Chuyên gia chia sẻ cách bổ sung dinh dưỡng đúng cách phòng Covid-19
Theo các chuyên gia, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, mọi người cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý, giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
Theo PGS.TS Bùi Thị Nhung, Chủ nhiệm Khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia, để có cơ thể khỏe mạnh, điều đầu tiên là chúng ta có chế độ ăn đủ năng lượng và chất đạm.
PGS.TS Bùi Thị Nhung nêu rõ, cần ăn đa dạng thực phẩm với số lượng cụ thể trong tháp dinh dưỡng cho người Việt Nam. Các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường miễn dịch không chỉ có vitamin C mà còn có vitamin A, D, E, các chất khoáng như sắt, kẽm, selen và các chất chống oxy hóa như Flavonoid. Chế độ ăn nền tảng nhất của một người bình thường là phải đáp ứng đủ theo khuyến nghị đối với từng lứa tuổi…
PGS.TS Bùi Thị Nhung, Chủ nhiệm Khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia.
Cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, như vitamin A; C; D; E; sắt; kẽm; selen. Đây là những chất quan trọng góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Về chế độ ăn, phải thực hiện nghiêm ngặt việc ăn chín uống sôi, ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, tăng cường các loại thực phẩm cung cấp các vi chất. Vì vi chất tham gia vào các phản ứng của cơ thể, đặc biệt là thành phần của các enzym. Vì vậy, khi thiếu vi chất dinh dưỡng, sẽ không đủ khả năng để xây dựng hệ miễn dịch tốt cho cơ thể.
Tháp dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
Trẻ nhỏ và bà mẹ đang mang thai cần lưu ý điều gì?
Video đang HOT
GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng cho rằng, phải có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý để bảo đảm thể lực và hệ miễn dịch tốt. Trẻ em là cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, cần phải chú ý trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ nhỏ. Với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, phải cho bú sữa mẹ, để trẻ có được kháng thể tự nhiên từ sữa mẹ.
Với bà mẹ mang thai, phải được cung cấp đủ dinh dưỡng để nâng cao khẩu phần ăn của người mẹ. Do đó, phải cung cấp đa dạng thực phẩm, thuộc nhiều nhóm khác nhau: đạm, dầu mỡ, tinh bột, rau xanh…
“Đặc biệt với đối tượng nguy cơ cao như trẻ em và bà mẹ mang thai, phải tránh yếu tố lây nhiễm, tránh đến nơi đông đúc hoặc tiếp xúc người có nguy cơ cao. Khi đó, phải rửa tay thường xuyên khi sờ vào các vật dụng như nắm cửa, tay vịn cầu thang…, sử dụng khẩu trang. Bà mẹ và trẻ em phải thường xuyên duy trì mức độ ăn uống tốt, đa dạng, đủ chất”- GS.TS Lê Danh Tuyên cho biết.
TS Nghiêm Nguyệt Thu, Trưởng Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cũng chia sẻ, đối với những người bệnh bị tiểu đường và huyết áp là các bệnh mãn tính, không lây nhiễm, bệnh nhân cần tuân thủ uống thuốc điều trị đúng và đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. Về chế độ chăm sóc dinh dưỡng, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn điều trị bệnh tiểu đường và tăng huyết áp như bác sĩ đã hướng dẫn.
“Đối với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, việc quan trọng là phải kiểm soát được lượng bột đường trong thực phẩm của mình. Bệnh nhân nên ăn các thực phẩm có chất bột đường như cơm, bún, phở, ngô, khoai… với số lượng ổn định, ưu tiên các loại gạo lức, gạo giã dối. Ăn đa dạng thực phẩm trong bữa ăn, ăn nhiều rau, ăn rau trước khi ăn cơm, quả chín ưu tiên ăn nguyên dạng hơn là vắt nước quả, xay sinh tố, ăn đủ các loại thịt cá, đậu đỗ…”- TS Nghiêm Nguyệt Thu cho biết.
Bên cạnh đó, đối với bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp, họ cần có chế độ ăn đa dạng thực phẩm, phải bảo đảm đủ các loại thực phẩm cung cấp các chất đạm tốt cho cơ thể.
Ngoài ra, đối với bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp, cần tuân thủ chế độ ăn giảm muối, không ăn mặn, hạn chế các loại nước ngọt, bánh kẹo…Đồng thời, cần duy trì hoạt động thể lực và giữ cho tinh thần thoải mái để tăng cường khả năng miễn dịch./.
Viện Dinh dưỡng quốc gia đã xây dựng Tháp dinh dưỡng hợp lý cho từng lứa tuổi, với mục đích hướng dẫn cho người dân lượng thực phẩm cần sử dụng trong một ngày để có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng và các vi chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đó là
1. Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3-5 tuổi
2. Tháp dinh dưỡng hợp lý cho trẻ từ 6-11 tuổi
3. Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 12-14 tuổi
4. Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 15-19 tuổi
5. Tháp dinh dưỡng cho người trưởng thành
6. Tháp dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và nuôi con bú
Tháp dinh dưỡng có sáu tầng từ trên xuống (từ đỉnh tháp xuống đáy tháp), mỗi bữa ăn cần có hơn 10 loại thực phẩm từ các tầng của tháp. Các thực phẩm ở tầng càng cao thì càng cần hạn chế khi cho trẻ em ăn. Tuy vậy, không phải cứ thực phẩm ở tầng dưới là có thể ăn thoải mái mà chỉ nên ăn theo mức đã được khuyến cáo. Để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với tỷ lệ cân đối phù hợp với nhu cầu khuyến nghị, cần ăn theo đúng số lượng đơn vị ăn tương ứng với mỗi nhóm thực phẩm được thể hiện trên tháp.
Minh Khánh
Bổ sung vitamin C và thực phẩm kháng khuẩn đúng cách phòng, chống Covid-19
Bổ sung vitamin C và các thực phẩm có tính kháng khuẩn như thế nào đúng cách là câu hỏi được nhiều bà nội trợ băn khoăn trong mùa dịch Covid-19. PGS.TS Bùi Thị Nhung, Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia đã có những khuyến cáo các bà nội trợ về những vấn đề này.
PGS, TS Bùi Thị Nhung chia sẻ thông tin.
Thực phẩm kháng khuẩn có tác dụng chống virus corona?
Tại tọa đàm trực tuyến "Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19" do Báo Nhân Dân điện tử tổ chức, trả lời câu hỏi của độc giả về việc, liệu những thực phẩm có tính kháng khuẩn như hành, tỏi, sả... có giúp người dân tăng sức đề kháng, PGS, TS Bùi Thị Nhung cho biết, các loại rau gia vị ngoài cung cấp vitamin và khoáng chất còn có kháng sinh tự nhiên giúp cơ thể phòng bệnh.
Một bữa ăn khoa học và hợp lý thì cần phối hợp nhiều loại thực phẩm trong chế biến món ăn, giúp cho món ăn vừa ngon hấp dẫn và giúp cơ thể phòng bệnh. Thí dụ món rau muống xào tỏi, món thịt bò sốt vang, món canh cá đều cần sử dụng thêm các loại gia vị như gừng tỏi, hành, thì là, mùi..., các món rau xào hoặc canh phối hợp nhiều loại thực phẩm vừa ngon miệng mà vừa sử dụng được thêm các loại rau gia vị.
Do đó, PGS Bùi Thị Nhung khuyến cáo, khi chế biến món ăn, các bà nội trợ nên thường xuyên sử dụng lượng vừa phải một số thực phẩm/gia vị chứa các hoạt chất đặc biệt giúp tăng cường miễn dịch như: tỏi, hành, nghệ, sả, nấm, tảo biển... giúp kích thích hệ thống miễn dịch thông qua kích hoạt các cytokine, hoạt hóa đại thực bào để thực hiện chức năng miễn dịch.
Ngoài ra, nhóm thực phẩm chứa flavonoid cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng khả năng chống ô-xy hóa và tăng cường miễn dịch của cơ thể. Các thực phẩm giàu flavonoid như: các loại rau gia vị, súp lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh...
"Như vậy, chúng ta có nhiều loại rau gia vị khác nhau, cũng đóng vai trò quan trọng tăng cường. Nền tảng chúng ta phải có cơ thể tốt thì chúng ta sẽ phòng bệnh tốt", PGS Bùi Thị Nhung nói.
Bổ sung vitamin C đúng cách
Trước việc bổ sung vitamin C khá ồ ạt của nhiều người dân nhằm mục đích tăng sức đề kháng thời gian vừa qua, BS Nhung cho hay, nhu cầu vitamin C khuyến cáo cho người trưởng thành là 100 mg/ngày. Nếu tính cả sự hao hụt qua quá trình chế biến (tới 50%), cũng chỉ cần 200 mg/ một ngày.
Vitamin C có rất nhiều trong các loại rau hàm lượng khoảng 50-100 mg/100 g rau. Thí dụ, rau cải ngọt: 78.4 mg; rau súp- lơ: 88,1 mg, rau giền đỏ: 89 mg; rau đay: 77 mg... và các loại quả chín nói chung, như bưởi (95 mg); cam (40 mg), đu đủ (54 mg). Như vậy, nếu ăn đủ theo khuyến nghị của tháp dinh dưỡng là 3-4 đơn vị rau củ (tương đương 3-4 lưng bát rau), và 300g quả chín/ngày, sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin C và các vitamin cùng khoáng chất khác. Do đó, chỉ cần ăn đủ thực phẩm khuyến cáo trên, có thể cung cấp vitamin C đủ cho cơ thể.
Vì thế, khi người dân lựa chọn bổ sung vitamin liều cao dạng viên sủi (1.000 mg/ngày), BS Nhung khuyên nên sử dụng trong thời gian ngắn, sử dụng khi bị bệnh và theo chỉ định của bác sĩ. "Nếu sử dụng nhiều hơn nhu cầu khuyến nghị, cơ thể cũng phải đào thải và lâu dài có nguy cơ sỏi thận", PGS Bùi Thị Nhung nói.
Trong việc tăng cường sức đề kháng phòng chống dịch Covid-19, PGS Bùi Thị Nhung cho hay, các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường miễn dịch không chỉ có vitamin C, mà còn có vitamin A, D, E, sắt, kẽm, selen và các chất chống ô-xy hóa như flavoniod.
Đặc biệt, trong mùa đông, cơ thể có nguy cơ thiếu vitamin D còn cao hơn cả thiếu vitamin C. Vitamin D có vai trò quan trọng trong chống nhiễm khuẩn, tăng cường miễn dịch. Vitamin D chỉ có khoảng 10-15% trong thực phẩm, còn 85-90% được tổng hợp khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Vì thế, mọi người cần phơi nắng, để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khoảng 15-25 phút cơ thể mỗi ngày có thể tổng hợp 5.000-10.000 UI vitamin D.
Theo Nhân dân
Cho trẻ ăn hoa quả thay rau để tăng sức đề kháng được không? "Tôi muốn cho con ăn nhiều rau xanh để bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng mùa dịch nhưng cháu không thích ăn. Vậy có thể cho trẻ ăn hoa quả thay rau được không?" - Bạn đọc Nguyễn Trà My (Hà Nội). Rau xanh, quả chín giàu vitamin tốt cho sức khỏe. (ảnh minh họa: internet) Về câu hỏi " cho con...