Chuyên gia cảnh báo: hầu hết chúng ta đang mắc phải sai lầm nghiêm trọng khi dùng kem chống nắng
Hóa ra từ trước đến nay, đa số đều không bôi đủ lượng kem cần thiết. Và hệ quả để lại có thể nghiêm trọng hơn bạn tưởng.
Thử hỏi tất cả các chuyên gia làm đẹp và bác sĩ da liễu trên thế giới này xem việc đầu tiên bạn cần làm trước khi bước ra đường vào ban ngày là gì? Chắc chắn là thoa kem chống nắng.
Kem chống nắng có một lớp bảo vệ giúp ngăn lượng tia UV (tia tử ngoại) trong ánh sáng Mặt trời. Không chỉ để làn da khỏe mạnh và đẹp hơn, mà còn tránh cho chúng ta nguy cơ mắc ung thư da, vì tia UV là tác nhân gây ung thư cực mạnh.
Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây thì có một thực tế rất đáng lo ngại, đó là hầu hết chúng ta đang bôi kem chống nắng sai cách mất rồi.
Khả năng bảo vệ của kem chống nắng được quy định như thế nào?
Tất cả đều dựa vào chỉ số SPF (sun protection factor – yếu tố bảo vệ ánh nắng). SPF càng cao, khả năng ngăn tia UV càng tốt hơn.
Sản phẩm kem chống nắng đầu tiên xuất hiện từ giữa thế kỷ 19. Và biết gì không, chỉ số SPF của nó chỉ là 2 thôi.
6 thập kỷ sau đó, khoa học đã có những bước tiến hết sức đáng nể. Chúng ta có kem chống nắng kháng được nước, có kem dạng xịt, thời gian tồn tại thì lâu hơn rất nhiều. Và thậm chí, có những loại kem sở hữu độ SPF lên đến 100.
Video đang HOT
Chỉ có điều theo nghiên cứu của ĐH King’s College London thì cũng trong ngần ấy năm, hầu như tất cả chúng ta đã dùng sai cách rồi.
Trên thực tế thì ai cũng biết rằng cần phải bôi kem chống nắng lên mọi bộ phận có khả năng lộ ra ngoài ánh sáng. Nhưng vấn đề là độ dày của kem thì rất nhiều người đang làm sai. Theo như nghiên cứu chỉ ra, đa số chỉ nhận được khoảng 40% khả năng bảo vệ mà kem chống nắng thực sự mang lại.
“Chúng ta đã dùng quá ít lượng kem chống nắng cần thiết” - Antony Young, giáo sư quang sinh, tác giả nghiên cứu cho biết.
“Ví dụ, bạn dùng kem có SPF20 nhưng chỉ bôi với độ dày 0,75mg/cm2, hiệu quả bảo vệ chỉ ngang với kem SPF4 thôi.”
Đây là một kết quả thực sự đáng sợ. Rất nhiều nghiên cứu trước kia đã từng chỉ ra rằng việc tiếp xúc với tia tử ngoại – dù là nhỏ thôi – cũng đã có thể gây tổn thương da và tăng khả năng hình thành ung thư.
Việc tiếp xúc với ánh Mặt trời sẽ khiến da gặp thương tổn ngày càng nghiêm trọng
Thoa kem chống nắng mỗi ngày để tránh ung thư da nhưng liều lượng chuẩn bôi từng bộ phận là bao nhiêu?
Theo giáo sư Young, con số cần thiết rơi vào khoảng 2mg/cm2 da. Hơi khó tưởng tượng một chút, nhưng nó rơi vào khoảng gấp đôi so với những gì bạn vẫn thường áp dụng. Ngoài ra, mỗi phần cơ thể cần một lượng kem khác nhau.
Ngoài ra thì về lý thuyết, kem chống nắng có SPF15 là đủ để bảo vệ bạn khỏi ánh nắng rồi. Tuy nhiên, ánh nắng thực tế có mật độ tia tử ngoại khác biệt theo thời gian và địa điểm, cộng thêm việc chúng ta bôi kem không đúng cách nữa. Nên để an toàn, chúng ta nên dùng kem với SPF từ 30 trở lên.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Acta Dermato-Venereologica.
Tham khảo: Science Alert
Theo Helino
Kem chống nắng có hiệu quả với mọi làn da?
Những người có làn da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời nên bổ sung cách bảo vệ da ngoài kem chống nắng để tự bảo vệ mình, theo phát hiện mới.
Shutterstock
Trang Medical Daily dẫn nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí da liễu JAMA vào ngày 27.6.
Những người có làn da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời bao gồm người lớn tuổi, người bị mụn trứng cá, trẻ em, những người được chẩn đoán mắc các bệnh như viêm da dị ứng, người da trắng cũng thuộc nhóm này vì họ không có nhiều melanin như những người có các loại da sẫm màu hơn.
Người da trắng và nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ phát triển khối u ác tính cao hơn so với dân số nói chung, theo Viện Da liễu Mỹ.
Hơn 28.500 người Mỹ trưởng thành đã được kiểm tra trong một cuộc khảo sát quốc gia được tiến hành bởi nhóm nghiên cứu. Trong số đó, gần 16.000 người có làn da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời - nhóm này cũng có tỷ lệ cháy nắng cao nhất.
Nghiên cứu tìm thấy rằng những người thuộc vào làn da nhạy cảm chỉ sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời có nguy cơ cháy nắng cao nhất.
Trong khi đó, những người tham gia vào các phương pháp bảo vệ bổ sung có nguy cơ cháy nắng thấp nhất. Phương pháp bổ sung bao gồm đội mũ, mặc quần áo bảo hộ và hạn chế phơi nắng khi ở dưới bóng râm, theo Medical Daily.
"Phát hiện đáng ngạc nhiên và phản tác dụng nhất là sử dụng kem chống nắng thường xuyên, trong trường hợp không có các hành vi bảo vệ khác, có liên quan đến khả năng bị cháy nắng cao nhất", nhà nghiên cứu Kasey Morris từ Viện Ung thư Quốc gia ở Bethesda, Maryland (Mỹ) cho biết.
Nghiên cứu này nhấn mạnh các khuyến cáo rằng kem chống nắng không nên được sử dụng là biện pháp duy nhất.
Trong khi ánh sáng mặt trời là cần thiết để tăng nồng độ vitamin D, điều chỉnh giấc ngủ, và thậm chí cải thiện tâm trạng, nhưng phơi nhiễm kéo dài và không được bảo vệ có thể dẫn đến nhiều tác hại hơn là tốt.
Tia cực tím (UV) có thể gây cháy nắng, làm hỏng mắt, làm suy yếu hệ miễn dịch và tăng nguy cơ ung thư da. Theo Tổ chức Ung thư da, 90% ung thư da không phải do tế bào sắc tố có liên quan đến việc tiếp xúc với tia UV từ mặt trời.
Alan Geller tại Trường Y tế Công cộng T.H Chan ở Boston, Massachusetts (Mỹ) cho biết bóng râm là phương pháp chống nắng phổ biến nhất, được sử dụng bởi 40% số người được hỏi. Phương pháp này vừa hiệu quả vừa rẻ tiền, ông nói.
Chúng ta không thể thay đổi loại da hoặc lịch sử gia đình, nhưng chúng ta có thể thận trọng cho bản thân và trẻ em để ngăn ngừa cháy nắng, có ảnh hưởng tiêu cực đến AND của chúng ta, theo Medical Daily.
Theo thanhnien.vn
Hàng loạt kem chống nắng SẮP bị cấm tại Hawaii vì gây hại lớn cho tự nhiên, và đây là loại nên dùng Dùng kem chống nắng là việc nên làm, đặc biệt là ở bãi biển. Nhưng không phải loại kem nào cũng nên sử dụng. Mùa hè đi biển, việc nên làm nhất là phải bôi kem chống nắng. Có lẽ ai cũng hiểu rằng Mặt trời là một tác nhân gây tổn hại cực kỳ nghiêm trọng cho da, nên kem chống nắng...