Chuyển đổi số qua góc nhìn của một bà chủ trồng rau: Chỉ cần 1 người quản lý được trang trại 5ha
Chuyển đổi số qua góc nhìn của một bà chủ trồng rau: Chỉ cần 1 người quản lý được trang trại 5ha
Nói về chuyển đổi số trong nông nghiệp, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định: Đó là một xu thế không thể chậm trễ! Đó cũng là cơ sở để T.Ư Hội NDVN và Bộ NNPTNT chủ trì, giao Báo NTNN/Dân Việt tổ chức Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ VI với chủ đề: Nông dân với CĐS nông nghiệp (ngày 2/12), tại Hà Nội.
LTS : Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó đặt ra mục tiêu cho ngành nông nghiệp là: Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi HTX là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số.
Nói về CĐS trong nông nghiệp, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định: Đó là một xu thế không thể chậm trễ! Đó cũng là cơ sở để T.Ư Hội NDVN và Bộ NNPTNT chủ trì, giao Báo NTNN/Dân Việt tổ chức Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ VI với chủ đề: Nông dân với CĐS nông nghiệp (ngày 2/12), tại Hà Nội.
Năng suất tăng, chi phí sản xuất giảm
Ở xã Minh Tân, huyện Lương Tài (Bắc Ninh), vợ chồng chị Nguyễn Thị Trâm, anh Nguyễn Đình Hải là những nông dân đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ số để trồng rau sạch.
Chị Trâm cho biết: “Lương Tài là huyện thuần nông, người dân chủ yếu canh tác theo phương pháp truyền thống cho nên giá trị sản xuất không cao. Năm 2014, tôi thành lập Công ty TNHH Xuất khẩu nông sản Hải Phong (Hải Phong Farm), năm 2016 mở rộng diện tích và đầu tư công nghệ để trồng rau sạch”.
Với diện tích 5ha, chị Trâm đã dành 1,5ha để xây dựng nhà màng trồng dưa baby, ớt chuông, rau muống thủy canh nhà màng theo hướng nông nghiệp sạch áp dụng công nghệ cao.
“Hải Phong Farm dùng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động ứng dụng từ công nghệ thủy canh Israel được điều khiển từ xa bằng bộ điều khiển hệ thống máy tính chủ của trang trại. Với công nghệ này, quản lý trang trại sẽ cài đặt hẹn giờ để nước được tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây. Cùng với đó, phân bón được hòa vào nước, theo hệ thống tưới cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Trung bình, chúng tôi cài đặt hẹn tưới nhỏ giọt 8 lần/ngày, tùy từng loại cây trồng mà mỗi lần tưới từ 3 – 4 phút. Hệ thống này tự động tưới chính xác cho mỗi cây, nên cây trồng phát triển đồng đều, tiết kiệm nước, phân bón, thời gian và nhân công chăm sóc” – chị Trâm cho biết.
Chị Nguyễn Thị Trâm bên vườn rau muống được trồng bằng công nghệ quản lý tưới, chăm bón tự động. Ảnh: NT
Trong số 130 nông dân trồng lúa, trái cây, cà phê và rau được hỏi, có 42% nông dân mong muốn chuyển sang ứng dụng nông nghiệp kỹ thuật số.
Hơn 89% người Việt Nam sử dụng điện thoại di động và 68% trong số đó là điện thoại thông minh.
Video đang HOT
Theo chị Trâm, các ứng dụng này hỗ trợ tích cực cho đội ngũ quản lý trang trại và người lao động tham gia sản xuất.
“Áp dụng công nghệ số, Hải Phong Farm chỉ cần 1 quản lý trang trại là có thể quản lý được tất cả 5ha. Chỉ cần theo dõi trên máy chủ, quản lý trang trại rất thuận tiện trong theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của cây, kịp thời có những điều chỉnh phù hợp” – chị Trâm thông tin.
Nhờ được chăm sóc theo quy trình khắt khe, chất lượng các sản phẩm rau, củ, quả của Hải Phong Farm đạt tiêu chuẩn để đưa vào các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị. “Năm vừa qua, dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng Hải Phong Farm có doanh thu 15 tỷ đồng, trừ chi phí có lãi 1,5 tỷ đồng” – chị Trâm nói.
Vườn dưa lưới tuyệt đẹp của chị Trâm. Ảnh: NT
Nhiều giải pháp hỗ trợ
Cùng với lĩnh vực trồng trọt, trong thủy sản, chăn nuôi, nông dân Bắc Ninh cũng mạnh dạn ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.
Đáng chú ý, trong chăn nuôi, việc quản lý bằng camera hay cho ăn tự động cũng khá phổ biến. Nhiều trang trại nuôi lợn, nuôi gà, nuôi cá… đã đầu tư công nghệ tự động hóa vào sản xuất nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Nhiều vùng nông thôn đã ứng dụng công nghệ thông tin một cách đơn giản, như lắp đặt hệ thống camera an ninh, góp phần giảm các vụ vi phạm pháp luật.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, ông Nguyễn Đăng Khang – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh cho biết: “Bắc Ninh là tỉnh công nghiệp. So với các địa phương khác, Bắc Ninh không có nhiều diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên theo tôi chân ruộng, chất đất không còn quan trọng nhờ ứng dụng công nghệ”.
Ông Khang cho biết thêm: Bắc Ninh chỉ có 36.000ha diện tích đất canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, nhờ chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các vùng sản xuất chuyên canh tập trung và ứng dụng công nghệ cho nên những năm qua, lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đột phá.
Tính đến tháng 8/2021, toàn tỉnh có hơn 2.800 cơ sở sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại. Trong đó có 195 trang trại đạt đủ tiêu chí theo quy định, với diện tích hơn 910ha, tổng vốn đầu tư gần 896,6 tỷ đồng.
Điểm nổi bật trong phát triển kinh tế trang trại ở Bắc Ninh là xu hướng ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao vào phát triển các mô hình nông nghiệp đã dần được phổ biến.
Nhờ đó, đã tăng hiệu quả canh tác sản xuất nông nghiệp trên cùng một đơn vị diện tích đất. Tổng doanh thu của 195 trang trại năm 2020 đạt hơn 1.100 tỷ đồng.
Ông Khang cho biết: Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh có chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp thay vì phát triển sản xuất nông nghiệp như trước đây, chú trọng đến hiệu quả trên một đơn vị canh tác.
Tỉnh cũng xây dựng đề án riêng về phát triển nông nghiệp công nghệ cao và thành lập trung tâm khuyến nông và phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Từ đó, Bắc Ninh có chính sách cụ thể để khuyến khích hội viên nông dân, cũng như doanh nghiệp, HTX đầu tư phát triển nông nghiệp nói chung, phát triển nông nghiệp công nghệ cao nói riêng.
Từ chính sách của tỉnh, Hội Nông dân đã tham mưu tỉnh ban hành các chính sách đặc thù để hỗ trợ phát triển sản xuất, nông nghiệp; tham mưu xây dựng đề án Quỹ Hỗ trợ nông dân giai đoạn 2021-2030 để hỗ trợ nông dân có vốn ưu đãi đầu tư mở rộng sản xuất và ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp.
Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2021 sẽ diễn ra vào 3/12
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2649/QĐ- BCT về việc tổ chức "Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2021" vào thứ sáu ngày 3/12/2021 trên phạm vi toàn quốc.
Các loại quảng cáo cho ngày Black Friday tại Trung tâm thương mại Aeon. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Theo Bộ Công Thương, tổ chức sự kiện trực tuyến hoàn toàn Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2021 phát huy lợi thế ứng dụng công nghệ số và thương mại điện tử, áp dụng các giải pháp giám sát và thúc đẩy hàng chính hãng, hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của các doanh nghiệp tham gia. Đồng thời đẩy mạnh tiêu dùng hàng Việt và các giải pháp, dịch vụ do doanh nghiệp, Start-up Việt phát triển nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong nước về hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam.
Ngày mua sắm trực tuyến 2021 cũng ứng dụng các giải pháp công nghệ số trên nền tảng Internet và mạng viễn thông thể thúc đẩy giao dịch trực tuyến, thương mại điện tử hiệu quả và đảm bảo an toàn an ninh thông tin. Trên cơ sở đó, phổ biến, nâng cao trải nghiệm của người dân, người tiêu dùng về những nền tảng công nghệ số được ứng dụng trong thương mại điện tử.
Mục tiêu Quyết định nêu rõ, từ năm 2021 trở đi, Việt Nam sẽ hướng đến nghiên cứu và kết hợp triển khai Ngày hội mua sắm trực tuyến của khu vực, thúc đẩy và bắt kịp cùng xu hướng phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới đang diễn ra mạnh mẽ trong khu vực.
Theo đó, thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng các giải pháp thanh toán điện tử, hướng đến phát triển giải pháp thanh toán đảm bảo trong thương mại điện tử là nền tảng để xây dựng niềm tin của người tiêu dùng trong giao dịch trực tuyến, tạo tiền đề cho việc tổng hợp, đề xuất với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động khuyến mại trong thời gian diễn ra chương trình.
Trong khuôn khổ ngày mua sắm trực tuyến 3/12/2021 còn diễn ra Tuần lễ mua sắm trực tuyến từ ngày 27/11/2021 đến ngày 5/12/2021 với hạn mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại và mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100% (Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 và khoản 2 Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ- CP ngày 22/5//2018 của Chính phủ).
Công dân, người tiêu dùng trên toàn quốc truy cập địa chỉ webiste: https://onlinefriday.vn và ứng dụng Online Friday trên các nền tảng di động để lấy thông tin về các chương trình khuyến mãi, giảm giá của các doanh nghiệp tham gia chương trình và mua sắm tại các website, ứng dụng của các doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
Để thực hiện Quyết định, Bộ Công Thương giao nhiệm vụ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan để thực hiện các hoạt động phát động, truyền thông cho chương trình tổ chức lễ phát động chương trình Tuần mua sắm trực tuyến và Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2021 diễn ra vào ngày 26/11/2021.
Chương trình trên các nền tảng số từ 27/11/2021 để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về các sản phẩm khuyến mại có trong chương trình Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2021. Triển khai hình thức mã giảm giá chung MUASAMVIETNAM và MUASAMVN trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo Lãnh đạo Bộ Công Thương.
Đồng thời xây dựng đảm bảo vận hành các hệ thống kỹ thuật phục vụ Chương trình. Tổ chức triển khai tiếp nhận, tổng hợp các chương trình, hoạt động khuyến mại của thương nhân để hỗ trợ đăng ký, thông báo các thủ tục hành chính liên quan.
Bộ Công Thương cũng yêu cầu Cục Xúc tiến thương mại chủ động thông tin, hướng dẫn thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận tiện cho thương nhân thực hiện thủ tục hành chính đăng ký hoạt động khuyến mại với Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật.
Cùng với đó, Cục Xúc tiến thương mại cung cấp thông tin chương trình khuyến mại, phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường, Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan để chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm hoạt động khuyến mại theo quy định của pháp luật; phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để tổng hợp, đánh giá kết quả Chương trình.
Ngoài ra, các đơn vị khác thuộc Bộ Công Thương, Văn phòng Bộ phối hợp tuyên truyền, quảng bá về Chương trình tại trụ sở, website của Bộ Công Thương và trên các phương tiện truyền thông.
Đối với Vụ Thị trường trong nước chủ trì, phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phát động chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước gắn với các hoạt động phát động, truyền thông cho Chương trình.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan, tiếp nhận thông tin của người tiêu dùng phan ảnh về hoạt động khuyến mại vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian diễn ra Chương trình để kịp thời xử lý theo quy định.
Tổng cục Quản lý thị trường, Cục quản lý thị trường chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ và nắm bắt thông tin. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để triển khai, thực hiện.
Đối với các Hiệp hội, ngành hàng có liên quan phối hợp với Bộ Công Thương thông tin, khuyến khích hội viên doanh nghiệp tham gia Chương trình.
Về phía các Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình tại địa phương đảm bảo mục đích, thời gian thực hiện; chủ động thông tin, hướng dẫn thương nhân tham gia các hoạt động và Chương trình tại địa phương; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận tiện cho thương nhân thực hiện thủ tục hành chính và thực hiện hoạt động khuyến mại tại địa phương; tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình tại địa phương, báo cáo cấp có thẩm quyền.
Ngoài ra, thương nhân, tổ chức và cá nhân có liên quan chủ động tổ chức các hoạt động khuyến mại, phối hợp, tham gia các hoạt động của chương trình đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.
25 doanh nghiệp Nga được phép xuất khẩu thịt lợn vào Việt Nam Đó là thông tin được ông Dmitry Krasnov - Cục trưởng Cục Xúc tiến xuất khẩu nông sản Liên bang Nga đưa ra tại Diễn đàn trực tuyến "Thúc đẩy hợp tác thương mại nông sản, thủy sản Việt - Nga" ngày 23/11. Toàn cảnh Diễn đàn trực tuyến "Thúc đẩy hợp tác thương mại nông sản, thủy sản Việt - Nga ngày...