Chuyên gia: 60% ca nhiễm không rõ triệu chứng ‘lọt radar’ ở Vũ Hán
Khoảng 60% những người nhiễm virus corona ở tâm dịch Vũ Hán, miền trung Trung Quốc, không có triệu chứng hoặc có triệu chứng rất nhẹ không được báo cáo và công bố.
Kết quả này được rút ra từ khoảng 26.000 ca nhiễm được ghi nhận tại các phòng xét nghiệm ở Vũ Hán, nơi khởi phát dịch bệnh từ tháng 12/2019 đến tháng 2. Nó được công bố trên trang medRxiv, chuyên trang nghiên cứu y tế và khoa học sức khỏe, theo một nghiên cứu do nhóm bác sĩ Trung Quốc dẫn đầu.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng kết quả xét nghiệm trong các phòng thí nghiệm làm cơ sở đánh giá thay vì dữ liệu của cơ quan y tế Trung Quốc.
Các dữ liệu xét nghiệm được cung cấp bởi các bác sĩ từ khắp nơi: Đại học Y khoa Tongji ở Vũ Hán, Đại học Phục Đán và Đại học Harvard, theo South China Morning Post.
Nghiên cứu tập trung vào các trường hợp không có triệu chứng hoặc rất nhẹ. Đó là các trường hợp không được xác nhận và công bố. Mục đích của nghiên cứu nhằm kêu gọi đánh giá quy mô về mức độ lây lan của các ca bệnh này.
Một nghiên cứu mới cho thấy Vũ Hán có nhiều trường hợp nhiễm Covid-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ không được công bố. Ảnh: Chinatopix via AP.
“Các trường hợp không được xác nhận có thể hồi phục mà không cần chăm sóc y tế. Do đó, chúng không được báo cáo với chính quyền”, nghiên cứu cho biết. “Chúng tôi phát hiện có ít nhất 59% ca nhiễm không được xác nhận ở Vũ Hán”.
Các chuyên gia ước tính có 26.252 ca nhiễm không được ghi nhận ở Vũ Hán đến ngày 18/2. Nghiên cứu không tiết lộ có bao nhiêu trường hợp không có triệu chứng. Theo đó, dữ liệu công khai của Bắc Kinh không phản ánh các ca nhiễm không có triệu chứng.
Video đang HOT
Theo nghiên cứu, tổng số ca nhiễm đến ngày 18/2 trên thực tế có thể đã vượt quá 125.000.
Nghiên cứu cũng chỉ ra dữ liệu ca bệnh của du thuyền Diamond Princess không ghi nhận các ca không có triệu chứng.
“Đánh giá các ca nhiễm không được xác nhận có ý nghĩa quan trọng đối với việc tiếp tục giám sát và can thiệp”.
Đến sáng 25/3, Trung Quốc ghi nhận 81.591 ca nhiễm, 3.281 người tử vong. Những con số này gần như không tăng lên đáng kể trong những ngày gần đây.
Vết hằn trên mặt thầy thuốc
Khi các y bác sĩ Trung Quốc tháo khẩu trang, những vết hằn còn in rõ, những vết thương giấu sau miếng dán chằng chịt.
Nhiếp ảnh gia Li Ge đã thu thập những bức ảnh của nhân viên y tế từng chống dịch ở Vũ Hán trong những ngày Trung Quốc không có thêm ca Covid-19 mới. Trong ảnh, khuôn mặt họ sưng tấy vì phải đeo mặt nạ bảo hộ liên tục khi điều trị bệnh nhân trong nhiều giờ đồng hồ.
Trong ảnh là nữ y tá Xu Jian ở bệnh viện tỉnh Phúc Kiến và hình ảnh cô khi chăm sóc bệnh nhân. Bước ra khỏi khu cách ly, vết hằn trên mặt cô chưa mờ, miếng dán y tế còn nguyên trên trán, mũi, má để che đi những vết thương hoặc giảm đau, rồi tiếp tục công việc.
Thông thường, một ca trực của các bác sĩ và nhân viên y tế thời điểm dịch bệnh bùng phát kéo dài 12 tiếng. Nhiều người không đủ thời gian để ăn, phải hạn chế uống nước, thậm chí sử dụng bỉm người lớn.
Trong ảnh, nữ y tá trẻ Wu Yinglin, Bệnh viện số 1 Đại học Nam Xương, thuộc tỉnh Giang Tây, và hình ảnh cô chăm sóc bệnh nhân.
Những ngày đầu bùng phát dịch, mạng xã hội của Trung Quốc đã lan truyền video ghi lại hình ảnh hành lang bệnh viện chật kín người, y tá và các bác sĩ mặc trang phục bảo hộ, hướng dẫn người dân xếp hàng chờ điều trị. Trong đó có y tá trẻ Song Wei, Bệnh viện số 1 Đại học Cát Lâm. Cô cùng hàng triệu bác sĩ khác ngày đêm chiến đấu với Covid-19, điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân.
Bác sĩ Du Houwei, Bệnh viện Công đoàn Đại học Y Phúc Kiến, và hình chụp hình chung với bệnh nhân và hai đồng nghiệp.
Trên mặt anh vẫn có nhiều vết tấy đỏ sau khi bước ra khỏi khu vực cách ly.
Những bức ảnh được bác sĩ ghi lại như chiến tích bước đầu của Vũ Hán, trong khi nhiều nước đang quay cuồng đối phó với số ca nhiễm tăng vọt hàng nghìn mỗi ngày. Nữ y tá Kong Yaya, Bệnh viện Hòa bình trực thuộc Trường Cao đẳng Y tế Changzhi ở Sơn Tây đã bật khóc khi đưa ra tấm hình chụp chung với bệnh nhân tại khu cách ly.
Gương mặt bác sĩ Wang Shudong,Bệ nh viện Đại học Cát Lâm số 1 vẫn còn nguyên vết hằn do đồ bảo hộ.
14 bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán đóng cửa đầu tuần này sau khi hoàn thành sứ mệnh giảm áp lực điều trị bệnh nhân cho các bệnh viện cũ. Các thầy thuốc lần lượt trở về quê sau gần hai tháng chi viện chống dịch. Lúc cao điểm, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc huy động 32.000 y bác sĩ cả dân y và quân y tới hỗ trợ Hồ Bắc, Vũ Hán.
Các y bác sĩ, những anh hùng tuyến đầu chiến đấu với virus ở tâm dịch Vũ Hán, giờ đã có thể thở phào nhẹ nhõm, cởi bỏ khẩu trang và công bố những hình ảnh chăm sóc bệnh nhân.
Nữ y tá Tang Shan của Đại học Y tế Sơn Tây số 1 và tấm hình tại khu cách ly.
Y tá Li Yanglin, Bệnh viện số 1 trực thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, tại tỉnh An Huy và bức hình hướng dẫn bệnh nhân tập luyện trên giường.
Đến nay, dịch Covid-19 đã được kiểm soát tại Trung Quốc, nhưng nỗi lo mới về việc "nhập ngược" nCoV lại xuất hiện, trong bối cảnh số ca bệnh tăng vọt tại Mỹ, châu Âu và Trung Đông.
Tổng số người chết trên toàn Trung Quốc đại lục lên 3.249. Trong 80.881 ca nhiễm, hơn 3.200 trường hợp nguy kịch và hơn 68.000 người đã phục hồi.
Thùy An (Theo China Daily)
Hơn 1.000 ca nhiễm Covid-19 một ngày, Tây Ban Nha tuyên bố tình trạng khẩn cấp "Tây Ban Nha sẽ được đặt trong tình trạng khẩn cấp trong 15 ngày tới để chống dịch Covid-19 tốt hơn", Thủ tướng Tây Ban Nha - ông Pedro Sanchez, tuyên bố. Ông Pedro Sanchez cho biết, việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp sẽ giúp chính quyền thực hiện thêm các biện pháp mạnh mẽ trên quy mô lớn để chống Covid-19....