Chuyên gia cảnh báo sạt lở Alaska dễ gây sóng thần khủng khiếp
Một sườn dốc Alaska không ổn định có thể sụp đổ bất cứ khi nào và điều đó sẽ gây ra một cơn sóng thần thảm khốc ở Mỹ.
Một nhóm nghiên cứu gồm 14 nhà khoa học có chuyên môn về lở đất, sóng thần và biến đổi khí hậu đã đưa ra cảnh báo sớm về một sườn núi không ổn định phía trên rìa sông băng Barry, ở Alaska, Mỹ có thể sụp đổ bất cứ khi nào.
Trận sạt lở có thể gây nên một cơn ở Harriman Fjord, cách Anchorage khoảng 96 km, là nơi sinh sống của khoảng 291.000 cư dân.
Nhóm chuyên gia cho biết những cột sóng cao hơn 9 mét sẽ càn quét nhiều khu vực trên khắp các khu vực như Barry Arm, Harriman Fjord và nhiều vùng của Port Wells.
Sóng thần sẽ tác động đến các khu vực đông đúc, nơi khách du lịch, tàu đánh cá, thợ săn, thường xuyên qua lại, có khi lên đến hàng trăm người.
Tốc độ thay đổi độ dốc sườn núi hiện đang chậm, nhưng có thể biến hành một trận lở bất ngờ, nhanh, bất cứ khi nào.
Alaska nằm ở phía Tây Bắc của lục địa Bắc Mỹ. Là bang có diện tích lớn nhất khoảng 1, 5 triệu km2, nhưng ít dân thứ tư nước Mỹ do phần lớn diện tích nằm ở vùng cực Bắc. Cư dân của Alaska sống chủ yếu ở vùng đô thị Anchorage.
Video đang HOT
Có khoảng 100.000 sông băng, từ những dòng sông nhỏ cho tới các thung lũng phủ trắng băng giá.
Hồi đầu năm 2020, cuộc họp thường niên của Hội địa vật lý Mỹ công bố những hình ảnh chi tiết thể hiện sự tan chảy của sông băng Alaska trong suốt 47 năm qua. Qua đó cho thấy, sông băng Alaska bị thu nhỏ nhanh chóng từ năm 1980, bờ sông bị cạn thành đất liền 20 km.
15 năm sóng thần Aceh - Nỗi đau và sự hồi sinh
Đã 15 năm qua đi, nỗi đau vẫn còn đó, nhưng tỉnh Aceh đã hồi sinh kỳ diệu và Indonesia đã có thêm nhiều bài học về việc phòng chống và xử lí thiên tai.
Trận sóng thần năm 2004 ở tỉnh Aceh của Indonesia đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người ở châu Á. Đây được coi là thảm hoạ sóng thần chết chóc nhất trong lịch sử nước này. Đã 15 năm qua đi, nỗi đau thì vẫn còn đó nhưng tỉnh Aceh đã hồi sinh kỳ diệu và Indonesia đã có thêm nhiều bài học về việc phòng chống và xử lí thiên tai.
Nhà thờ duy nhất còn lại sau trận sóng thần trở thành biểu tượng của thành phố Serambi Makkah.
Ngày 26/12/2004, một trận động đất mạnh 9 độ richter xảy ra dưới độ sâu 25km phía Tây bờ biển Aceh. Trận động đất kéo dài từ 8-10 phút, trở thành trận động đất dài nhất trong lịch sử Indonesia. Khoảng 30 phút sau một cơn sóng thần lớn nhấn chìm thành phố Serambi Makkah của tỉnh Aceh.
Cơn sóng thần cao 30m tốc độ đạt 100 mét mỗi giây, tương đương 360 Km/giờ. Trận sóng thần này không chỉ tấn công toàn bộ bờ biển phía Tây Aceh, Bắc Sumatera của Indonesia, mà còn tấn công bãi biển Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Somalia, Bangladesh, Maldives và Quần đảo Cocos. Hơn 230.000 người ở 14 quốc gia thiệt mạng, riêng tại tỉnh Aceh của Indonesia có 170.000 người chết. Tại Thái Lan, hơn 5.000 người thiệt mạng trong thảm hoạ này.
Ông Sunawardi, giám đốc điều hành Cơ quan quản lý thiên tai tỉnh Aceh cho biết, vào thời điểm đó, rất nhiều nạn nhân đã ngay lập tức được chôn vào các ngôi mộ tập thể và không bao giờ được mở ra nữa để tránh bệnh tật lây lan. Nhiều gia đình đã chấp nhận quyết định này vì nó phù hợp với luật Hồi giáo bắt buộc chôn cất thi thể sớm nhất có thể.
Đơn vị nhận dạng nạn nhân thảm họa (DVI) bao gồm cảnh sát và các chuyên gia pháp y từ 30 quốc gia phải mất hơn 2 năm mới có thể xác định được danh tính của khoảng hơn 3.600 thi thể. Đây là một trong những dự án nhận dạng nạn nhân thảm họa lớn nhất và thành công nhất.
Bảo tàng "Sóng thần" thu hút khách du lịch tại Aceh. Nguồn: Tribunnews
Theo số liệu của Cơ quan Xây dựng và Tái thiết Aceh (BRR), có khoảng 120 ngàn ngôi nhà, hàng ngàn km đường, nhiều cây cầu và các công trình ở Aceh bị phá huỷ hoàn toàn, 600 ngàn người bị mất nhà chỉ trong vài tích tắc. "Chứng tích duy nhất" còn lại sau thảm hoạ là nhà thờ Hồi giáo Baiturrahman, công trình kiến trúc còn lại duy nhất trên nền đất bị san phẳng không còn dấu tích của sự sống. Điều đáng nói là khi thảm hoạ xảy ra, hệ thống cảnh báo sớm sóng thần ở khu vực Ấn Độ Dương không hoạt động và cũng không có cơ quan quản lý thảm hoạ khu vực nào đưa ra lời cảnh báo cho người dân.
Đã 15 năm trôi qua, nhiều nạn nhân của thảm hoạ Aceh đến nay vẫn chưa xác định được danh tính. Nỗi đau vẫn hiện diện trong mỗi người dân Aceh.
Sự hồi sinh của Aceh
Nỗi đau thì vẫn còn đó, nhưng tỉnh Aceh thì đã hồi sinh. Aceh giờ đây là một tỉnh phát triển và cảnh giác hơn với sóng thần. Những người còn sống xót, trong đó có cả những đứa trẻ phải sống trong vòng tay tổ quốc thay vì vòng bố mẹ đã bắt đầu một cuộc sống mới.
Ngay sau thảm hoạ, chính quyền Indonesia và cộng đồng quốc tế đã lập kêu gọi gây quỹ cứu trợ Aceh. 7 triệu USD từ quỹ này đã giúp tỉnh Aceh dần phục hồi sau sự tàn phá của trận động đất và sóng thần. Quỹ Aceh được duy trì cho tới ngày nay để cứu trợ nạn nhân các vùng thảm hoạ khác.
Tên những nạn nhân vụ sóng thần được khắc trên tường bảo tàng. Nguồn: Liputan 6
Một bảo tàng "Sóng thần" rộng 2.500 mét vuông được xây dựng để lưu giữ những hình ảnh đau thương trong thảm hoạ, những mảnh vỡ của các công trình còn xót lại và khắc tên tất cả các nạn nhân lên bức tường lớn của bảo tàng.
Hàng năm, tỉnh Aceh đều tổ chức buổi cầu nguyện chung và tới viếng các mộ tập thể để tưởng nhớ các nạn nhân trong thảm họa chết chóc lịch sử này.
Đến Aceh ngày nay, chúng ta khó lòng nhận ra đây là nơi bị thiên tai tàn phá 15 năm trước. Thậm chí thành phố Serambi Makkah trước kia bị tàn phá, nay đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch. Nhà thờ Hồi giáo Baiturrahman công trình duy nhất còn tồn tại trong thảm hoạ trở thành biểu tượng của thành phố này. Cơ sở hạ tầng phát triển tốt. Năm 2016, sân bay quốc tế Bandar Aceh còn nhận giải thưởng sân bay Halal tốt nhất cho khách du lịch và thành phố Aceh nhận giải thưởng Điểm đến văn hoá Halal tốt nhất thế giới.
Một gia đình cầu nguyện bên mộ tập thể. Nguồn: tribunnews
Bãi biển Ulee Lheue là bãi biển bị tàn phá nặng nề nhất trong trận sóng thần 2004. Ngày nay đã trở thành điểm đến yêu thích của các du khách với các dịch vụ vui chơi giải trí và sân goft. Nơi đây còn nổi tiếng trong cộng đồng lướt sóng quốc tế.
Ngày nay, hệ thống cảnh báo sớm sóng thần đã được lắp dọc các bờ biển Aceh. Chuông báo động được đặt tại 6 tiểu khu và có thể vang xa 7.000km. Ngày 26/12 hàng năm, tỉnh này thực hiện nghi lễ gióng chuông cảnh báo sóng thần để tưởng niệm ngày xảy ra thảm hoạ và kiểm tra các hệ thống báo động toàn tỉnh
Thảm hoạ sóng thần Aceh đã gióng lên hồi chuông cảnh báo và trở thành bước ngoặt trong nhận thức của Indonesia, quốc gia vạn đảo trong việc đối phó và giảm nhẹ thiên tai./.
Hương Trà/VOV-Jakarta
Theo vov.vn
Úc: Tình cờ nhặt được số tiền "từ trên trời rơi xuống" và cuộc tranh giành không hồi kết Hai công nhân người Úc trong khi làm việc tại một công trường xây dựng tình cờ nhặt được số tiền lên tới gần 500.000 AUD (khoảng 7 tỉ đồng) và kể từ đây, những rắc rối xảy đến. Những tờ tiền được chôn giấu suốt gần 2 thập kỷ. Theo Daily Mail, người điều khiển máy xúc Warren Bruggy và công nhân...