Chuyện gì xảy ra nếu Nga vỡ nợ trái phiếu chính phủ
Các cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế cho biết Nga đang có nguy cơ vỡ nợ trái phiếu chính phủ trị giá nhiều tỷ USD do các lệnh trừng phạt liên quan đến chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Y tế G20 tại Rome tháng 10/2021. Ảnh: AP
Nguy cơ này đã trở nên rõ hơn sau khi người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Kristalina Georgieva, thừa nhận rằng việc Nga vỡ nợ không còn là một “sự kiện không thể xảy ra”.
Hãng tin AP đã đánh giá những vấn đề xảy ra trong trường hợp Nga rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Tại sao các chuyên gia phương Tây nhận định Nga có khả năng vỡ nợ?
Ngày 15/3, Nga đã phải đối mặt với khoản thanh toán lãi 117 triệu USD cho hai loại trái phiếu bằng đô-la Mỹ.
Nhưng các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm đáp trả chiến dịch của Nga ở Ukraine đã đặt ra những hạn chế nghiêm trọng đối với các ngân hàng và các giao dịch tài chính của họ với Nga. Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết chính phủ đã ban hành hướng dẫn thanh toán bằng USD, nhưng nói thêm rằng nếu các ngân hàng không thể làm điều đó vì lệnh trừng phạt, việc thanh toán sẽ được thực hiện bằng đồng ruble.
Như vậy, Nga có tiền để thanh toán, nhưng không thể làm điều đó vì các lệnh trừng phạt đã hạn chế giao dịch của các ngân hàng với Moskva và đóng băng phần lớn dự trữ ngoại tệ của nước này.
Hiện tại, các cơ quan xếp hạng đã hạ cấp xếp hạng tín dụng của Nga xuống dưới mức đầu tư. Fitch xếp hạng tín dụng Nga ở mức “C”, và theo quan điểm của hãng này, “một vụ vỡ nợ có chủ quyền (tức vỡ nợ khi một chính phủ không trả được nợ quốc gia) sắp xảy ra”.
Đồng ruble Nga đang mất giá mạnh do các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu. Ảnh: Reuters
Một số trái phiếu của Nga cho phép thanh toán bằng đồng ruble trong một vài trường hợp nhất định. Nhưng những trái phiếu đến hạn trả lãi ngày 15/3 thì không. Và các dấu hiệu cho thấy giá trị của đồng ruble sẽ được xác định bởi tỷ giá hối đoái hiện tại, vốn đã lao dốc – có nghĩa là các nhà đầu tư (chủ nợ) sẽ nhận được ít tiền hơn rất nhiều.
Ngay cả đối với trái phiếu cho phép thanh toán bằng đồng ruble, mọi chuyện có thể cũng phức tạp. Ông Clay Lowery, Phó chủ tịch điều hành tại Hiệp hội Các tổ chức tài chính của Viện Tài chính Quốc tế, cho biết: “Ruble rõ ràng không phải là vô giá trị, nhưng chúng đang mất giá nhanh chóng”.
Cơ quan xếp hạng Moody’s cho rằng “tất cả đều bình đẳng, thanh toán bằng đồng ruble cũng có thể bị vỡ nợ theo định nghĩa của chúng tôi… Tuy nhiên, chúng tôi cần phải hiểu sự kiện và hoàn cảnh của các giao dịch cụ thể trước khi đưa ra quyết định [đánh giá] vỡ nợ”.
Video đang HOT
Người dân xếp hàng rút tiền từ máy ATM của ngân hàng Alfa ở Moskva ngày 27/2/2022. Ảnh: AP
Nga nợ nước ngoài bao nhiêu?
Nga nợ nước ngoài tổng cộng khoảng 491 tỷ USD, với 80 tỷ USD sẽ phải trả trong 12 tháng tới, theo Algebris Investments. Trong số này, 20,5 tỷ USD là trái phiếu bằng USD do những người không phải cư dân Nga nắm giữ.
Làm thế nào để biết một quốc gia đang vỡ nợ?
Các cơ quan xếp hạng có thể hạ xếp hạng của quốc gia đó xuống mức vỡ nợ, hoặc tòa án có thể quyết định về tình trạng đó.
Các trái chủ (bên cho vay) không được trả nợ có thể yêu cầu một uỷ ban gồm các đại diện của công ty tài chính quyết định xem liệu việc không thanh toán nợ có kích hoạt một khoản bồi thường lớn hay không. Và đây vẫn không phải là tuyên bố chính thức về tình trạng vỡ nợ của quốc gia.
Vụ việc có thể phức tạp. “Sẽ có rất nhiều luật sư tham gia,” công ty luật IIF’s Lowery nói.
Những tác động nếu Nga vỡ nợ
Các nhà phân tích đầu tư đang thận trọng tính toán rằng một vụ vỡ nợ của Nga sẽ không có tác động lớn đến các tổ chức và thị trường tài chính toàn cầu như vụ vỡ nợ năm 1998. Vào thời điểm đó, việc Nga vỡ nợ trái phiếu bằng đồng ruble đã trở thành sự cố đứng đầu cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á.
Chính phủ Mỹ đã phải can thiệp và yêu cầu các ngân hàng cứu trợ cho Quỹ Quản lý Vốn dài hạn, một quỹ đầu cơ lớn của Mỹ mà sự sụp đổ của nó có thể đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính và ngân hàng rộng lớn hơn.
Màn hình điện tử hiển thị tỷ giá USD và euro với đồng ruble Nga ở Moskva ngày 24/2/2022. Ảnh: AP
Tuy nhiên, lần này, “thật khó để nói trước 100%, bởi vì mọi cuộc vỡ nợ của chính phủ đều khác nhau và ảnh hưởng toàn cầu sẽ chỉ được nhìn thấy khi nó đã xảy ra” – chuyên gia Daniel Lenz, phụ trách chiến lược tỷ giá euro tại Ngân hàng DK ở Frankfurt cho biết.
Tác động bên ngoài Nga có thể được giảm bớt vì các nhà đầu tư và công ty nước ngoài đã giảm hoặc tránh các giao dịch ở Nga kể từ vòng trừng phạt do Mỹ và Liên minh châu Âu áp đặt vào năm 2014 sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Tổng giám đốc IMF Georgieva nói rằng, mặc dù chiến tranh để lại những hậu quả tàn khốc về con người và có tác động kinh tế trên phạm vi rộng về giá năng lượng, lương thực, nhưng một vụ vỡ nợ của Nga sẽ “chắc chắn không liên quan có hệ thống” về rủi ro đối với các ngân hàng trên thế giới.
Các trái chủ hay chủ nợ – ví dụ như các quỹ đầu tư vào trái phiếu thị trường mới nổi – có thể bị thua lỗ nghiêm trọng. Xếp hạng hiện tại của Moodys ngụ ý rằng các chủ nợ sẽ chịu thiệt hại từ 35% đến 65% đối với khoản đầu tư của họ nếu xảy ra vỡ nợ chủ quyền.
Điều gì xảy ra khi một quốc gia vỡ nợ?
Thường thì các chủ nợ và chính phủ vỡ nợ sẽ thương lượng một thoả thuận dàn xếp trong đó các trái chủ được trao trái phiếu mới có giá trị thấp hơn nhưng ít nhất cũng phải bồi thường một phần cho họ. Tuy nhiên, thật khó để xem điều đó có thể xảy ra như thế nào hiện nay khi chiến tranh đang diễn ra và các lệnh trừng phạt của phương Tây ngăn cản nhiều giao dịch với Nga, các ngân hàng và công ty của nước này.
Tổng thống Vladimir Putin đã triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine ngày 24/2, dẫn đến việc nhiều nước phương Tây áp đặt trừng phạt Nga. Ảnh: TASS
Trong một số trường hợp, chủ nợ có thể khởi kiện. Trong trường hợp này, trái phiếu Nga được cho là đi kèm với các điều khoản cho phép nhóm chủ nợ chiếm đa số đi đến một thoả thuận và sau đó áp đặt cách giải quyết đó lên nhóm thiểu số. Nhưng một lần nữa, không rõ điều đó sẽ hoạt động như thế nào khi nhiều công ty luật đang thận trọng trong làm việc với phía Nga.
Một khi bị vỡ nợ, quốc gia đó có thể không được tham gia vay nợ trên thị trường trái phiếu cho đến khi khoản vỡ nợ được giải quyết và các nhà đầu tư lấy lại niềm tin vào khả năng và tình trạng sẵn sàng thanh toán của chính phủ.
Chính phủ Nga vẫn có thể vay đồng ruble ở trong nước, nơi họ chủ yếu bán trái phiếu cho các ngân hàng Nga.
Nga đang phải chịu tác động kinh tế nghiêm trọng từ các lệnh trừng phạt, khiến đồng ruble lao dốc và làm gián đoạn các mối quan hệ thương mại và tài chính với phần còn lại của thế giới. Một vụ vỡ nợ nếu xảy ra sẽ là một biểu hiện nữa cho thấy sự cô lập về chính trị và tài chính với Moskva.
Indonesia chính thức động thổ xây dựng thủ đô mới
Tại "Điểm 0" của dự án thủ đô mới, Tổng thống Widodo đã trộn đất và nước, đổ vào chiếc chum đồng lớn để tượng trưng cho sự thống nhất quốc gia.
Tổng thống Joko Widodo (áo trắng -giữa) thực hiện nghi lễ trộn nước với đất lấy từ 34 tỉnh trên cả nước, tượng trưng cho sự thống nhất quốc gia. Ảnh: Phủ Tổng thống Indonesia/AFP
Indonesia đã chính thức khởi động dự án xây dựng thủ đô quốc gia mới tại huyện Penajam Paser Utara thuộc tỉnh Đông Kalimantan vào ngày 14/3. Tổng thống Joko Widodo đã chủ trì buổi lễ động thổ.
Tại "Điểm 0" của dự án thủ đô mới, Tổng thống Widodo đã được trao một bao đất lấy từ 34 tỉnh của Indonesia và một chậu nước. Sau đó, ông Widodo trộn đất và nước, đổ vào một chiếc chum lớn trong nghi lễ thể hiện sự thống nhất quốc gia, điều được hy vọng sẽ được củng cố với thủ đô mới Nusantara.
Tổng thống Widodo phát biểu: "Hôm nay, chúng ta tụ họp ở đây vì khát vọng lớn và công trình lớn mà chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện, đó là việc xây dựng Ibu Kota Nusantara".
"Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với các thống đốc. Xây dựng Ibu kOta Nusantara thể hiện sự đoàn kết trong đa dạng của chúng ta, tình đoàn kết mạnh mẽ giữa chúng ta", ông Widodo nhấn mạnh.
Trước đó, Rudy Soeprihadi Hartono, Phó giám đốc Sở phát triển vùng thuộc Cơ quan Quy hoạch Phát triển Quốc gia, cho biết tỉnh Đông Kalimantan được chọn vì các thành phố ở đây phát triển mạnh hơn so với các tỉnh khác.
"Ở Đông Kalimantan, khả năng xảy ra các thảm họa thiên nhiên như sóng thần và núi lửa là tương đối nhỏ. Và dân số trong tỉnh cũng rất đa dạng", ông Hartono nói.
Dự án xây dựng Thủ đô Nusantara sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn. Quá trình này sẽ bắt đầu với việc xây dựng khu vực chính phủ trung ương, nơi có dinh tổng thống, các tòa nhà văn phòng chính phủ và các khu nhà ở cho nhân viên chính phủ, bao gồm cả quân đội và cảnh sát.
Dự kiến khoảng 60.000 nhân viên chính phủ sẽ được chuyển từ Jakarta đến Nusantara vào cuối năm 2023. Các ước tính cũng cho thấy dân số ở thủ đô mới của Indonesia sẽ lên tới khoảng 320.000 người vào năm 2045.
Giao thông vào giờ cao điểm ở Jakarta sẽ không trở thành một hình ảnh quen thuộc với thủ đô mới của Indonesia. Ảnh: AP
Nguồn tài chính cho dự án trị giá hàng tỷ đô-la này chủ yếu được khai thác từ các quan hệ đối tác công tư và đầu tư tư nhân. Chỉ 1/5 chi phí là từ ngân sách nhà nước.
Bambang Susantono, cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, một chuyên gia cơ sở hạ tầng, nói với truyền thông địa phương rằng Indonesia sẽ xây dựng một thể chế "có năng lực và có thể hoạt động khẩn trương cùng với tất cả các bên liên quan" trong dự án.
Phó Thống đốc Đông Kalimantan Hadi Mulyadi cho biết sự hiện diện của thủ đô mới sẽ có tác động tốt đến 10 huyện và thành phố trong khu vực, hầu hết vẫn có cơ sở hạ tầng yếu kém.
Ông Tohar, quyền chánh văn phòng chính quyền huyện Penajam Paser Utara, nói với báo chí rằng dự án mới sẽ được thực hiện mà không gây ra khoảng cách phát triển giữa thủ đô mới và các khu vực xung quanh.
Tổng thống Joko Widodo lần đầu tiên công bố kế hoạch dời thủ đô của Indonesia vào năm 2019, trong một nỗ lực nhằm giải tỏa những thách thức lớn về môi trường mà thủ đô Jakarta hiện tại đang phải đối mặt và cũng như thúc đẩy thịnh vượng ra các khu vực khác. Việc di chuyển thủ đô đã bị trì hoãn do đại dịch COVID-19.
Chính phủ hy vọng thủ đô mới sẽ giảm bớt gánh nặng cho Jakarta, thành phố 10 triệu dân thường xuyên bị ngập lụt và là một trong những thành phố đang "chìm" nhanh nhất trên thế giới do khai thác quá nhiều nước ngầm.
Tuy vậy các nhà bảo vệ môi trường đã cảnh báo rằng dự án này sẽ có nguy cơ đẩy nhanh ô nhiễm ở Đông Kalimantan, và góp phần phá hủy các khu rừng nhiệt đới, nơi sinh sống của đười ươi, gấu chó và khỉ mũi dài.
EU không trao quy chế đặc biệt để sớm kết nạp Ukraine Theo trang Euronews.com, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã bác bỏ lời kêu gọi của Ukraine về việc đẩy nhanh lộ trình gia nhập EU. Các nhà lãnh đạo EU tại hội nghị thượng đỉnh ở Cung điện Versailles tập trung vào cuộc chiến Ukraine. Ảnh: AP Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Tổng thống Ukraine Volodymyr...