Chuyên gia: Ấn Độ không ‘hy sinh’ quan hệ với Nga trước sức ép của phương Tây
Quan hệ an ninh giữa Ấn Độ và Mỹ là tương đối mới, trong khi quan hệ Ấn Độ – Nga đã trải qua hơn hai thế hệ.
Do đó, Ấn Độ không có lý do gì để từ bỏ lợi ích của mối quan hệ này và Nga cũng vậy.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp nhau tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 6/12/2021. Ảnh: Reuters
Năm 2022, Ấn Độ là một trong những quốc gia không đồng ý “chơi theo luật” của phương Tây, không ủng hộ nỗ lực cô lập Nga. Trong năm 2023, New Delhi sẽ đảm nhận vai trò chủ tịch G20.
Trong lời chúc mừng năm mới tới thủ tướng và tổng thống Ấn Độ, nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin bày tỏ tin tưởng rằng nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên của New Delhi sẽ mở ra những cơ hội mới để xây dựng quan hệ hợp tác song phương nhiều mặt.
Tiến sĩ Shoaib Khan, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Á – Âu tại Đại học Mumbai, đã phân tích cách Ấn Độ nhìn nhận mối quan hệ rộng lớn hơn với Nga như sau:
Về kết quả hợp tác Nga – Ấn Độ trong năm 2022, kim ngạch thương mại giữa hai nước trong nửa đầu năm 2022 cho thấy sự tăng trưởng chưa từng có, tạo nền tảng để hướng tới mục tiêu đưa mức thương mại song phương lên 30 tỷ USD vào năm 2025. Đến tháng 7/2022, kim ngạch thương mại đạt hơn 11 tỷ USD và cả năm 2021 đạt 13,6 tỷ USD.
Mối quan hệ Ấn Độ – Nga là đoàn kết, cùng có lợi và đã được thử thách qua thời gian. Ấn Độ chịu được áp lực tập thể từ phương Tây khi giữ lập trường trung lập và “ngầm” ủng hộ Nga khi liên minh phương Tây chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. New Delhi đã chọn không ủng hộ những nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập và chỉ trích Nga trên một số diễn đàn quốc tế.
Tiến sĩ Khan lưu ý các lệnh trừng phạt đối với Nga chắc chắn có ảnh hưởng đến việc nhập khẩu quốc phòng của Ấn Độ và tác động của chúng đang được đánh giá. Về vấn đề năng lượng, Ấn Độ mua dầu với giá chiết khấu và nhập khẩu dầu từ Nga đã tăng từ 1% lên gần 6% trong nhu cầu 1,2 triệu thùng mỗi ngày và có thể tăng hơn nữa. Bên cạnh đó, các công ty khí đốt nhà nước và tư nhân của Ấn Độ đã đầu tư một khoản đáng kể 10 tỷ USD vào các mỏ dầu ở Siberia và các mỏ khác.
Video đang HOT
Ấn Độ đang hợp tác với Nga để vượt qua “cú sốc hàng hóa” hiện nay do lệnh trừng phạt gây ra. Tương tự như hầu hết các quốc gia ở Nam bán cầu, Ấn Độ luôn phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương vì chúng ảnh hưởng đến những người dễ bị tổn thương nhất.
Quan hệ giữa Ấn Độ và Nga tiếp tục là trụ cột chính trong chính sách đối ngoại của New Delhi. Bất chấp vị thế suy giảm sau sự sụp đổ của Liên Xô, Nga vẫn là một cường quốc dựa vào quy mô, nguồn lực và khả năng chiến lược của mình. Với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Moskva có vai trò lớn với các vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế.
Thông qua sự can thiệp quân sự vào cuộc xung đột Syria, Nga đã tái khẳng định mình trên trường quốc tế như một cường quốc tự tin và quyết đoán hơn. Moskva có công nghệ vũ trụ, hạt nhân và quốc phòng tiên tiến.
Đối với Nga, Ấn Độ là thị trường quan trọng về vũ khí và dầu mỏ. Nước này vẫn là nhà cung cấp vũ khí chính cho Ấn Độ và các thiết bị của Nga vẫn chiếm một phần đáng kể trong sức mạnh của các lực lượng vũ trang Ấn Độ.
Nhưng Nga phải đối mặt với sự cạnh tranh trên thị trường vũ khí Ấn Độ. Mong muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí của Ấn Độ và phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của riêng mình đã dẫn đến việc giảm nguồn cung cấp vũ khí của Nga cho Ấn Độ trong những năm gần đây.
Tiến sĩ Khan kết luận, quan hệ an ninh giữa Ấn Độ và Mỹ là tương đối mới, trong khi quan hệ Ấn Độ – Nga đã trải qua hơn hai thế hệ. Do đó, Ấn Độ không có lý do gì để từ bỏ lợi ích của mối quan hệ này và Nga cũng vậy.
Cựu sĩ quan Mỹ đánh giá về khó khăn của Ukraine và thế mạnh của Nga trong xung đột
Trong khi Ukraine gặp thách thức về bổ sung thiết bị, đạn dược, nhân sự cũng như cân nhắc về viện trợ của phương Tây, Nga đang tiến hành một cuộc chiến tiêu hao làm suy yếu các nguồn lực chiến lược của đối thủ, đồng thời sẵn sàng rút lui mỗi khi có tình huống chiến thuật bất lợi.
Binh sĩ Ukraine khai hỏa pháo cỡ nòng 152-mm 2A36 "Giatsint-B ở khu vực miền Đông Ukraine tháng 11/2022. Ảnh: AP
Cuộc xung đột ở Ukraine đã bước sang tháng thứ 11. Sau các cuộc tấn công ban đầu, các lực lượng Nga đã kiểm soát hơn 20% diện tích lãnh thổ của Ukraine. Tiếp đó, phía Ukraine đã đẩy lùi được các lực lượng Nga và xung đột trở thành cuộc chiến tiêu hao giữa một bên là Moskva và bên kia là Kiev với sự hậu thuẫn của phương Tây.
Theo nhận định của Alex Vershinin (Trung tá Mỹ đã nghỉ hưu sau 20 năm phục vụ, trong đó có 8 năm là sĩ quan thiết giáp với 4 lần tham chiến ở Iraq và Afghanistan), trong suốt mùa hè, các lực lượng Nga đã chiếm được Lyman, Lisichansk và Severo Donetsk. Vào mùa thu, Ukraine phản công và giành lại quyền kiểm soát tỉnh Kharkiv và thành phố Kherson, thu hẹp quyền kiểm soát của Nga xuống còn khoảng 50% diện tích lãnh thổ mà họ đã chiếm được kể từ ngày 24/2. Hai bên cũng đã áp dụng hai chiến lược khác nhau: Nga tiến hành cuộc chiến tiêu hao hỏa lực truyền thống; Ukraine đang theo đuổi một cuộc chiến cơ động dựa vào địa hình.
Cho đến nay cả hai chiến lược trên dường như vẫn được duy trì. Ukraine đã chiếm lại những vùng lãnh thổ rộng lớn nhưng kiệt quệ do bị tấn công trong mùa thu. Họ chịu tổn thất nặng nề và cạn kiệt kho dự trữ thiết bị và đạn dược quan trọng. Mặc dù Ukraine vẫn có khả năng khắc phục những tổn thất và tổ chức các cuộc phản công mới, nhưng những cuộc phản công này ngày càng bị hạn chế.
Ông Vershinin cho rằng hiện không bên nào đạt được mục tiêu kiểm soát lãnh thổ quy mô lớn, nhưng phía Nga có nhiều khả năng đạt được mục tiêu làm cạn kiệt nguồn lực của Ukraine trong khi vẫn bảo toàn tài nguyên của mình.
Với Ukraine, cuộc chiến của nước này bị hạn chế bởi hai yếu tố: sản xuất thiết bị và đạn dược hạn chế, tiếp theo là sự cân nhắc về viện trợ của phương Tây. Ukraine bắt đầu cuộc xung đột với 1.800 khẩu pháo thời Liên Xô. Hiện tại, loại pháo này gần như đã hết đạn, thay vào đó, Ukraine đang sử dụng 350 khẩu pháo của phương Tây, nhưng nhiều khẩu đã bị phá hủy hoặc hỏng hóc do sử dụng quá mức.
Trong khi đó, các quốc gia phương Tây đang cạn kiệt đạn dược để viện trợ cho Kiev; Mỹ ước tính chỉ sản xuất 15.000 quả đạn pháo 155mm/tháng.
Hạn chế này đã buộc Ukraine phải tập trung sử dụng lực lượng bộ binh để giành lại lãnh thổ bằng bất cứ giá nào.
Ukraine đơn giản là không thể đối đầu với Nga trong các trận đấu pháo. Trừ khi quân đội Ukraine hướng đến các cuộc đọ súng trực tiếp với quân đội Nga, nếu không sẽ có khả năng cao là họ sẽ bị pháo binh Nga tiêu diệt từ xa.
Hạn chế thứ hai của Ukraine là vấn đề viện trợ. Trong bối cảnh kho vũ khí cạn kiệt, Ukraine ngày càng phụ thuộc vào vũ khí phương Tây. Duy trì sự ủng hộ từ liên minh phương Tây là rất quan trọng đối với Ukraine trong cuộc đối đầu với Nga.
Nếu không giành được chiến thắng liên tục, mối lo ngại về kinh tế trong nước có thể khiến các nước phương Tây ngừng viện trợ.
Khi sự hỗ trợ của của phương Tây suy giảm do cạn kiệt nguồn dự trữ hoặc ý chí chính trị, năng lực của Ukraine sẽ suy yếu vì thiếu nguồn cung cấp.
Do đó, Ukraine không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiến hành các cuộc tấn công bất kể tổn thất nhân lực và vật chất.
Một thách thức khác đối với Ukraine đó là vấn đề nhân lực bổ sung cho quân đội.
Ukraine bắt đầu cuộc xung đột với 43 triệu công dân và 5 triệu nam giới trong độ tuổi lính nghĩa vụ, nhưng theo Liên hợp quốc, hơn 14 triệu người Ukraine đã đi sơ tán và hơn 9 triệu người đang ở Crimea hoặc các vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng khác. Điều này có nghĩa là dân số Ukraine giảm xuống còn khoảng 20 đến 27 triệu người.
Với tỷ lệ đó, Ukraine nó có ít hơn 3 triệu nam giới có thể nhập ngũ. Một triệu người đã nhập ngũ và nhiều người trong số còn lại không đủ sức khỏe để phục vụ hoặc có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Nói tóm lại, Ukraine có thể sắp cạn kiệt nguồn nhân lực cho quân đội.
Với Nga, quân đội nước này bị giới hạn bởi nhân lực nhưng được tăng cường bởi các kho dự trữ vũ khí và pháo binh khổng lồ với sự hỗ trợ của một tổ hợp công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ. Mặc dù đã có nhiều báo cáo trên các phương tiện truyền thông phương Tây rằng quân đội Nga đang cạn kiệt đạn pháo, nhưng cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy pháo binh Nga bị giảm sút trên bất kỳ mặt trận nào.
Dựa trên những yếu tố này, phía Nga đã tiến hành một cuộc chiến tranh tiêu hao hỏa lực truyền thống. Mục tiêu là làm cạn kiệt nhân lực và thiết bị của Ukraine, trong khi bảo toàn lực lượng của chính Nga. Việc kiểm soát lãnh thổ có thể không quan trọng, miễn là bảo toàn sức chiến đấu. Tại Kiev, Kharkiv và Kherson, quân đội Nga chấp nhận rút lui do điều kiện bất lợi để bảo toàn lực lượng.
Để thực hiện chiến lược trên, quân đội Nga dựa vào hỏa lực, đặc biệt là pháo binh. Mỗi lữ đoàn Nga có ba tiểu đoàn pháo binh so với mỗi lữ đoàn phương Tây chỉ có một tiểu đoàn. Cùng với sự phối hợp tấn công của số lượng lớn máy bay không người lái (UAV), pháo binh (và tên lửa) Nga đã khiến các lượng Ukraine thiệt hại nặng nề. Đó là một cuộc chiến diễn ra từ từ, khốc liệt, nhưng với tỷ lệ thương vong có lợi cho Nga một cách đáng kể.
Tóm lại, ông Vershinin cho rằng Nga đang thực hiện cuộc chiến tiêu hao thông qua việc sử dụng cẩn thận các nguồn lực của chính mình trong khi làm suy yếu đối thủ. Nga tham chiến với ưu thế vượt trội về trang thiết bị và cơ sở công nghiệp quốc phòng quy mô lớn để duy trì và thay thế những tổn thất. Họ đã cẩn thận bảo toàn nguồn lực của mình, rút lui mỗi khi tình huống chiến thuật bất lợi. Ukraine bắt đầu cuộc chiến với một nguồn lực nhỏ hơn và dựa vào liên minh phương Tây để duy trì nỗ lực của mình.
Theo ông Vershinin, sự phụ thuộc này đã gây áp lực buộc Ukraine phải thực hiện một loạt các cuộc tấn công thành công về mặt chiến thuật, nhưng tiêu tốn các nguồn lực chiến lược mà Ukraine sẽ phải vật lộn để thay thế. Câu hỏi thực sự không phải là liệu Ukraine có thể giành lại quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ của mình hay không, mà là liệu Ukraine có thể gây ra tổn thất đủ lớn đối với lực lượng của Moskva để làm suy yếu sự thống nhất ở trong nước của Nga hay không.
Iran tiến gần hơn tới việc gia nhập SCO Quốc hội Iran đã thông qua các văn kiện gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Samarkand, Uzbekistan, ngày 16/9/2022. Ảnh: Sputnik Quốc hội Iran đã thông qua hàng chục nghị định thư về việc nước này gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), một khối an...