Chuyên gia chỉ 8 cách giúp cha mẹ ngừng thói quen lớn tiếng với trẻ
Cha mẹ thường sẽ la mắng con cái khi nổi giận với hành vi ngỗ ngược của chúng. Tuy cách này có hiệu quả nhất thời, nhưng nếu để lâu dài thì sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới bé.
Bác sĩ Lim Boon Leng, một bác sĩ tâm thần từ Trung tâm Sức khỏe Tâm lý Dr BL Lim (Singapore), lưu ý rằng la hét, quát nạt lớn tiếng có thể làm tổn thương con bạn: “Các con có thể trở nên lo lắng và gặp ác mộng nếu bị lạm dụng, bạo hành bằng lời nói quá mức. Thêm nữa, con bạn sẽ mô phỏng chính hành vi của bạn và có thể quát lại cha mẹ, hoặc la hét vào mặt bạn bè”.
Con trẻ có thể bị lo lắng và gặp ác mộng nếu cha mẹ lạm dụng quát nạt quá mức.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những đứa trẻ bị bạo hành dai dẳng – thậm chí chỉ bằng lời nói sẽ dễ mắc trầm cảm và hội chứng lo lắng ở tuổi trưởng thành. Tiến sĩ Lim chỉ ra rằng, các bé cũng dễ gặp vấn đề về nhân cách và có thể cư xử hung hăng.
Mặc dù việc thi thoảng mới la mắng hay quát nạt với tần suất ít có vẻ không để lại ảnh hưởng nhiều đến con bạn, nhưng các cha mẹ cũng có nhiều cách tốt hơn để xử lý thay vì la hét vào mặt con:
Cha mẹ hãy thử những lời khuyên dưới đây:
1. Kiểm tra lại mục đích của việc la mắng
Hầu hết chúng ta mắng con là vì đang bức bối và đang cần chỗ trút cho sự thất vọng của mình. Bác sĩ Lim lưu ý rằng hãy suy nghĩ về lý do vì sao bạn muốn hét lên, có thể bạn sẽ nhìn ra ngay rằng việc mắng mỏ có thể chẳng hề mang lại hiệu quả.
2. Nhận biết những dấu hiệu châm ngòi cơn giận
Rất dễ để gắt lên với con cái, bởi đó là phản xạ tự nhiên sinh ra từ sự cáu kỉnh của chính bạn. Vì vậy, hãy cố gắng nhận biết các dấu hiệu đầu tiên của cơn giận giữ – nó nó thể là tim bạn đập nhanh hơn, lông mày nhíu lại, hoặc cảm thấy trong người nóng nực hơn.
Hãy tự điều chỉnh bản thân, đi ra chỗ khác trước khi bạn không kiềm chế được và bật ra thành những lời to tiếng.
Sự giận dữ từ cha mẹ đôi khi đến từ sự stress không được giải tỏa và vô tình trút lên con trẻ (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
3. Quản lý cảm xúc của bạn
Bạn chính là hình mẫu con cái noi theo, nhóc tì nhà bạn không ngừng học hỏi từ chính cách cư xử của bạn.
Nếu bạn tiếp cận con với sự cảm thông, con sẽ học được điều tương tự. Nhưng nếu bạn quát mắng, con cũng sẽ ghi nhớ và học theo.
4. Học cách trò chuyện với con
Khi bạn quát mắng con, trẻ cũng vô thức học được rằng cách duy nhất để bé chiến thắng 1 cuộc tranh luận là phải hét to hơn. Thay vào đó, hãy thử điều này: Cúi thấp bản thân để nói chuyện với con bạn ở vị trí mắt ngang mắt. Sử dụng giọng nói đều đều và thấp – không phải giọng điệu nheo nhéo như hoạt hình hay giọng cáu kỉnh, và giải thích cho con biết bạn muốn con cư xử như thế nào. Khi đã bình tĩnh, con trẻ cũng sẽ cư xử theo cách tương tự.
Bạn có thể cân nhắc các cách khác nhau để thể xử lý cơn tức giận một cách hiệu quả (Ảnh minh họa).
5. Đừng nhận định những cư xử chưa tốt của con là tính cách của bé
Hãy hiểu rằng con bạn là 1 đứa trẻ, vì vậy con còn chưa trưởng thành và sẽ hay nổi quạu. Con cũng đang dần học cách nắm bắt cảm xúc chính mình như giận dữ hay buồn bã.
Bác sĩ Lim nói rằng trẻ em chưa được học cách để quản lý cảm xúc và trẻ cũng cần được trao cơ hội để thực hành điều đó. Bạn cũng có thể tìm thêm cách giúp con biểu lộ cơn giận ra như đá bóng, hay chạy bộ ngoài trời.
6. Loại bỏ mọi sự căng thẳng thừa thãi
Lịch trình của bạn đã xong chưa? Bạn có quá bận rộn không? Những thứ căng thẳng có thể dẫn tới việc bạn quát mắng con. Thử xem liệu bạn có thể ủy thác một số trách nhiệm của mình cho chồng/vợ và thay vào đó kiếm một hoạt động nào đó giúp bạn giảm stress. Bác sĩ Lim gợi ý: “Cha mẹ đôi lúc quên mất việc chăm sóc bản thân cho tốt và chú ý nghỉ ngơi, điều đó đã dẫn tới sự ức chế và cáu kỉnh”.
7. Hành động của bạn ảnh hưởng đến chính bầu không khí trong nhà
Bất cứ khi nào bạn hoặc vợ/chồng của bạn la mắng con cái là bạn đang phá hỏng bầu không khí an tĩnh và êm dịu vốn có của gia đình. Trút giận lên con trẻ sẽ chỉ khiến mọi người cảm thấy căng thẳng và thất vọng hơn. Nó cũng có thể gây ra bất đồng giữa giữa hai vợ chồng, đặc biệt là nếu một người không đồng tình với cách dạy con dùng tới la mắng hay quát nạt.
8. Hãy đón nhận những sai lầm bạn mắc phải với một tâm thế bình tĩnh
Học làm cha mẹ cũng là một hành trình dài, cha mẹ nào cũng có thể mắc lỗi, quan trọng là bạn luôn nỗ lực sửa sai và hãy kiên nhẫn với trẻ (Ảnh minh họa)
Đôi khi, dù cố gắng hết sức, sẽ có những lúc bạn hụt hẫng và vẫn hét lên với con. Bác sĩ Lim nói nếu bạn có lỡ làm vậy, đừng quá khắc nghiệt với bản thân. Chỉ cần coi nó như một bài học trong quá trình học tập làm cha mẹ của bạn. Đừng cảm thấy tội lỗi – cảm giác tội lỗi sẽ chỉ dẫn đến căng thẳng và tức giận nhiều hơn, và do đó bạn sẽ phản ứng theo cách la mắng nhiều hơn.
Theo Helino
Phụ nữ cần tinh tế hơn để nắm giữ hạnh phúc
Những chia sẻ dưới đây sẽ phần nào giúp các cặp đôi "đình chiến", thêm yêu và hiểu nhau.
Không phải ai sinh ra đã có một tình yêu tốt đẹp. Những cặp đôi dường như "sinh ra là dành cho nhau" cũng vậy. Thế nhưng, để duy trì mối quan hệ bền vững, hạnh phúc họ nắm trong tay những bí kíp riêng. Phần lớn những cặp đôi này đều là người có chỉ số cảm xúc cao.
Họ không thường xuyên tranh cãi, dù không bằng lòng, họ đều bình tĩnh nói chuyện và rút kinh nghiệm. Thay vì phê phán, chỉ trích, họ không tiếc những lời khen có cánh động viên đối phương. Sẵn sàng ở bên chia sẻ, quan tâm và cho nhau những lời khuyên khi cần thiết.
Một nghiên cứu đã chỉ ra, trong các tình huống căng thẳng, trung tâm tình cảm ở não sẽ lấn át lý trí nhưng một người có chỉ số EQ cao sẽ giữ được bình tĩnh để xử lý. Chỉ số EQ càng cao, não hoạt động càng mạnh và họ càng suy nghĩ linh động hơn.
Vậy EQ là gì? Làm thế nào để có EQ cao?
EQ (Emotional Quotient) được hiểu là chỉ số cảm xúc, giúp nhận thức, hiểu và truyền đạt cảm xúc. EQ cao giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng xử, lãnh đạo nhóm... và để "nuôi dưỡng" tình yêu.
Người có EQ là những người rất tinh tế, nhạy bén trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là vấn đề cảm xúc. Họ có thể dễ dàng lái một mối quan hệ tình cảm luôn tốt đẹp, hạnh phúc. Bằng sự thông minh, tinh tế của mình, họ và đối phương luôn chứng minh mình sinh ra dành cho nhau, khiến mọi người ngưỡng mộ và chúc phúc.
Theo phân tích của các nhà tâm lý học, chỉ số EQ chia thành 4 cấp độ, tương đương với các mức trong tình yêu:
Nhận biết cảm xúc: Khả năng nhận biết đúng cảm xúc của chính mình và cảm xúc của chàng.
Hiểu được cảm xúc: Khả năng hiểu và thấu cảm được các loại cảm xúc, đồng thời biết nguyên nhân và hậu quả của các loại cảm xúc ấy.
Tạo ra cảm xúc: Khả năng diễn tả và đáp lại các cảm xúc của người khác. Thông qua đó, bạn sẽ biết lắng nghe, thông cảm và chia sẻ với chàng.
Quản lý cảm xúc: Khả năng tự kiểm soát cảm xúc của mình và cư xử hợp lý để không làm tổn thương tình yêu.
Bốn mức độ cảm xúc này, bạn đều có thể học tập và rèn luyện để trở nên tinh tế hơn. Không quá khó để bạn có thể điều chỉnh cảm xúc theo các bước.
Bắt đầu viết nhật ký để giải tỏa tâm trạng nếu bạn không muốn cho ai biết, với phương pháp này sẽ giúp bạn xả khá nhiều stress. Hay hãy tìm một công việc, hoạt động nào đó để làm bạn luôn bận rộn và giảm phân tán chúng. Phải luôn thấu hiểu tâm trạng và con người mình, bạn mới có thể hiểu người yêu, mới có sự đồng điệu, bao dung giữa hai tâm hồn.
Không ai đúng hoặc sai hoàn toàn
Mỗi người đều có quan điểm riêng của mình. Nếu hành động như thể bạn luôn đúng còn anh ấy luôn sai, bạn đã vô tình "khơi gợi" bản năng tự vệ của chàng và khiến mọi việc thêm rắc rối. Vì vậy, khi thấy việc thảo luận sắp biến thành tranh cãi, bạn nên lùi lại một bước và tự hỏi mình xem bạn đã công bằng chưa, bạn có đang cố áp đặt suy nghĩ của mình lên chàng... để tìm hướng giải quyết phù hợp hơn.
Lắng nghe, lắng nghe và luôn lắng nghe
Lắng nghe người yêu luôn là chìa khóa thành công của những người có chỉ số EQ cao. Bạn nên thật sự quan tâm đến mong muốn và nhu cầu của chàng dù đó có thể là điều bạn không thích hoặc không muốn nghe. Khi thật sự quan tâm, cho dù không thích, bạn vẫn có thể tìm được hướng dung hòa tốt nhất.
Nhìn nhận mọi chuyện theo hướng tích cực
Lối suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn bớt căng thẳng và cảm thấy vui vẻ hơn, từ đó mà cách xử lý tình huống của bạn cũng mềm dẻo hơn. Điều quan trọng nhất là khi bạn lạc quan vào mối quan hệ, chàng cũng cảm nhận được và tự chàng cũng sẽ vun đắp cho nó dài lâu.
Theo Khoevadep
Tưởng túi bánh tráng trộn bình thường, hội chị em xem kỹ mới giật mình khiếp hãi vì có gián bên trong "Cuộc đời gắn liền với bánh tráng trộn. Và hôm nay em ăn phải bịch bánh tráng trộn gián. May mà mới ăn 1 miếng". Vấn đề vệ sinh ở các hàng quán kinh doanh ẩm thực từ lâu đã là đề tài thu hút nhiều chú ý trong cộng đồng người dùng mạng xã hội Việt. Những đoạn clip, hình ảnh vô...