Chuyển đổi số trong giáo dục cần những điều kiện nào?
Mục tiêu của ngành giáo dục là phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, tuy nhiên để đạt được mục tiêu đề ra thì cần vượt qua không ít những khó khăn.
Thời gian qua, ngành giáo dục đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành giáo dục đã chuyển đổi mạnh mẽ từ dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến, đảm bảo chương trình năm học của học sinh, sinh viên.
Thời gian tới, mục tiêu của ngành giáo dục là phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo. Vậy, để chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo cần những điều kiện gì?
Ảnh minh họa.
Trong khoảng thời gian dịch Covid -19 diễn biến phức tạp tại nước ta, từ tháng 3 đến tháng 10 năm nay, các sinh viên Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã chuyển từ học trực tiếp sang học trực tuyến qua các nền tảng công nghệ, đảm bảo tiến độ chương trình đào tạo.
Em Nguyễn Hồng Nhung, sinh viên năm thứ 2 chia sẻ: “Em cảm thấy rất thuận tiện mặc dù dịch bệnh nhưng sinh viên vẫn có thể cập nhật học các bài giảng qua zoom. Mới đầu cũng chưa quen việc học trực tuyến, và còn có chút vướng mắc trong việc tải phần mềm học và mạng internet nữa, nhưng một thời gian là ổn định. Em thấy có thể ngồi học ở bất cứ đâu…..Hiện bên cạnh học trực tiếp ở trường thì vẫn có một số môn em được học trực tuyến hoặc làm bài kiểm tra trực tuyến”.
Video đang HOT
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đã có 80% trường phổ thông, 240 cơ sở đào tạo tổ chức dạy học trực tuyến, trong đó có 79 cơ sở tổ chức quản lý dạy – học hoàn toàn qua mạng. Là một trong những cơ sở giáo dục xây dựng được có nền tảng hỗ trợ đào tạo trực tuyến mạnh, Trường Đại học Giáo dục đã huy động cán bộ giảng viên tham gia xây dựng học liệu số đa dạng, phương thức dạy học được chuyển hóa linh hoạt giữa đào tạo trực tuyến và trực tiếp.
TS. Tôn Quang Cường, Trưởng khoa công nghệ giáo dục, Trường Đại học giáo dục cho rằng, một trong những khó khăn của quá trình chuyển đổi sang dạy và học trực tuyến là thay đổi tư duy, thói quen làm việc tại các cơ sở đào tạo.
“Tôi cho rằng hiện cơ sở vật chất hạ tầng của các đơn vị hoàn toàn có thể sẵn sàng chuyển đổi số. Tuy nhiên, có cái khó khăn lớn nhất là sự do dự, chưa hiểu chuyển như thế nào thường có tâm lý e dè. Bên cạnh đó, câu chuyện chuyển đổi số đòi hỏi cả một hệ thống. Trong khi chúng ta một số khâu thì làm trước, một số khâu chưa kịp làm thì hệ thống trực tuyến khó đạt hiệu quả. Ba là vấn đề về chính sách, vì làm chuyển đổi số sẽ có những hy sinh, có những cái phải đóng góp mà chúng ta thiếu cơ chế tạo động lực thì đôi khi sẽ tạo sự cản trở trong quá trình chuyển đổi số”, TS. Cường cho hay.
Giáo dục là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên triển khai trong chương trình chuyển đổi số quốc gia. Với quy mô hơn 53.000 cơ sở giáo dục đào tạo, 24 triệu học sinh, sinh viên và 1,4 triệu giáo viên, ngành Giáo dục và Đào tạo xác định chuyển đổi số có vai trò quan trọng để triển khai đổi mới căn bản, toàn diện công tác giáo dục và đào tạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả các hoạt động giáo dục, phấn đấu Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: “Trước hết phải có nền tảng công nghệ quốc gia thống nhất để các tổ chức, cá nhân trong ngành giáo dục đào tạo đều có thể tham gia. Thời gian qua, ngành đã xây dựng được cơ sở dữ liệu mã số định danh tất cả cơ sở giáo dục, học sinh, sinh viên…
Đây có thể coi là bước tiến, những cơ sở dữ liệu này vẫn cần được xây dựng trên nền tảng công nghệ chung của quốc gia để hiệu quả tăng cao. Việc xây dựng tài nguyên số, học thuật số cũng cần thực hiện trên nền tảng công nghệ thống nhất thì công cuộc học tập, nghiên cứu, giảng dạy và chia sẻ tri thức, đặc biệt là học tập từ xa, học tập suốt đời sẽ hiệu quả thiết thực, mang lại giá trị gia tăng lớn”.
Chủ trương về chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo đã được xây dựng nhưng còn phụ thuộc nhiều vào sự quyết tâm của người trong cuộc và một số khó khăn phát sinh trong thực tiễn. Theo đại diện nhiều trường đại học, hiện vẫn còn thiếu hành lang pháp lý, quy định về chương trình học trực tuyến; thời lượng học, kiểm tra đánh giá, kiểm định chất lượng và công nhận kết quả học trực tuyến. Đồng thời, chú trọng quy định về điều kiện tổ chức lớp học, trường học trên môi trường mạng đảm bảo chất lượng, quy định tính pháp lý của hồ sơ điện tử liên quan đến học tập.
GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban đào tạo Đại học và sau đại học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng cần ưu tiên phát triển nhân lực chất lượng cao cho chuyển đổi số của ngành giáo dục.
“Tôi cho rằng phải có đội ngũ hỗ trợ về kỹ thuật, bên cạnh đó cần đào tạo nguồn nhân lực tại các trường đại học để thích ứng cho cả đất nước. Vì vậy, chúng tôi đã phải nghiên cứu những lĩnh vực hàng đầu mở những ngành đào tạo mới, mở những hệ đào tạo tài năng”, GS.TS Nguyễn Đình Đức chia sẻ.
Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo cần một nền tảng công nghệ chung của quốc gia, được coi là bệ phóng để ngành giáo dục bứt phá, vươn lên. Đồng hành với quyết tâm này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cam kết chỉ đạo các doanh nghiệp công nghệ số ở Việt Nam xây dựng nền tảng cho chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo trong thời gian tới./.
Chuyển đổi số trong ngành giáo dục
Bộ GD&ĐT đã ban hành dự thảo Thông tư quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận kiến thức cho học sinh (HS), góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành GD&ĐT.
Mở rộng cơ hội tiếp cận cho học sinh
Tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục và hướng đến thúc đẩy chuyển đổi số trong toàn ngành. Đặc biệt, bắt đầu từ năm này, cả nước đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới thì việc dạy học trực tuyến góp phần thúc đẩy đổi mới thành công. Tại Quảng Ngãi, các cơ sở giáo dục dần đầu tư tivi thông minh để ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học.
Học sinh Trường THPT chuyên Lê Khiết ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập.
Trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học của ngành GD&ĐT TP.Quảng Ngãi có nội dung yêu cầu các trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến phù hợp với tình hình của địa phương, trường học cũng như đặc điểm tâm sinh lý và mức tiếp thu của HS. "Trên cơ sở đó, nhà trường triển khai cho các tổ chuyên môn cũng như bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến trong trường hợp bất khả kháng.
Hiện tại, HS khối lớp 1 gặp khó trong việc học trực tuyến. Tuy nhiên, năm nay, tất cả 9 lớp 1 của trường đều được trang bị tivi thông minh 55 inch. Vì vậy, nếu tình hình dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát thì giáo viên sẽ đến trường và HS sẽ học trực tuyến tại nhà", Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chánh Lộ (TP.Quảng Ngãi) Nguyễn Thị Thắng cho hay.
Việc Bộ GD&ĐT ban hành dự thảo Thông tư là cơ sở để các đơn vị triển khai đồng bộ trong toàn ngành. Tuy nhiên, theo cô Nguyễn Thị Thắng, khó khăn nhất hiện nay là HS tiểu học còn quá nhỏ, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ phía phụ huynh. Trong khi đó, không phải phụ huynh nào cũng có điều kiện hỗ trợ các con trong việc học trực tuyến. Phụ huynh phải phối hợp với nhà trường dành thời gian và có sự đầu tư cho con em. Khi các em quen với tiếp cận CNTT mới thì việc dạy học trực tuyến sẽ đem lại những lợi ích thiết thực...
Theo các nhà quản lý giáo dục, việc dạy học trực tuyến giúp mở rộng cơ hội tiếp cận kiến thức cho HS. Đặc biệt là, khi HS không thể đến trường tham gia học tập vì những lý do khách quan. Phương thức này bổ trợ cho phương thức dạy học trực tiếp trên lớp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy và học, khuyến khích sự sáng tạo phát triển kỹ năng số của giáo viên và HS...
Ba hình thức dạy học trực tuyến
Dự thảo thông tư có 3 hình thức tổ chức dạy học trực tuyến, gồm: Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp; dạy học trực tuyến thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp; dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp.
Gần 29 năm đứng trên bục giảng, Tổ trưởng Tổ Khoa học- xã hội, Trường THCS Nguyễn Nghiêm (TP.Quảng Ngãi) Lê Thị Uyên Thi cho biết: "Trong thời gian HS nghỉ học vì dịch Covid 19, tôi đã chủ động đăng ký với nhà trường tổ chức dạy học trực tuyến cho HS. Quan trọng là giáo viên phải tự học hỏi. Ban giám hiệu nhà trường kết nối, hỗ trợ phần mềm và thông tin rộng rãi để giáo viên trong trường học tập lẫn nhau. Sau một thời gian dạy học trực tuyến, trình độ CNTT của các thầy, cô giáo cũng được nâng lên. Đây là tiền đề để các trường thực hiện dạy học trực tuyến trong thời gian đến".
Yêu cầu dạy học trực tuyến phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả, nội dung và phù hợp với kỹ năng của giáo viên, khả năng lĩnh hội và đặc điểm tâm sinh lý của HS. Việc công nhận kết quả dạy và học trực tuyến phải dựa trên cơ sở đánh giá chính xác, khách quan theo quy định của Bộ GD&ĐT; đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT, hệ thống phần mềm; tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn thông tin mạng, thông tin cá nhân, sở hữu trí tuệ...
Chuyên gia "hiến kế" giải quyết băn khoăn của con trẻ trước thềm khai giảng Đối với các em học sinh, kỳ nghỉ hè năm nay có lẽ là mùa hè "lặng lẽ" nhất bởi các em phải nói không với lớp học ngoại khóa, lớp học kỹ năng hay thậm chí là những chuyến đi chơi, đi du lịch cùng gia đình. Theo PGS.TS Nguyễn Thành Nam - Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia...