Chuyên gia bày kỹ năng thoát hiểm khi trộm đột nhập vào nhà
Trong thời gian gần đây, ở một số địa phương đã xảy ra một số vụ trọng án có liên quan đến hành vi đột nhập vào nhà trộm cắp. TS. Đoàn Văn Báu, chuyên gia Tâm lý tội phạm – Đại học An ninh nhân dân có bài viết chia sẻ về kỹ năng an toàn khi đối phó với trộm đột nhập.
Trong thời gian gần đây, ở một số địa phương đã xảy ra một số vụ trọng án (giết nhiều người) có liên quan đến hành vi đột nhập vào nhà trộm cắp, tạo nên tâm trạng lo lắng, bất an cho người dân.
Đơn cử như vụ đối tượng Nguyễn Văn Tiến đột nhập vào nhà ông Nguyễn Xuân Cường ở thôn Ia Tang, Ia Kla, Đức Cơ, Gia Lai ngày 20-1-2015 đâm chết 2 người và làm bị thương 2 người. Mới đây, sáng 7-12-2015, gia đình ông Nguyễn Lương Chuân ở thôn 9, Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội bị trộm đột nhập đâm chết 2 người và làm bị thương 2 người…
Hung thủ Nguyễn Văn Kỳ – kẻ sát hại 2 người trong gia đình ông Nguyễn Lương Chuân.
Hiện trường vụ án tại gia đình ông Nguyễn Lương Chuân ở xã Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội.
Tâm lý chung của kẻ đột nhập, kẻ trộm là sẵn sàng chống trả, tìm đủ mọi cách đề đào thoát, thậm chí sẵn sàng thực hiện hành vi nguy hiểm hơn để đạt được mục đích và đào thoát. Do đó, tình huống phát hiện kẻ trộm đột nhập vào nhà là một tình huống cực kỳ nguy hiểm. Vậy, trong tình huống này, chúng ta cần xử lý như thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Dưới góc độ Tâm lý học tội phạm, tác giả hướng dẫn một số nguyên tắc và kỹ năng an toàn trong tình huống này như sau:
1. Bình tĩnh
Thông thường, khi phát hiện có kẻ lạ đột nhập vào nhà, bất kỳ ai, kể cả những người can đảm nhất cũng có thể mất bình tĩnh dẫn đến một số trạng thái tiêu cực như: Sợ hãi đến mức ngất lịm; ú ớ không nói thành lời; la hét, mất kiểm soát; vội vàng tấn công kẻ trộm… từ đó dễ dẫn đến những hành động bột phát, gây nguy hiểm cho bản thân mình.
Vì vậy, khi phát hiện có kẻ lạ đột nhập vào nhà, điều quan trọng nhất là cần phải bình tĩnh, thật bình tĩnh. Khi bình tĩnh, chúng ta có thể có những cách xử lý, ứng phó với tên trộm một cách khôn khéo, hiệu quả nhất. Có thể thực hiện một số cách sau để giữ được trạng thái bình tĩnh:
- Im lặng, tìm nơi trú ẩn an toàn để quan sát kẻ đột nhập, hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh;
- Nếu đã lộ diện với kẻ đột nhập, cần giữ khoảng cách an toàn, không vội la hét, kêu cứu, tìm cách tự vệ, phòng thủ, bảo vệ an toàn cho mình, trước khi tính đến việc bảo đảm an toàn cho người thân.
Video đang HOT
Gia đình nạn nhân Nguyễn Xuân Cường ở thôn Ia Tang, Ia Kla, Đức Cơ, Gia Lai.
2. Ứng biến khôn khéo
Tùy theo cấp độ nguy hiểm của tình huống phát hiện kẻ đột nhập để có cách ứng phó phù hợp, hiệu quả.
- Tình huống 1: Phát hiện kẻ đột nhập đang tìm cách vào nhà
Bình tĩnh, kín đáo quan sát, đánh giá tình huống, mức độ nguy hiểm, tương quan lực lượng để có cách xử lý phù hợp. Nếu nhà có đông người, có đàn ông, có thể nhẹ nhàng đánh thức họ, yêu cầu họ thật bình tĩnh và cùng bàn bạc để đưa ra cách xử lý.
Nếu nhà neo người, không có đàn ông, cần phải bình tĩnh, kín đáo quan sát đặc điểm nhân dạng, hành động của kẻ đột nhập, bất ngờ bật điện, hô hoán thật to để kẻ đột nhập hoảng sợ tháo chạy. Sau đó, cần báo cho cơ quan chức năng về vụ việc sớm nhất có thể.
Người dân cần trang bị kỹ năng cần thiết đối phó với trộm xâm nhập.
- Tình huống 2: Phát hiện kẻ đột nhập đã ở trong nhà
Bình tĩnh, kín đáo quan sát xem đối tượng có đồng bọn không, đang ở vị trí nào, xác định đối tượng tìm kiếm tài sản hay vì mục đích khác. Xác định vị trí của mình trong nhà, tìm vị trí phòng thủ tốt nhất, tìm vũ khí tự vệ, tự bảo vệ cho mình trước khi bảo vệ cho người thân.
Tiếp tục quan sát kẻ đột nhập, khi thời cơ thích hợp, bất ngờ hô thật to “bắt trộm, bắt trộm” kết hợp với việc tạo ra âm thanh lớn (dùng vật cứng gõ vào vật dụng bằng gỗ hoặc kim loại; đập bể đồ gốm…) gây ra sự hoảng loạn cho kẻ đột nhập, làm cho hắn không biết ta có bao nhiêu người, đang ở đâu nên buộc phải tháo chạy. Chú ý giữ khoảng cách an toàn, không nên đuổi theo, không nên bật đèn ngay, nên chờ cho kẻ đột nhập tháo chạy, cảm nhận an toàn mới bật đèn.
Nguyễn Văn Tiến – tên trộm đã sát hại hai bố con ông Nguyễn Xuân Cường.
- Tình huống 3: Bất ngờ phát hiện kẻ đột nhập đang tiếp cận mình trong phòng ngủ
Một số đối tượng đột nhập liều lĩnh tiếp cận với nạn nhân, đột nhập vào phòng ngủ để tìm kiếm tài sản hoặc thực hiện các hành vi nguy hiểm như sàm sỡ, hiếp dâm, khống chế, ám sát… Trong tình huống này, bất kỳ ai cũng hoảng sợ nên cần phải nhanh chóng trấn tĩnh, lùi vào thành giường hoặc góc phòng, im lặng, không la hét, thủ thế phòng vệ.
Nếu kẻ đột nhập hoảng sợ thoát chạy, cứ để cho hắn chạy thoát rồi mới hô hoán nhờ người thân trợ giúp, không nên la hét hoảng loạn hoặc đuổi theo sẽ rất nguy hiểm.
Nếu kẻ đột nhập không bỏ chạy mà có ý định không chế, chiếm đoạt tài sản hoặc thực hiện hành vi dâm ô, không nên chống cự, nương theo yêu cầu của hắn, thậm chí tỏ ra hợp tác tích với hắn, thực hiện mọi yêu cầu của hắn nhưng phải thực hiện thật chậm để kéo dài thời gian. Chờ cơ hội bất ngờ ra tay phòng vệ hoặc trốn thoát.
Nếu nhận thấy kẻ đột nhập có ý định sát hại (lao vào đâm, bóp cổ…), nhanh chóng di chuyển, né tránh, cầm ném bất kỳ vật dụng nào trong phòng vào hắn. Đừng vội chạy ra cửa, di chuyển vòng quanh trong phòng, để kẻ đột nhập theo vào góc phòng, tìm cơ hội thoát ra bên ngoài bằng cửa ra vào. Kết hợp hô hoán thật to, gọi tên bất kỳ người thân nào, tạo nên sự hoảng loạn ở kẻ đột nhập.
- Tình huống 4: Bị kẻ đột nhập khống chế, đe dọa, buộc đưa tài sản
Tỏ ra thiện chí hợp tác, chỉ chỗ giấu tài sản, lấy tài sản đưa cho kẻ khống chế, không nên tỏ ra chống đối, bất hợp tác. Nếu có cơ hội, có thể tác động, thuyết phục, lay động lương tâm của kẻ khống chế. Kiên nhẫn chờ đợi cơ hội để thoát khỏi sự khống chế. Đồng thời, phải kín đáo quan sát, ghi nhận đặc điểm nhân dạng, lời nói, hành động, cử chỉ của kẻ khống chế nhằm cung cấp cho cơ quan chức năng sau này.
Trên đây là một số nguyên tắc và kỹ năng an toàn trong tình huống phát hiện trộm đột nhập vào nhà. Hy vọng các bạn sẽ thật bình tĩnh và ứng biến khôn khéo nếu rơi vào tình huống nguy hiểm này để có thể hạn chế thấp nhất hậu quả xảy ra cho bản thân và gia đình
Theo Công an Nhân dân
Quá khứ đen của kẻ nghiện gây thảm án Thạch Thất
Do xã nằm ở vùng ven đô nên chúng tôi đang phải quản lý tới 50 đối tượng nghiện ma tuý, 1 vạn người dân, trên 100 đối tượng tù tha, giao thông có 2-3 tuyến tỉnh lộ chạy qua địa bàn xã, chế độ đãi ngộ lại thấp...".
Hôm qua (9/12), Trưởng Công an xã Hương Ngải (Thạch Thất, Hà Nội), ông Phí Mạnh Tiến chia sẻ về nguy cơ tiềm ẩn mất an ninh trật tự trên địa bàn, sau vụ nghi phạm Nguyễn Văn Kỳ (SN 1970) bị Công an Hà Nội bắt giữ vì gây ra vụ thảm án ở xã Canh Nậu, khiến 4 người thương vong.
Căn lều tạm bợ của Nguyễn Văn Kỳ giữa cánh đồng, cạnh bãi tha ma xã Hương Ngải.
Chân dung nghi phạm
Theo chỉ dẫn của người dân, PV tìm về căn lều tạm của Kỳ ở cạnh bãi tha ma ngoài cánh đồng, thuộc thôn 3, xã Hương Ngải.
Nhắc về quá khứ bất hảo của Kỳ, ông Tiến cho biết, sinh ra và lớn lên ở Hương Ngải, từ nhỏ Kỳ đã ham chơi bời, thiếu sự quản lý, giáo dục của bố mẹ. Học hết lớp 7 thì nghỉ. Kỳ sa vào con đường cờ bạc, sớm nổi tiếng "đàn anh" trong giới.
Cũng theo ông Tiến, năm 1990, Kỳ lấy vợ và có một con trai. Khi con trai mới được một tuổi, do quá ham mê cờ bạc, nghiện ngập, Kỳ bán hết đất đai, nhà cửa được bố mẹ chia cho. Cùng quẫn, người vợ buộc phải đâm đơn ra tòa ly hôn. Không được bao lâu, Kỳ "cạp rổ rá" với một phụ nữ ở xã Phùng Xá. Chị này cũng nghiện giống Kỳ và đang thi hành án mua bán ma tuý.
"Kỳ có 4 tiền án. Năm 1997 bị TAND tỉnh Hà Tây (cũ) phạt 3 năm tù giam về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý. Vừa ra tù, đầu năm 2000 Kỳ lại bị xử phạt tiếp 5 năm tù về cùng hành vi. Năm 2005, Kỳ bị bắt về tội Trộm cắp tài sản, TAND huyện Thạch Thất xử 2 năm tù giam. Năm 2008, Kỳ lại bị bắt về tội Tàng trữ ma tuý, ngồi tù 7 năm. Đến tháng 5/2015, Kỳ ra tù, về địa phương sinh sống" - ông Tiến cho biết.
Theo ông Tiến, thời gian đầu sau khi trở về địa phương, Kỳ lên làm thuê chăn nuôi lợn ở trang trại cho một người họ hàng ở huyện Ba Vì. Do lười lao động, hay trộm cắp vặt nên người thân đã "sa thải" Kỳ. Về địa phương, Kỳ sống nay đây mai đó, giao du với các đối tượng trộm cắp, nghiện hút ở địa bàn huyện Thạch Thất và Phúc Thọ.
Gia đình cũng từ
Theo ghi nhận của PV, tại thôn 3 xã Hương Ngải, Kỳ dựng tạm một túp lều rộng khoảng 5m2 bằng mấy cọc gỗ, lợp mái prô-xi măng, mặt trước phủ bạt, trơ trụi giữa cánh đồng. Cạnh đó là một căn nhà nhỏ xây bằng gạch, bịt kín, trước đây vốn của một người tâm thần sinh sống. Bên trong lán của Kỳ chỉ có chiếc giường tre, mấy bộ quần áo và chiếc chăn bông. Phía góc lều là một chiếc nồi gang bắc trên 3 cục gạch để đun nấu. Mấy nải chuối đang chín dở vứt dưới đất...
Theo một số người dân ở địa phương, Kỳ thường lang thang trộm cắp vặt và chích hút ma tuý. Thi thoảng Kỳ kéo "đồng bọn" về căn lều tạm của mình. Ở góc bếp, PV thấy còn vương nhiều xi-lanh và ống nước cất để pha ma túy.
Qua chỉ dẫn của người dân địa phương, PV tìm về gia đình người vợ cả của Kỳ. Chị H., vợ đầu của Kỳ, nay đã ngoài 40 tuổi. Sau khi hay tin Kỳ gây án mạng chấn động, chị H. và gia đình vô cùng phẫn nộ.
"Mẹ con tôi không còn liên quan gì với ông ấy. Từ lúc tôi mang thai, ông ấy đã sống tệ bạc với tôi. Một mình tôi khốn khổ gồng gánh nuôi con, cũng may nay cháu đã trưởng thành" - chị H. chia sẻ.
Theo_VietNamNet
Vụ 4 người thương vong ở Thạch Thất: Lời khai ráo hoảnh của nghi can Toàn bộ tài liệu chứng cứ thu được, đặc biệt là lời khai người trong gia đình ông C., cơ quan điều tra xác định một mình nghi phạm Kỳ gây ra vụ án. Nguyễn Văn Kỳ khi bị bắt. Liên quan đến vụ thảm án 4 người thương vong tại gia đình ông Nguyễn Lương C. (SN 1958, xã Canh Nậu, huyện...