Chuyên gia chia sẻ về nguy cơ thực phẩm gây ung thư
Để giúp người dùng hiểu hơn về chất gây ung thư trong thực phẩm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh và TS.BS Trương Hồng Sơn chia sẻ chuyên môn xoay quanh vấn đề này.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội và TS.BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, việc sợ hãi, căng thẳng, lo âu quá mức gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, khiến con người dễ mắc bệnh, trong đó có ung thư.
Mối liên hệ giữa ăn uống và ung thư
Hai chuyên gia cho biết ung thư xuất phát từ nhiều nguyên nhân như gen di truyền, tiếp xúc lâu với hóa chất độc hại, phóng xạ hoặc yếu tố liên quan đến lối sống (dùng nhiều chất kích thích, hút thuốc lá, căng thẳng, mất ngủ kéo dài…). Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống, sử dụng thực phẩm có thể ảnh hưởng. Điển hình, một số loại nấm mốc trong gạo, thực phẩm khô dễ tác động lên sức khỏe, thậm chí dẫn đến ung thư gan.
Tuy nhiên, theo chuyên gia, nhiều thông tin thiếu chính xác nhưng lại được truyền tai mọi người khá phổ biến như: Ăn thực phẩm đóng hộp, thịt xông khói, khoai tây chiên, mì gói gây ung thư.
Nhiều thông tin thiếu chính xác về mối liên hệ của thực phẩm và nguyên nhân gây ung thư.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh thực phẩm nào cũng có hai mặt tốt và xấu. Mọi người nên bình tĩnh, tránh tâm lý hoang mang trước thông tin thực phẩm chứa chất gây ung thư hoặc có hại cho sức khỏe. Theo ông, người dùng cần hiểu đúng rằng, một số thực phẩm có thể chứa thành phần, hàm lượng chất gây hại nhất định, nhưng ở ngưỡng cho phép.
“Quan trọng, con người tiếp xúc các chất gây hại ở mức độ, tần suất và hàm lượng nào. Nếu vượt trên ngưỡng cho phép, các chất này mới ảnh hưởng rõ ràng đến sức khỏe”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết.
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết thực phẩm nào cũng có hai mặt tốt và xấu.
Đơn cử, đa phần người dùng biết kim loại nặng như arsen, cadmi, chì, thủy ngân có thể gây ngộ độc cấp và mạn tính. Thế nhưng, những chất này vẫn có trong một số thực phẩm và được xem là an toàn nếu ở giới hạn cho phép.
Ông Thịnh lý giải thêm, mỗi ngày, chúng ta tiếp xúc một số chất gây hại trong các loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, hàm lượng này ở giới hạn cho phép theo quy định thì vẫn được đánh giá chưa thể gây hại cho cơ thể.
Ông Thịnh cho biết thêm, chúng ta không nên đánh giá chủ quan thực phẩm tốt hay xấu, lạm dụng ăn quá nhiều hoặc né tránh hẳn. Chế độ dinh dưỡng khoa học cần ăn đa dạng, kết hợp nhiều nhóm chất khác nhau. Ngoài ra, người dùng nên chú ý lối sống, vận động thường xuyên, tránh căng thẳng để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa ung thư.
Quy định về chất gây ung thư trong thực phẩm
TS.BS Trương Hồng Sơn đưa ra góc nhìn về quy định chất gây ung thư trong thực phẩm ở các nước. Theo đó, mỗi quốc gia có quy định an toàn vệ sinh thực phẩm riêng, dựa trên khác biệt về môi trường, điều kiện khí hậu, nuôi trồng nguồn nguyên liệu. Quy định đặt ra để bảo vệ sức khỏe của người dân, trải qua quá trình nghiên cứu sâu rộng trên quần thể dân số cũng như đối chiếu với quy định quốc tế.
“Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, chấp nhận dùng ethylene oxyde (EO) để khử trùng. EO được sử dụng cho máy móc, thiết bị y tế, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn với gia vị và rau quả. Theo hướng dẫn của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), chất này phù hợp với mục đích tiệt trùng, bảo quản nông sản, nhất là rau gia vị. Chúng không làm xáo trộn giá trị dinh dưỡng hay biến đổi màu sắc, mùi vị, kết cấu gia vị”, ông Sơn lấy ví dụ.
Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, mỗi quốc gia có quy định an toàn vệ sinh thực phẩm riêng.
Chuyên gia cho biết, EO có thể ngăn ngừa tình trạng thực phẩm nhiễm khuẩn e.coli, samonella… Do đó, nhiều quốc gia vẫn dùng với phương châm “sử dụng chất hóa học trong phạm vi kiểm soát tốt hơn sản phẩm bị nhiễm khuẩn”. Hầu hết nước châu Á chưa có quy định về việc sử dụng EO.
TS.BS Trương Hồng Sơn nhấn mạnh: “Mục đích của các tiêu chuẩn được một quốc gia đưa ra để bảo vệ sức khỏe người dân quốc gia đó. Trên thực tế, một số quy định về thực phẩm của Việt Nam cao hơn nơi khác. Chẳng hạn, tiêu chuẩn về chất bảo quản acid benzoic trong quả khô Nhật là 1 g/kg trong khi Việt Nam chỉ 0,8 g/kg. Hay tiêu chuẩn về butyl hydroxy toluen (BHT – chất chống oxy hóa) ở hải sản đông lạnh của Nhật là 1 g/kg, trong khi nước ta ở mức 0,2 g/kg với cá, cá phi lê, thủy sản đông lạnh”.
Hóa chất độc hại ảnh hưởng trẻ nhỏ theo cách không ngờ
Hóa chất hiện diện phổ biến trong nhiều sản phẩm gia đình, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, từ diệt trừ côn trùng gây hại, tẩy rửa đồ dùng đến nâng cao chất lượng sản phẩm và cả chữa bệnh.
Tuy nhiên, thường xuyên tiếp xúc những thành phần hóa học cũng mang đến nhiều tác động bất lợi đến sức khỏe, không chỉ đối với người lớn mà còn trẻ nhỏ, dù đối tượng này không sử dụng trực tiếp.
Chọn đồ chơi bằng gỗ tự nhiên giúp trẻ tránh nguy cơ phơi nhiễm hóa chất.
Dưới đây là hai cách thức không ngờ mà hóa chất độc hại có thể xâm nhập và gây hại cho trẻ nhỏ, cũng như khuyến cáo để hạn chế tối đa tác động của chúng đối với các em:
Sử dụng đồ chơi nhựa
Theo một phát hiện được công bố gần đây trên Tạp chí Môi trường Quốc tế, ít nhất 126 chất độc hại ẩn chứa trong đồ chơi bằng nhựa. Một số hợp chất đó là tác nhân sinh ung thư và các nhà nghiên cứu đặc biệt lo ngại sau khi phát hiện nguy cơ ung thư do những hóa chất này gây ra vượt quá ngưỡng nguy cơ được khuyến cáo. Tuy không có cách nào để dễ dàng nhận ra đồ chơi nhựa nào có chứa hóa chất độc hại, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng đồ chơi làm từ nhựa mềm có thể khiến trẻ dễ tiếp xúc với một số hóa chất độc hại ở mức độ cao.
Lời khuyên:
Để bảo vệ trẻ trước nguy cơ phơi nhiễm hóa chất từ đồ chơi nhựa, phụ huynh cần giảm sử dụng các vật dụng gia đình bằng nhựa, tránh cho trẻ chơi đồ chơi bằng nhựa mềm. Thay vào đó, nên ưu tiên cho con dùng đồ chơi làm từ vật liệu tự nhiên, ví dụ như các khối xếp hình bằng gỗ, vòng gỗ, xe gỗ..., các món đồ chơi làm từ sợi tự nhiên và len hữu cơ, hoặc đồ chơi làm từ cao su thiên nhiên.
Phụ huynh cũng cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ luôn được thông thoáng, bằng cách sử dụng quạt và thường xuyên mở cửa sổ. Điều này có thể giúp trẻ tránh nguy cơ hít phải các hóa chất tỏa ra từ đồ chơi để trong phòng. Được biết, nguy cơ sức khỏe lớn nhất mà đồ chơi nhựa có thể gây ra là tiếp xúc qua đường hô hấp.
Nệm ngủ kém an toàn
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học & Công nghệ Môi trường, nệm là nơi có thể ẩn chứa nhiều loại hóa chất độc hại. Trong số đó đáng chú ý là polyurethane, chất chống cháy, nhựa, acetaldehyde, formaldehyde và benzen vì những hóa chất này đều tạo ra khí độc khi thân nhiệt của con người làm nóng bề mặt của nệm. Các nhà nghiên cứu đặc biệt lo ngại rằng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) khi được giải phóng từ nệm có thể gây hại cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số vấn đề sức khỏe mà VOC có thể gây ra bao gồm đau đầu và kích ứng mắt, mũi và cổ họng. Hơn nữa, phơi nhiễm VOC về lâu dài có thể góp phần gây tổn thương nội tạng hoặc sinh ung thư.
Lời khuyên:
Để đem lại sự bảo vệ tốt nhất cho trẻ, phụ huynh cần tìm hiểu kỹ thành phần nguyên liệu trước khi quyết định mua nệm cho con, chẳng hạn như tránh mua nệm làm từ chất liệu polyurethane foam.
Bên cạnh đó, để tránh các chất chống cháy độc hại, đừng mua đệm đã qua sử dụng vì các sản phẩm cũ có nhiều khả năng chứa các hóa chất này hơn. Khi mua một tấm nệm mới, cần tìm hiểu xem nhà sản xuất có sử dụng chất chống cháy hoặc có giấy chứng nhận an toàn sức khỏe OEKO-TEX hay không.
Tìm ra 126 hóa chất gây hại trong vật liệu sản xuất đồ chơi dành cho trẻ Từ lâu, người ta đã biết rằng một số hóa chất được sử dụng trong đồ chơi bằng nhựa có thể gây hại cho sức khỏe con người, nhất là trẻ em. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ rất khó tìm ra cách để tránh những đồ chơi bằng nhựa chứa hóa chất có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của con...