Chuyên gia ADB: Tiêu dùng dè dặt kìm hãm đà phục hồi của kinh tế Trung Quốc
Theo ông Albert Park, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á ( ADB), thái độ thận trọng của người tiêu dùng Trung Quốc là một yếu tố đang kìm hãm đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Người dân mua thực phẩm tại siêu thị ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 10/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu suy yếu trong quý II, khi số liệu được công bố ngày 17/7 cho thấy tăng trưởng thấp hơn dự báo. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS), kinh tế nước này trong quý II/2023 tăng trưởng 6,3% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 7,1% dự báo trước đó.
Trong khi đó, doanh số bán lẻ trong tháng 6 chỉ tăng 3,1%, làm dấy lên quan ngại về đà tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sau đại dịch COVID-19 đang chững lại.
Trả lời phỏng vấn trên chương trình chuyên về kinh tế châu Á của kênh truyền hình CNBC (Mỹ), chuyên gia Park cho biết: “Điều chúng tôi thực sự hy vọng là người tiêu dùng và doanh nghiệp Trung Quốc sẽ lấy lại niềm tin để bắt đầu chi tiêu và đầu tư nhiều hơn”. Chuyên gia này đánh giá doanh nghiệp và người dân Trung Quốc đang thận trọng với hoạt động chi tiêu và đầu tư, dẫn đến sự phục hồi chậm chạp ở Trung Quốc.
Video đang HOT
Tháng 6 vừa qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (tức ngân hàng trung ương) cắt giảm lãi suất cơ bản lần đầu tiên sau 10 tháng, chủ yếu do nền kinh tế nước này tiếp tục mất đà tăng trưởng. Theo báo cáo triển vọng tăng trưởng của ADB công bố ngày 19/7, Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng trưởng 5% trong năm nay, không thay đổi so với dự báo hồi tháng 4.
Báo cáo của ADB về Trung Quốc nêu rõ: “Tăng trưởng trong đầu tư sản xuất dự kiến sẽ ở mức vừa phải do xuất khẩu hạ nhiệt. Trong khi đó, đầu tư vào cơ sở hạ tầng có thể sẽ duy trì ổn định”. Báo cáo nhận định các chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế, đặc biệt là nhằm thúc đẩy nhu cầu trong nước”.
Trong báo cáo trên, ADB giữ nguyên dự báo về tốc độ tăng trưởng của khu vực đang phát triển tại châu Á trong năm 2023 ở mức 4,7%. Tuy nhiên, ADB hạ mức dự báo tăng trưởng của khu vực này trong năm 2024 từ 4,8% xuống còn 4,7%, chủ yếu do tác động có độ trễ từ việc ngân hàng trung ương các nước trong khu vực tăng lãi suất cơ bản.
Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi các tỉnh trụ cột hỗ trợ đà phục hồi kinh tế
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 16/8 đã kêu gọi các tỉnh đóng vai trò trụ cột kinh tế của đất nước nỗ lực góp sức cho quá trình củng đà cố phục hồi kinh tế.
Một cảng hàng hóa tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ tướng Trung Quốc đã đưa ra lời kêu gọi trên tại Thâm Quyến khi đang chủ trì một hội nghị chuyên đề về tình hình kinh tế quốc gia. Các quan chức lãnh đạo của sáu tỉnh đầu tàu kinh tế - gồm Quảng Đông, Giang Tô, Chiết Giang, Sơn Đông, Hà Nam và Tứ Xuyên - đã phát biểu trực tiếp tại cuộc họp hoặc thông qua đầu cầu truyền hình.
Tại sự kiện, Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh nỗ lực củng cố các thực thể thị trường, ổn định việc làm và giá cả, cũng như đảm bảo sinh kế của người dân.
Ông Lý Khắc Cường cho biết sáu tỉnh tham gia cuộc họp lần này đóng góp tới 45% tổng sản lượng kinh tế của Trung Quốc, gọi đây là những trụ cột phát triển kinh tế quốc gia. Đồng thời, ông thúc giục các tỉnh trên đóng vai trò then chốt trong việc ổn định đà tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi các tỉnh đảm bảo thực hiện tốt gói chính sách hỗ trợ tăng trưởng, trong khi tận dụng các chính sách để thúc đẩy các thực thể thị trường, đảm bảo hoạt động logistics thông suốt và ổn định chuỗi cung ứng - công nghiệp.
Cũng theo ông, các chính quyền địa phương nên "thắt lưng buộc bụng", sử dụng các tài sản hiện có theo cách tốt hơn, duy trì cân bằng thu chi và đảm bảo chi tiêu tài khóa trong việc bảo vệ sinh kế của người dân.
Trong bài phát biểu, Thủ tướng Trung Quốc thúc giục triển khai các nỗ lực đảm bảo sự ổn định của các thực thể thị trường, nhằm bình ổn nền kinh tế và việc làm. Lưu ý rằng sáu tỉnh trên chiếm hơn 40% số thực thể thị trường và cung cấp hơn 40% cơ hội việc làm cho cả nước, ông Lý Khắc Cường nhấn mạnh việc phải tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi sức phát triển.
Theo ông, cần có các biện pháp để thúc đẩy tiêu dùng ở những tỉnh đông dân này. Ông cho rằng các tỉnh cần thúc đẩy những hoạt động tiêu dùng có giá trị lớn, bao gồm cả mua sắm ô tô, đồng thời đáp ứng nhu cầu nhà ở khắt khe và nhu cầu cải thiện nhà ở.
Ngoài ra, sáu tỉnh cần tiếp tục nghiên cứu và nỗ lực cải cách sâu rộng để hợp lý hóa thủ tục hành chính, đồng thời kích thích hơn nữa sự phát triển của thị trường và sức sáng tạo của xã hội.
Ông Lý Khắc Cường cũng kêu gọi sáu tỉnh thúc đẩy mở cửa ở cấp độ cao hơn và ổn định thương mại và đầu tư nước ngoài, nhằm mang tới các lợi ích chung và những kết quả các bên cùng có lợi.
Doanh nghiệp Trung Quốc đang chịu áp lực của chính sách 'Không COVID' Trung Quốc là nền kinh tế lớn cuối cùng áp dụng chiến lược "Không COVID" (Zero COVID) đẩy các công ty và người lao động vào nguy cơ đóng cửa nhanh chóng, đóng băng các hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và gây rối loạn chuỗi cung ứng quan trọng đối với các nhà máy. Công nhân làm việc tại một nhà...