải trình với kiểm soát chất lượng.

Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục cho 36 trường ĐH, thực hiện thí điểm và đẩy mạnh quá trình thực hiện tự chủ theo hướng không cơ quan chủ quản.

Chưa xóa bỏ cơ quan chủ quản thì tự chủ chưa phát huy tác dụng

Trước năm 2014, quyền tự chủ trong hoạt động chuyên môn (đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế...) của các cơ sở giáo dục đại học còn bị hạn chế. Các cơ sở giáo dục đại học chưa phát huy được năng lực chủ động, sáng tạo của cơ sở giáo dục đại học và đội ngũ các nhà khoa học trong công tác đào tạo, khoa học và công nghệ để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có tính "đột phá chiến lược" để phát triển kinh tế đất nước.

Hoạt động của cơ sở giáo dục đại học vẫn còn mang nặng tính hành chính hóa, chưa thực sự chủ động, sáng tạo, kịp thời trong quản trị và tổ chức thực hiện.

Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017 va giao cho 23 cơ sở giáo dục đại học công lập thí điểm tự chủ. Các trường được giao quyền mạnh hơn trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tổ chức và tài chính; chủ động, linh hoạt hơn về tổ chức bộ máy, tuyển dụng nhân sự và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, từng bước chủ động đổi mới cơ chế để hoạt động ngày càng hiệu quả.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, kể từ khi Nghị quyết 77 được triển khai, thủ tục hành chính được giảm bớt, thời gian mở ngành được rút ngắn hơn đã giúp các trường chủ động trong đào tạo, tận dụng cơ hội mở các ngành đào tạo mới đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của xã hội. Quy mô tuyển sinh của các trường có xu hướng giảm xuống sau khi tự chủ.

Xóa bỏ cơ quan chủ quản: Trường đại học sẽ sống ra sao? - Hình 2

Quy mô tuyển sinh của các trường tự chủ

Trong bối cảnh số lượng các trường trong và ngoài nước ngày càng tăng lên, nguồn tuyển sinh trong nước chững lại, tổng quy mô tuyển sinh giảm với yêu cầu chất lượng đào tạo cao hơn, các trường tự chủ đã nhanh chóng thích ứng, thay đổi định hướng đào tạo ở các hệ khác nhau. Quy mô đào tạo chính quy đại trà có phần suy giảm trong khi quy mô đào tạo chương trình tiên tiến, chất lượng cao tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2015.

Xóa bỏ cơ quan chủ quản: Trường đại học sẽ sống ra sao? - Hình 3

Quy mô sinh viên theo các hệ đào tạo 2013-2017

Trên cơ sở được giao quyền tự chủ, các trường đã chủ động hơn trong việc quyết định hướng nghiên cứu và tham gia các nhiệm vụ khoa học công nghệ.

Trong giai đoạn 2013-2016, số đề tài khoa học công nghệ được phê duyệt từ 2013-2016 nhìn chung tăng lên, trong đó số lượng đề tài cấp nhà nước và nghị định thư khoảng 15-20 đề tài/năm.

Đặc biệt, số lượng đề tài khoa học công nghệ cấp trường tăng mạnh từ 426 đề tài trong năm 2013 lên đến 546 đề tài trong năm 2016. Sự gia tăng này thể hiện sự định hướng rõ ràng về nghiên cứu khoa học cũng như tính chủ động của nhà trường trong việc phân bổ và sử dụng ngân sách của trường cho nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó, số lượng các công trình, bài viết được công bố cũng tăng lên nhanh chóng. Các công trình khoa học được đăng tải trên các tạp chí chuyên môn nước ngoài tăng lên nhiều nhất (số lượng năm 2016 tăng hơn 2 lần so với năm 2013 - tăng từ 574 lên đến 1437 công trình).

Số lượng các bằng độc quyền và giải pháp hữu ích cũng tăng đáng kể, từ 21 (năm 2013) lên đến 61 (năm 2016), trong đó dẫn đầu là Trường Đại học Tôn Đức Thắng (liên tiếp các năm đều có bằng sáng chế), tiếp đến là Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Điện lực. Số hợp đồng chuyển giao công nghệ năm 2016 tăng gấp 1,33 so với năm 2013 và đó là thế mạnh của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam...

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự được đa số lãnh đạo cấp cao tại các trường nhìn nhận là khâu then chốt trong quá trình tự chủ của các trường đại học. Chính vì thế, nhiều trường đã thông suốt việc tự chủ đại học phải gắn liền với đổi mới quản trị đại học, trong đó thực hiện ngay việc thành lập Hội đồng trường.

Chính vì vậy, từ thời điểm được giao thí điểm tự chủ, các trường đã từng bước hình thành cơ cấu nhân lực phù hợp với lực lượng lao động trực tiếp (giảng viên) tăng lên, trong khi đội ngũ lao động gián tiếp (chuyên viên và nhân viên) giảm xuống, trong đó chú trọng hơn đến việc sử dụng công nghệ thông tin hoặc thuê ngoài nhằm tăng hiệu quả hoạt động của bộ máy. Số lượng cán bộ/giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và học vị từ thạc sĩ trở lên tại các trường đã tự chủ tăng lên đáng kể, số lượng cử nhân giảm xuống so với giai đoạn trước tự chủ.

Theo số liệu báo cáo của các trường, nhìn chung các trường đảm bảo được toàn bộ chi hoạt động thường xuyên, thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người học, miễn giảm học phí cho các đối tượng chính sách, trích lập quỹ học bổng khuyến khích theo quy định va đêu co chênh lệch thu lơn chi. Cac trương đã trích lập quy đâu tư phat triên sư nghiêp, quy khen thương, phuc lơi, ôn đinh thu nhâp.

Lãnh đạo của một trường đại học cho biết, khi thực hiện tự chủ, thu nhập của người lao động đã tăng lên rõ rệt so với thu nhập bình quân giai đoạn trước. Cơ chế thí điểm tự chủ đã tạo điều kiện cho cac trường chủ động trong công tac xây dưng kê hoach tai chinh va dư toan ngân sach ngăn han, trung han, dai han. Cac trương chu đông trong quan ly, sư dung cac nguôn tai chinh đê triển khai thưc hiên các nhiêm vu cua trương phuc vu cho công tac giang day hoc tâp, nghiên cứu khoa học trên cơ sơ châp hanh quy chê thu chi nôi bô cua trương va cac quy đinh cua nha nươc vê quan ly tai chinh đảm bảo sư dung tiêt kiêm hiêu qua cac nguôn kinh phi.

TS. Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam cho rằng, phải từng bước xóa bỏ vai trò độc quyền chỉ đạo và quản lý của cơ quan chủ quản theo định chế có cấu trúc kiểu tập quyền. Nếu chưa xóa bỏ được cơ chế này thì cho dù có thành lập Hội đồng trường thì nó cũng không phát huy được tác dụng.

Hồng Hạnh

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nhan sắc gây sốc của Triệu VyNhan sắc gây sốc của Triệu Vy
21:00:18 21/02/2025
Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?
23:14:34 21/02/2025
Sốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbizSốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbiz
23:25:07 21/02/2025
Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."
23:08:34 21/02/2025
Sao nam Vbiz gây sốc khi đăng hiện trường tai nạn kinh hoàng: Ô tô lăn nhiều vòng, rơi xuống vực sâu 40m, đội cứu hộ bất lựcSao nam Vbiz gây sốc khi đăng hiện trường tai nạn kinh hoàng: Ô tô lăn nhiều vòng, rơi xuống vực sâu 40m, đội cứu hộ bất lực
20:40:43 21/02/2025
Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà NộiXét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội
00:32:07 22/02/2025
Cặp đôi Hoa ngữ là "thần" của ngôn tình hiện đại: Nhà gái đẹp nhất Cbiz, bị đồn phim giả tình thật còn có conCặp đôi Hoa ngữ là "thần" của ngôn tình hiện đại: Nhà gái đẹp nhất Cbiz, bị đồn phim giả tình thật còn có con
23:20:05 21/02/2025
NSƯT Thành Lộc phấn chấn giành giải 'Đạo diễn xuất sắc nhất' từ NSND Xuân BắcNSƯT Thành Lộc phấn chấn giành giải 'Đạo diễn xuất sắc nhất' từ NSND Xuân Bắc
23:01:45 21/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Loại quả 'thần dược mùa xuân' giúp ngăn ngừa lão hóa, tăng cường miễn dịch được bán đầy ở chợ Việt

Loại quả 'thần dược mùa xuân' giúp ngăn ngừa lão hóa, tăng cường miễn dịch được bán đầy ở chợ Việt

06:26:26 22/02/2025
Vào mùa xuân, loại quả này được ví thần dược mùa xuân giúp ngăn ngừa lão hóa, được bán đầy ở chợ Việt. Bạn có thể tận dụng để làm vài món ngon dưới đây.
5 bí quyết nấu cháo nhừ nhanh, không bị trào ra bếp

5 bí quyết nấu cháo nhừ nhanh, không bị trào ra bếp

Ẩm thực

06:25:52 22/02/2025
Cháo là món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, phù hợp với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, khi nấu cháo, nhiều người gặp tình trạng cháo lâu nhừ, dễ bị trào ra bếp hoặc khê đáy nồi.
Đặc phái viên Mỹ bất ngờ dành 'lời có cánh' với Tổng thống Ukraine Zelensky

Đặc phái viên Mỹ bất ngờ dành 'lời có cánh' với Tổng thống Ukraine Zelensky

Thế giới

06:25:40 22/02/2025
Các quan chức Mỹ cho rằng Ukraine cần nhanh chóng hợp tác với phía Washington để hoàn tất thỏa thuận này. Theo đề xuất, Mỹ sẽ sở hữu 50% cổ phần trong các mỏ đất hiếm chiến lược của Ukraine, một nguồn tài nguyên có giá trị lên đến hàng ...
Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?

Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?

Hậu trường phim

06:25:29 22/02/2025
Trở lại màn ảnh rộng sau 10 năm, Song Hye Kyo đang không được như ý khi bộ phim Nữ tu bóng tối chưa bùng nổ doanh thu, đồng thời phải nhận nhiều ý kiến trái chiều.
Nhan sắc thật của Lâm Tâm Như khiến 70 triệu người sốc nặng

Nhan sắc thật của Lâm Tâm Như khiến 70 triệu người sốc nặng

Sao châu á

06:23:47 22/02/2025
Nữ diễn viên xuất hiện với bộ vest thanh lịch nhưng điều mọi người quan tâm là gương mặt sưng phồng, ngũ quan khi nói chuyện biến dạng của nàng Hạ Tử Vy.
Thương hiệu kinh dị đình đám 'Final Destination' sẽ trở lại vào mùa hè 2025

Thương hiệu kinh dị đình đám 'Final Destination' sẽ trở lại vào mùa hè 2025

Phim âu mỹ

06:20:56 22/02/2025
Một trong những thương hiệu kinh dị ăn khách nhất mọi thời đại - Final Destination sẽ chính thức trở lại vào mùa hè năm nay, hứa hẹn tạo nên cơn sốt cho phòng vé toàn cầu.
Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tin nổi bật

00:25:59 22/02/2025
Trong lúc làm nhiệm vụ cắt cỏ ven quốc lộ 2, anh M. không may bị cặp lốp ô tô xe đầu kéo văng trúng người dẫn tới tử vong.
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Lạ vui

00:13:14 22/02/2025
Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng sáp thơm và các sản phẩm tạo mùi thơm hóa học có thể gây ra mức độ ô nhiễm không khí trong nhà ngang ngửa với động cơ diesel hay bếp gas.
Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Góc tâm tình

00:10:12 22/02/2025
Tôi lớn tuổi rồi, muốn một lần được sống vui vẻ, thoải mái. Tôi nhận lỗi về mình, đưa ra nhiều điều kiện để bù đắp nhưng vợ nhất quyết không ly hôn.
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

Sao thể thao

23:58:31 21/02/2025
Ở tuổi 75, HLV Mai Đức Chung quay trở lại ĐT nữ Việt Nam. Ông khẳng định mình không vì địa vị hay tiền bạc mà tái xuất với nghề huấn luyện. Đáng chú ý, với mốc tuổi kể trên, ông Chung cũng trở thành HLV đương nhiệm cao tuổi nhất thế giớ...
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Netizen

23:57:01 21/02/2025
Dầu mỡ bám trên bếp gas hoàn toàn có thể xử lý dễ dàng bằng xà phòng. Bạn chỉ cần làm ẩm bề mặt bếp bằng một ít nước, sau đó thoa xà phòng lên và tạo bọt, để yên trong khoảng 5 phút.