Chuyên gia chia sẻ cách chọn ngành chính xác
PGS.TS Phạm Mạnh Hà, Giảng viên cao cấp Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội tư vấn chọn ngành nghề phù hợp sau khi có điểm tốt nghiệp THPT.
Những sai lầm cần tránh trong chọn ngành
Nhiều em lựa chọn nghề theo số phận, có em được cha mẹ sắp xếp sẵn, có người lựa chọn để mưu sinh… nhưng thái độ của chúng ta có nghiêm túc không sẽ quyết định sau này chúng ta có thành công hay không. Điều quan trọng chúng ta không có bao nhiêu tiền, làm công việc gì mà quan trọng nhất là chúng ta độc lập, tự chủ, có trách nhiệm với bản thân. Cách duy nhất là chúng ta phải có nghề, có thu nhập, đóng góp cho xã hội.
Thời điểm này, các em đã có điểm thi tốt nghiệp, các em hãy dành thời gian, từ giờ đến cuối tháng 8 là các em phải ra quyết định chọn ngành, nghề nào. Khoảng thời gian còn lại đủ để chúng ta cân nhắc cho phù hợp. Qua nhiều năm làm việc với các bạn học sinh, tiếp xúc nhiều phụ huynh, PGS.TS Phạm Mạnh Hà nhận thấy có những sai lầm chung khi chọn ngành, chọn trường.
PGS.TS Phạm Mạnh Hà, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sai lầm đầu tiên là “chọn trường có tiếng hơn là trường vừa miếng”. Ví dụ người có 29-30 điểm thường có tâm lý học trường càng tốt bao nhiêu thì cơ hội việc làm càng tốt bấy nhiêu, cứ phải học Y, Ngoại Thương, Ngoại Giao, Bách Khoa… cho yên tâm. Nhưng thực tế mỗi trường có những ngành khác nhau, mà ngành đó có thể không phù hợp với bản thân. Dẫn đến rất nhiều bạn đứt gánh giữa đường. Đại học Bách Khoa Hà Nội mỗi năm có hàng nghìn sinh viên phải dừng học giữa chừng, kể cả Đại học Y cũng vậy, do không đáp ứng được yêu cầu dù điểm đầu vào rất cao. Đừng vì điểm cao thì phải chọn trường top trên, trường xịn cho oai.
Sai lầm thứ hai là “học đại ở đại học”. Tâm lý là thôi cứ vào trường đã, học ngành gì cũng được. Việc học ngành học nào cũng được mà không tìm hiểu trước, rất dễ dẫn đến thất vọng. Nhiều bạn chọn chuyên ngành có tên rất hay nhưng khi vào học thấy không phù hợp, không chịu được. Mà mỗi năm bỏ lỡ chúng ta sẽ lãng phí hàng trăm triệu đồng và thời gian không thể lấy lại.
Video đang HOT
Sai lầm thứ ba là lựa chọn vùng an toàn khi định hướng nghề. Ví dụ chúng ta có 26 điểm thì thường có tâm lý chọn trường lấy 24-25 điểm năm ngoái cho an toàn. Nhưng thực tế, vùng an toàn càng rộng, cơ hội được học ngành phù hợp với mong muốn càng thấp. Do đó đôi khi phải mạo hiểm một chút. Nên chọn ngành mong muốn với mức điểm chuẩn có thể cao hơn một chút, không cần thiết phải quá an toàn. Hãy sắp xếp thông minh các nguyện vọng để không cảm thấy hối tiếc. Nhiều bạn học rất giỏi nhưng vì sợ trượt nên lỡ mất ngành yêu thích.
Sai lầm thứ tư là tâm lý học ngành nào, trường nào học phí cũng thế. Nhưng có những ngành ngoài học phí phải có chi phí học liệu, tiền thực tế, sử dụng vật tư phòng thí nghiệm… Chi phí tăng rất cao. Khi học một thời gian, gia đình không đủ học phí để đóng mà bỏ thì rất tiếc.
Thí sinh hãy bình tĩnh để lựa chọn được ngành nghề phù hợp nhất với năng lực và sở thích của bản thân.
Sai lầm thứ năm là “Sợ trượt – mất lượt trường tốt”. Các em sẽ căn cứ điểm chuẩn 3 năm gần nhất để dự đoán điểm chuẩn năm nay tăng hay giảm để cân nhắc có nên vào trường này hay không. Vì tâm lý sợ này, các em sẽ mất cơ hội học tập ở ngôi trường tốt hơn.
Sai lầm thứ sáu là “chọn sở thích nhưng không thực tế”. Nhiều em có suy nghĩ học gì sau ra làm cái đó, nên một số ngành có tên rất hay và hấp dẫn, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Nghe tên đã thích mà không tìm hiểu kỹ xem ngành đó ra trường làm gì, xu hướng thị trường lao động thế nào. Không làm được việc, thất vọng, chán nản, phải học lại và tìm cơ hội khác thì rất lãng phí.
Chọn thế nào cho chính xác
TS Hà giới thiệu lý thuyết chọn lựa nghề nghiệp lý tưởng, phải có sự đan xen giữa đam mê, nhu cầu và năng lực. Chọn cái gì mình giỏi nhất, cái gì làm ra tiền và cái gì mình thích nhất, đó là lựa chọn tốt nhất. Nhưng đó là lý thuyết, còn thực tế như thế nào? Xã hội có hàng vạn công việc ngành nghề khác nhau nhưng có 6 nhóm lĩnh vực ngành nghề đang thu hút nhiều nguồn nhân lực là Nhóm 1 là nhóm kỹ thuật, công nghệ. Nhóm 2 là thương mại tài chính, quản trị kinh doanh. Nhóm 2 là dịch vụ truyền thông, du lịch, khách sạn, chăm sóc sức khỏe, thời trang, thương mại. Nhóm 3 là công việc liên quan hành chính, an ninh, quân đội, tòa án, làm việc ở các cơ quan công quyền. Nhóm 5 là liên quan đến nghệ thuật như ca hát, nội thất… Nhóm 6 là lĩnh vực liên quan giáo dục, y tế, nghiên cứu.
Vậy chúng ta lựa chọn lĩnh vực nào? PGS.TS Phạm Mạnh Hà khuyên, hãy căn cứ vào năng lực của mình để lựa chọn lĩnh vực phù hợp. Các nhóm năng lực tương ứng với lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể, chúng ta phải biết mình có năng lực gì. Từ đó, những nghề nghiệp nào mình làm được. Trên cơ sở xác định được nhóm nghề phù hợp với năng lực, tìm ra nghề mình thích nhất để lựa chọn học tập.
Ví dụ có khả năng liên quan sửa chữa, lắp ráp, vận hành thiết bị máy móc thì chúng ta làm tốt công việc liên quan đến kỹ thuật, công nghệ, công nghệ thông tin, sản xuất trực tiếp… Đồng thời có thể làm các công việc liên quan đến hành chính, an ninh, tòa án, quân đội… nhưng với vị trí khác nhau.
Có năng lực tư duy logic, học giỏi toán thì chọn nghiên cứu, giáo dục, y học, công nghệ, thương mại, tài chính, đầu tư, sản xuất kinh doanh. Nếu có năng lực giao tiếp ngôn ngữ thì chọn dịch vụ truyền thông, du lịch, thương mại, tài chính. Năng lực tuân thủ nguyên tắc thì chọn công việc hành chính, hay sáng tạo thì chọn lĩnh vực nghệ thuật. Định hướng năng lực phù hợp với nhóm nghề là quan trọng nhất.
Nguyên tắc cuối cùng, chúng ta chỉ chọn nghề đó khi chúng ta có năng lực và rất thích.
PGS.TS Phạm Mạnh Hà khuyên thí sinh không nên vội vàng. Hãy tìm hiểu kỹ phổ điểm năm nay thế nào, dựa vào lĩnh vực nghề nghiệp mình đã rất thích rồi để có lựa chọn chính xác nhất, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và đam mê của mình.
Giải ma trận
Kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của hơn một triệu thí sinh cả nước vào ngày 24/7, nhiều thí sinh và phụ huynh bắt đầu nghiên cứu, đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học.
Theo quy định, chậm nhất đến 17 giờ ngày 28/8, thí sinh phải xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống, đồng thời nộp lệ phí xét tuyển theo lượng nguyện vọng đăng ký bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống tuyển sinh chung.
Một trong những điểm mới của tuyển sinh đại học năm nay là thí sinh có nguyện vọng xét tuyển, kể cả những trường hợp đủ điều kiện trúng tuyển sớm vẫn phải đăng ký nguyện vọng xét trực tuyến vào hệ thống chung. Mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi bảo đảm điều kiện trúng tuyển.
Cùng với đó, các trường đại học có nhiều phương án tuyển sinh, phương thức xét tuyển mới giúp thí sinh có nhiều lựa chọn, tăng cơ hội trúng tuyển. Tuy nhiên, mỗi trường có đề án tuyển sinh riêng, nhiều phương án tuyển khác nhau, điều kiện đi kèm và có gần 200 tổ hợp mã xét tuyển khiến thí sinh "rối như tơ vò".
Chị Nguyễn Thị Thu Uyên ở thị trấn Đồi Ngô (Lục Nam) có con năm nay thi tốt nghiệp THPT và dự kiến lấy kết quả tổ hợp điểm khối A truyền thống (Toán, Vật lý, Hóa học) để xét tuyển đại học, khối ngành kinh tế. Kết quả điểm tổ hợp này là 24 điểm, các tổ hợp khác như C02, A01, D07... cũng ở mức 23,5 đến 24,5 điểm, chưa cộng điểm ưu tiên.
Chị Uyên băn khoăn, qua nghiên cứu đề án tuyển sinh, mỗi trường có cách xét tuyển, tổ hợp và điều kiện cũng như chỉ tiêu theo từng phương thức khác nhau. Có trường đại học mà ngành kinh tế chỉ xét tuyển mã tổ hợp A00, A01, D01 nhưng ở nhiều trường khác lại thêm mã C01, C02, B00... khiến thí sinh như lạc vào ma trận.
Qua xét tuyển đại học năm trước cho thấy, với nhiều phương thức xét tuyển, các trường còn đồng thời đưa ra những điều kiện đi kèm, trong trường hợp nhiều thí sinh trùng điểm nhau, thì ưu tiên lại căn cứ từng khối ngành, từng quy định. Vì thế, thí sinh phải tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh của mỗi trường, từng ngành, tránh hiểu lầm dẫn đến "tưởng đỗ mà không đỗ" hoặc trúng tuyển nhưng không đúng nguyện vọng ưu tiên hơn trong khi điểm thi còn cao hơn điểm chuẩn.
Cũng có trường hợp không chỉ căn cứ vào điểm thi, sở thích, năng lực của mình để chọn nghề mà còn phải quan tâm tới điều kiện, hoàn cảnh gia đình, nhu cầu nghề nghiệp của xã hội sau này để có sự lựa chọn khi đăng ký tuyển sinh, "chốt" nguyện vọng được ưu tiên nhất.
Trước những điểm mới trong công tác tuyển sinh đại học năm nay, để hỗ trợ các thí sinh, Chủ tịch UBND tỉnh đã sớm có văn bản yêu cầu Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan truyền thông, UBND các huyện, TP kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền, tổ chức có hiệu quả công tác tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2022.
Được biết, Sở GD&ĐT cũng đã hướng dẫn chi tiết, cụ thể và tích cực chỉ đạo các nhà trường thực hiện, đồng thời công bố số điện thoại đường dây nóng (0204.3824077) để kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn nhà trường và thí sinh đăng ký dự tuyển.
Lựa chọn và đăng ký tuyển sinh đại học sao cho phù hợp, đúng quy định, trúng tuyển đúng với nguyện vọng mình mong muốn là bài toán không hề đơn giản đối với thí sinh. Giữa ma trận ngành nghề đào tạo, phương thức xét tuyển, các chuyên gia tư vấn về tuyển sinh lưu ý thí sinh cần tìm hiểu kỹ, cân nhắc và lựa chọn trường, ngành học, phương thức, tổ hợp mã xét nhằm đạt mục tiêu trúng tuyển nhưng cũng tránh học ngành, nghề mà mình không yêu thích, chỉ vì "chống trượt".
Bí kíp chọn nguyện vọng chuẩn 100%, không trượt mục tiêu nào Mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh các thí sinh trúng tuyển ngành, trường yêu thích, còn không ít bạn trượt đại học hoặc không trúng tuyển ngành kỳ vọng. Từ kinh nghiệm cá nhân, sinh viên các trường đại học tại Hà Nội đã chia sẻ phương pháp đặt nguyện vọng 'đúng và trúng' giúp tăng cơ hội hiện thực hóa ước mơ....