Chuyên gia bóc trần âm mưu của Trung Quốc ở biển Đông
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong ngày 3/6, GS Carlyle Thayer (Đại học New South Wales, Úc) nhận định, Trung Quốc chuyển hướng lập luận pháp lý của họ bằng cách giảm tông “đường 9 đoạn” khét tiếng, thay vào đó, khẳng định chủ quyền đối với “ Nam Hải Chư đảo”, nhưng bị các nước trên thế giới, mới nhất là Mỹ, thách thức về mặt pháp lý.
Trung Quốc điều máy bay ném bom H-6K ra tuần tra trên biển Đông. Ảnh: Xinhua.
Theo ông, tại sao Mỹ gửi công hàm phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) vào thời điểm này?
-Mỹ mất gần 6 tháng để phản ứng công hàm của Trung Quốc đề ngày 12/12/2019 gửi lên LHQ. Yếu tố thời gian trong việc Mỹ phản đối Trung Quốc thể hiện sự suy giảm liên tục trong quan hệ song phương Mỹ-Trung, sau khi Washington chỉ trích Bắc Kinh xử lý sai đại dịch COVID-19 ở thành phố Vũ Hán. Hiện giờ, cả hai bên đang tham gia “chiến tranh ngôn từ”, một cuộc chiến vượt khỏi vấn đề COVID-19, lan sang vấn đề Trung Quốc đại lục can thiệp vào Hong Kong, Trung Quốc bắt nạt và đe dọa các quốc gia Đông Nam Á ven biển Đông.
Malaysia khởi xướng vòng đấu pháp lý mới nhất hồi tháng 12 năm ngoái, bằng cách đề trình công hàm lên LHQ (cụ thể là Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của LHQ) đề nghị được công nhận thềm lục địa mở rộng. Việc này khiến Trung Quốc gửi công hàm phản đối và nhắc lại yêu sách của họ đối với chủ quyền ở biển Đông. Cả Philippines và Việt Nam gửi công hàm tới LHQ hồi tháng 3, rồi Indonesia làm tương tự ngày 26/5. Gần đây, Trung Quốc cử tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 và các tàu cảnh sát biển đi kèm tới vùng biển phía đông Malaysia để quấy rối hoạt động khoan thăm dò của công ty dầu khí quốc gia Petronas của Malaysia.
Có thể Mỹ chọn thời điểm này gửi công hàm phản đối Trung Quốc là để phản ứng với những căng thẳng gia tăng giữa các quốc gia ven biển và Trung Quốc.
Nội dung công hàm của Mỹ có ý nghĩa, có tầm quan trọng như thế nào, theo ông?
Từ khi Tòa Trọng tài quốc tế ra phán quyết với phần thắng nghiêng về Philippines hồi tháng 7/2016, Trung Quốc chuyển hướng lập luận pháp lý của họ bằng cách giảm tông “đường 9 đoạn” khét tiếng, thay vào đó, khẳng định chủ quyền đối với “Nam Hải Chư đảo”. Đây là một thuật ngữ mơ hồ, có nghĩa là các quần đảo ở biển Đông, bao gồm 4 “sa” – Đông Sa (Pratas), Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa (bãi Macclesfield) và Nam Sa (Trường Sa). Hồi đầu năm nay, Trung Quốc thông báo thành lập 2 quận mới và chính thức đặt tên cho 80 thực thể địa lý ở biển Đông.
Công hàm phản đối của Mỹ đưa ra lập luận pháp lý rằng, các hành động của Trung Quốc là phi pháp và việc Trung Quốc quả quyết về “quyền lịch sử” là vượt quá những gì họ có thể yêu sách theo Công ước LHQ về Luật Biển.
Điều quan trọng nhất là công hàm của Mỹ thách thức về mặt pháp lý đối với việc Trung Quốc gom các thực thể phân tán trên biển Đông vào làm một, gọi là “Nam Hải Chư đảo”. Mỹ lập luận rằng, Trung Quốc không thể yêu sách vùng nội thủy hoặc các vùng biển khác dựa trên các đường cơ sở thẳng vẽ quanh các thực thể phân tán.
Video đang HOT
Cuối cùng, Mỹ lập luận rằng, Trung Quốc không thể khẳng định chủ quyền đối với các thực thể chìm như bãi Macclesfield, đá Vành Khăn, bãi Cỏ Mây… Nói cách khác, Mỹ đã đặt ra nền tảng pháp lý mà trên đó Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành tuần tra tự do hàng hải và tự do bay ở biển Đông.
Công hàm của Mỹ cũng đóng vai trò thể hiện sự ủng hộ của Mỹ đối với Indonesia, Malaysia, Philippines và Vietnam.
Theo ông, Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao?
-Trung Quốc sẽ ngay lập tức gửi công hàm cho Tổng thư ký LHQ để phản đối những lập luận pháp lý của Mỹ. Một lần nữa Trung Quốc sẽ tái khẳng định “quyền lịch sử” và yêu sách chủ quyền đối với các quần đảo trên biển Đông. Trung Quốc sẽ tiến hành chiến dịch tuyên truyền tấn công Mỹ, gọi Mỹ là một “siêu cường bên ngoài”. Chiến dịch này sẽ nhằm hăm dọa các quốc gia ven biển. Có thể Trung Quốc sẽ có hành động gây hấn với một cuộc tuần tra tự do hàng hải hoặc tự do bay của Mỹ trong tương lai để thể hiện yêu sách chủ quyền của họ.
Cảm ơn ông.
Xà phòng tiêu diệt virus gây bệnh COVID-19 bằng cách nào?
Xà phòng kết hợp với nước sẽ phá hoại cấu trúc của virus, giống như việc rút một lá bài của một tòa nhà xếp bằng những lá bài. Điều này sẽ làm cả tòa nhà bị đổ sập.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo rửa tay với xà phòng để ngừa COVID-19 - Ảnh: REUTERS
Cơ chế diệt các loại virus và vi khuẩn của xà phòng thông dụng
Từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, các cơ quan chuyên môn về y tế quốc tế như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã lập tức đưa ra khuyến nghị là mọi người nên rửa tay với xà phòng và nước để ngăn ngừa bị nhiễm virus SARS-CoV-2.
Thời gian rửa tay phải ít nhất là 20 giây và phải rửa đúng cách: toàn bộ mặt trên và dưới bàn tay, các kẽ móng, kẽ ngón tay.
Vậy, xà phòng loại thông thường có tác dụng như thế nào trong việc tiêu diệt các loại virus, trong đó có SARS-CoV-2?
Giáo sư Palli Thordarson ở Đại học New South Wales (Úc) đã giải thích về sự hữu hiệu của xà phòng thông thường trong việc "bất hoạt" (inactive) virus.
Từ "bất hoạt" đang được y giới sử dụng rộng rải để chỉ sự vô hiệu hóa hoạt động của virus. Lý do là đa số không xem virus là một sinh vật có sự sống hoàn chỉnh, vì virus không có khả năng tự sinh sản và hấp thụ năng lượng để sống sót (virus phải có vật chủ mới có thể duy trì sự tồn tại của nó).
Giáo sư Thordarson giải thích về cơ chế hoạt động của xà phòng trong việc bất hoạt virus SARS-CoV-2 như sau:
Xà phòng kết hợp với nước sẽ phá hoại cấu trúc của virus, giống như việc rút một lá bài của một tòa nhà xếp bằng những lá bài. Điều này sẽ làm cả tòa nhà bị đổ sập.
Cấu tạo của virus SARS-CoV-2 gồm những phân tử chất béo lipid, protein và RNA. Trong đó, mắt xích yếu nhất là các phân tử chất béo, đây là lớp vỏ bọc bảo vệ của con virus, vừa hỗ trợ sự xâm nhập của virus vào các tế bào cơ thể.
Khi dùng xà phòng và nước rửa tay, vì xà phòng có chứa các thành phần phân tử giống chất béo gọi là chất "lưỡng phần" (amphiphile). Chất lưỡng phần có cấu trúc tương tự như chất béo lipid của virus, và sẽ "cạnh tranh" với các các lipid của virus.
Song song đó, chất này còn có tác dụng "hòa tan" các liên kết phi hóa trị (non-covalent bond) của virus, các liên kết này chính là "chất keo" giúp liên kết các thành phần phân tử lipid, protein và RNA của virus. Nhờ vậy, phân tử xà phòng sẽ đẩy virus bong tróc khỏi bề mặt da tay và bị sụp đổ cấu trúc, làm con virus bị tiêu diệt.
Giáo sư Thordarson và một số đồng sự cũng nhận xét rằng giải pháp dùng xà phòng và nước để rửa tay tốt hơn so với nước rửa tay khô (hand sanitizer) và cồn y tế. Lý do là nếu dùng các loại sau nếu trong thời gian quá ngắn sẽ không có tác dụng diệt sạch các loại virus như rửa tay bằng xà phòng và nước trong thời gian 20 giây.
Xà phòng diệt khuẩn (Antibacterial soap)
Trước nay, các hãng sản xuất hóa mỹ phẩm quốc tế thường rầm rộ quảng cáo rằng xà phòng diệt khuẩn là có thể diệt các loại vi khuẩn gây hại sức khỏe lây truyền qua da...
Nhưng cách đây gần 4 năm, ngày 2-9-2016, Cơ quan Quản lý thực - dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) ban hành lệnh cấm lưu hành một số lớn loại xà phòng diệt khuẩn trên thị trường Mỹ, với lý do các nhà sản xuất không chứng minh được những sản phẩm này an toàn và có hiệu quả hơn các loại xà phòng thông thường khác.
FDA tuyên bố một số loại xà phòng diệt khuẩn chẳng mang lại lợi ích gì cho sức khỏe của người tiêu dùng, mà ngược lại.
Quy định này của FDA áp dụng cho các loại xà phòng có chứa chất triclocarban thường gặp trong xà phòng dạng bánh và triclosan thường gặp trong xà phòng dạng lỏng.
Một nghiên cứu của Đại học Chicago (Mỹ) cho thấy chất triclosan làm biến đổi các microbiome ở đường ruột con người và sự nhiễm tricolsan có thể gây tổn thương cho bào thai đang trong thời kỳ phát triển. Các nghiên cứu khác thực hiện vào năm 2016 cho thấy lạm dụng xà phòng diệt khuẩn có thể làm tăng đề kháng với thuốc kháng sinh của một số vi khuẩn.
Tiến sĩ Patrick McNamara thuộc Đại học Marquette (Mỹ), người đã thực hiện nhiều nghiên cứu về xà phòng kháng khuẩn, cho biết: "Nước thải sinh hoạt có lẫn triclosan hoặc triclocarban khi thải ra ngoài môi trường sẽ làm cho các loài vi khuẩn chẳng những không bị tiêu diệt mà còn giúp chúng tăng sức đề kháng với các loại kháng sinh".
Một nghiên cứu trước đó vào năm 2015 kết luận rằng các thành phần công thức có trong các loại xà phòng diệt khuẩn cũng không mang lại hiệu quả diệt khuẩn cao hơn so với xà phòng thông thường.
Theo FDA, 93% số xà phòng dạng lỏng có ghi nhãn là "kháng khuẩn" (antibacterial" hoặc "antimicrobial") hiện đã được loại dần chất triclosan ra khỏi thành phần của chúng.
Một số nước trong khối EU đã cấm dùng triclosan, nhưng chất này vẫn còn được sử dụng rất phổ biến trong kem đánh răng vì được cho rằng rất hiệu quả để phòng các bệnh về nướu.
(Nguồn: CNN, THEGUARDIAN, FUTURISM)
ĐỒNG LỘC (tuoitre.vn)
Dịch COVID-19 lan đến các trường đại học danh tiếng của Úc, Mỹ Lần lượt các trường Đại học New South Wales và Đại học Sydney ở Úc xác nhận ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch COVID-19, một ngày sau khi thông tin tương tự ở Đại học Stanford và Yale (Mỹ). Sự kiện lễ ra trường ở Đại học Sydney. Ảnh SMH Tờ The Sydney Morning Herald dẫn thông báo của Đại...