Chuyển đổi số là ‘chìa khóa’ để Đại học Huế phát triển thành đại học quốc gia
Chuyển đổi số hiện đang trở thành một vấn đề sinh tồn , cần thiết đối với mỗi cơ sở giáo dục, đòi hỏi các nhà giáo dục phải thích nghi và áp dụng.
LTS: Là đại học vùng đang trên đường phát triển thành đại học quốc gia, Đại học Huế đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong đào tạo, nghiên cứu, quản trị đại học… Trong đó, thực hiện quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ nhằm hướng đến mô hình đại học thông minh. Vậy thực tiễn triển khai quá trình này ở Đại học Huế ra sao?
Để giải đáp những băn khoăn đó, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư Lê Anh Phương – Giám đốc Đại học Huế.
Phóng viên: Được biết, Đại học Huế đang trên con đường phát triển trở thành đại học quốc gia. Trong bối cảnh nền giáo dục toàn cầu đang thay đổi từng ngày, chuyển đổi số được xem là “ chìa khóa” để mở ra thành công cho các trường đại học, N hà trường đã, đang và sẽ làm gì để thích ứng với xu thế đó, thưa Phó Giáo sư ?
Phó Giáo sư Lê Anh Phương: Gần đây, vấn đề chuyển đổi số đang trở thành cấp thiết đối với tất cả các hoạt động kinh tế xã hội. Giáo dục cũng không nằm ngoài yêu cầu phát triển này. Thậm chí, chuyển đổi số hiện đang trở thành một vấn đề sinh tồn, cần thiết đối với mỗi cơ sở giáo dục, đòi hỏi các nhà giáo dục phải thích nghi và áp dụng các công nghệ, phương pháp và tư duy số.
Phó Giáo sư Lê Anh Phương – Giám đốc Đại học Huế cho rằng, quá trình chuyển đổi số đòi hỏi sự phát triển đồng bộ về nền tảng công nghệ, tài chính, nhân lực.
Đối với Đại học Huế, việc ứng dụng công nghệ thông tin hay có thể nói là bước đầu chuyển đổi số đã được nghiên cứu và ứng dụng từ rất lâu: e-learning, học liệu số, đào tạo trực tuyến, quản lý thông tin qua hệ thống, hệ hỗ trợ quyết định … được Đại học Huế triển khai khoảng gần 20 năm về trước.
Tuy nhiên, các hệ thống, nền tảng, dữ liệu còn cát cứ, rời rạc, manh mún, chưa tập trung và chưa có tính kết nối trong toàn Đại học Huế. Cho đến khi đại dịch COVID-19 xảy ra, nhu cầu chuyển đổi số trở nên bức thiết.
Từ nhu cầu thực tế, Đại học Huế trong những năm qua đã đẩy nhanh, đẩy mạnh các hoạt động quản trị thông qua môi trường mạng, cụ thể bằng các hướng dẫn, quy trình, quy định về dạy, học, bảo vệ luận văn, luận án, các hoạt động hội họp… được tổ chức online, sử dụng chữ ký số, chữ ký điện tử…
Mô hình đại học thông minh đang dần hình thành, với mục tiêu nâng cao hiệu lực hiệu quả quản trị, nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ cho sự phát triển.
Không chỉ là ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, Đại học Huế xây dựng kế hoạch dài hạn trong đó ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số;
Xây dựng các chương trình, mô hình liên kết, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chuyển đổi số, hằng năm cho ra trường từ 3.000 – 5.000 sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin phục vụ công cuộc phát triển nền kinh tế số, xã hội số.
Phóng viên: Thưa ông, quá trình chuyển đổi số không phải là điều dễ dàng khi cần phải có một nền tảng vững chắc về tài chính, công nghệ, nhân lực. Vậy Đại học Huế đối mặt với những khó khăn đó như thế nào?
Phó Giáo sư Lê Anh Phương: Đúng là như vậy. Quá trình chuyển đổi số đòi hỏi sự phát triển đồng bộ về nền tảng công nghệ, tài chính, nhân lực. Tuy nhiên chúng tôi vẫn xác định yếu tố nhân lực là hàng đầu.
Đại học Huế – đơn vị đăng cai tổ chức hội thảo “Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong bối cảnh mới” của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.
Nhân lực ở đây được hiểu là yếu tố con người tham gia vào quá trình chuyển đổi số, từ cấp lãnh đạo cho đến người dùng là giảng viên, sinh viên. Việc thay đổi tư duy của người dùng là một vấn đề khó khăn nhất.
Tài chính hay công nghệ có thể nỗ lực tìm kiếm thì sẽ có. Còn tư duy, nhận thức và năng lực của người dùng của cả hệ thống cần thời gian để thay đổi.
Đó là nhận thức về tầm quan trọng của công nghệ và việc chuyển đổi số trong giáo dục. Quá trình đó không chỉ đơn thuần là việc sử dụng một số công nghệ như phương tiện mà có thể là các yếu tố thay đổi quá trình dạy học, tạo ra một hệ sinh thái hiện đại, ví dụ như: trợ lý học tập ảo; trường học ảo; hệ thống dạy học và đánh giá năng lực người học trực tuyến; mạng lưới kết nối giáo dục toàn cầu; lớp học/trường học không biên giới;…
Nhận thức không đầy đủ về tầm quan trọng của chuyển đổi số sẽ là một rào cản lớn cho động cơ cải tiến.
Video đang HOT
Đó còn là tâm lý e ngại đổi mới, chưa sẵn sàng thích nghi trước những can thiệp của công nghệ vào đời sống, trạng thái lo lắng hoặc thiếu tự tin trước tác động của công nghệ tới đời sống. Đó là năng lực ứng dụng và tích hợp công nghệ.
Chẳng hạn như, một giáo viên không chỉ sử dụng một vài phần mềm hay ứng dụng đơn giản để trình chiếu bài giảng của mình, mà còn cần phải có nhiều năng lực công nghệ khác như phân tích đặc điểm học sinh, kết nối học sinh ngay cả khi học trực tiếp và học trực tuyến; thiết kế, tổ chức, quản lý và đánh giá quá trình giáo dục; tự học, tự nghiên cứu và hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn nghiệp vụ.
Tức là, công nghệ trở thành một thành tố của quá trình giáo dục, năng lực công nghệ trở thành một năng lực quan trọng không thể thiếu.
Đại học Huế cùng với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện buổi giao lưu về chuyển đổi số.
Với người học, các kỹ năng: giao tiếp, khả năng học tập độc lập, đạo đức và trách nhiệm, làm việc nhóm và tính mềm dẻo, các kỹ năng tư duy như tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, tính sáng tạo.. việc hoạch định chiến lược, các yêu cầu kỹ năng này cần được thay đổi theo yêu cầu của từng giai đoạn.
Ngoài ra, trong bối cảnh chung hiện nay, bên cạnh vấn đề kinh phí để hoàn hoàn thiện hạ tầng mạng mới, đầu tư lớn về tài chính và nhân lực thì hành lang pháp lý về sở hữu trí tuệ, an ninh thông tin cũng là những thách thức khi thực hiện chuyển đổi số.
Phóng viên: Hiện nay, Đại học Huế có 8 trường đại học, 1 viện nghiên cứu thành viên; các khoa, phân hiệu trực thuộc. Với đặc điểm là đa ngành, đa lĩnh vực như Y Dược, Luật, Nông lâm, Sư phạm, Nghệ thuật, Kinh tế, Ngoại ngữ, Khoa học, Du lịch…
Vậy thưa thầy, quá trình chuyển đổi số ở mỗi đơn vị trực thuộc sẽ diễn ra như thế nào và có gặp trở ngại gì không, bởi mỗi ngành nghề đào tạo lại mang những đặc tính khác nhau?
Phó Giáo sư Lê Anh Phương: Phải khẳng định rằng, chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học là sự thay đổi về cách thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả quản trị, nâng cao chất lượng đào tạo bằng cách khai thác ứng dụng công nghệ và dữ liệu, chuyển đổi một số hoạt động cốt lõi thông qua công nghệ và nền tảng số.
Sinh viên Đại học Huế với ứng dụng công nghệ để thực hiện chuyển đổi số trong giảng dạy, học tập.
Quá trình này không làm thay đổi mô hình, không phụ thuộc vào đặc điểm đa ngành, đa lĩnh vực của Đại học Huế cũng như các đơn vị thành viên, thuộc và trực thuộc.
Chuyển đổi số tác động lên các hoạt động quản trị ở cấp Đại học Huế, các hoạt động cốt lõi như: Duy trì đào tạo thích ứng với nhu cầu người học cả trực tiếp và trực tuyến bằng việc biên soạn bài giảng, tài liệu và sẵn sàng chia sẻ; Xây dựng dữ liệu dùng chung; Cơ sở vật chất, đường truyền đảm bảo;
Phương pháp giảng dạy đảm bảo chất lượng; Cung cấp cơ hội cho người học tiếp cận với môi trường thực tế, trải nghiệm thực tiễn, phương pháp giải quyết vấn đề, hòa nhập môi trường thực tế;
Xây dựng đội ngũ có thể đáp ứng yêu cầu công nghệ; Xây dựng dữ liệu cho nghiên cứu khoa học: mạng lưới nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các dữ liệu dùng chung cho nghiên cứu; Phát triển học liệu số; Phân tích dữ liệu…
Từ những nền tảng dữ liệu đó, công tác quản lý điều hành của toàn hệ thống Đại học Huế được dễ dàng hơn, từ việc phân tích các dữ liệu sẽ hỗ trợ việc ra các quyết định trong điều hành.
Đại học Huế đã triển khai tốt công sở số trong đại dịch vừa qua; tiếp tục đẩy mạnh số hóa dữ liệu, bao gồm cả việc số hóa nguồn học liệu phục vụ cho công tác giáo dục và đào tạo, cũng như số hóa dữ liệu trong công tác quản lý giáo dục các cấp.
Việc số hóa dữ liệu, xây dựng trung tâm dữ liệu số chính là tiền đề quan trọng nhất trong việc chuyển đổi số toàn diện trong Đại học Huế.
Trong thời gian tới, Đại học Huế thành lập Viện Chuyển đổi số và Học liệu – Đại học Huế. Đây là một đơn vị sẽ thực hiện chức năng tham mưu, nghiên cứu, triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào tất cả các hoạt động của Đại học Huế.
Trong đó sẽ có nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào các lĩnh vực y học, sinh học và chuyển đổi số trong các lĩnh vực đặc thù khác nhau, hướng đến người học là gần 50 ngàn học sinh, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.
Phóng viên: Trong bài phát biểu của thầy khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Đại học Huế, Phó Giáo sư có nói rằng: “C húng ta muốn nhìn thấy Đại học Huế phát triển như thế nào và theo định hướng nào?”. Vậy Nhà trường đang hướng đến mô hình đại học như thế nào trong tương lai? Và trong mô hình ấy, chuyển đổi số có tầm quan trọng và ý nghĩa như thế nào?
Phó Giáo sư Lê Anh Phương:Tầm nhìn của Đại học Huế được xác định trong chiến lược phát triển là hướng đến một hệ thống đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, tiên phong, trọng điểm của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và xếp hàng đầu châu Á, nhóm 500 thế giới vào năm 2045.
Ảnh minh họa.
Đại học Huế kiên định mục tiêu và định hướng phát triển thành đại học quốc gia theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83 của Chính phủ.
Trên nền tảng thế mạnh đa ngành, đa lĩnh vực, đội ngũ có trình độ cao vào top 3 cả nước, Đại học Huế sẵn sàng thay đổi trong linh hoạt để phù hợp với sự phát triển của xu thế xã hội, quốc tế. Trong điều kiện phát triển nhanh chóng của công nghệ, của thông tin, cần thiết tạo sự khác biệt, sáng tạo không ngừng nghỉ, trong mọi hoạt động.
Trong quá trình đổi mới đó, chuyển đổi số chính là yếu tố đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho quá trình thay đổi nhanh chóng đó.
Phóng viên: Với lịch sử 65 năm phát triển, từ Viện Đại học Huế đến nay là Đại học Huế, trên tiến trình phát triển thành đại học quốc gia như hiện nay thì nhân tố chính nào làm nên sự thay đổi, phát triển? Sự đầu tư của Đại học Huế cho nhân tố ấy trong thời gian tới ra sao, thưa thầy?
Phó Giáo sư Lê Anh Phương: Như tôi đã đề cập ở phần trên, thách thức cho sự thành công của cả hệ thống chính là yếu tố con người. Chính vì vậy, Đại học Huế xác định yếu tố chính làm nên sự thay đổi, phát triển chính là con người, là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chúc mừng Phó Giáo sư Lê Anh Phương tại lễ bổ nhiệm Giám đốc Đại học Huế. Ảnh: AN
Bên cạnh sức mạnh của truyền thống, Đại học Huế có sự đồng lòng, quyết tâm của các tập thể, cá nhân trong toàn Đại học Huế, trách nhiệm của mỗi thành viên trong mái nhà chung. Đó là những cơ sở vững chắc cho sự phát triển.
Đại học Huế đã và đang xây dựng các chính sách đãi ngộ, ưu tiên, khuyến khích tài năng đối với đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có thành tích cao trong đào tạo, nghiên cứu. Chính đội ngũ chất lượng cao sẽ là nguồn lực giúp tăng trưởng các chỉ số như vị trí xếp hạng, về nghiên cứu khoa học, chương trình đào tạo hoặc cơ sở vật chất, hợp tác quốc tế.
Ngoài ra, chúng tôi xác định thêm chỉ số hạnh phúc. Đại học Huế là môi trường mà mỗi thầy cô giáo, mỗi cán bộ viên chức, mỗi học sinh, sinh viên của Đại học Huế cùng trải nghiệm khoảng thời gian làm việc và học tập ở ngôi nhà chung với điều kiện tốt nhất để phát triển trong hạnh phúc và bình yên.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Phó Giáo sư Lê Anh Phương.
Đại học Huế khen thưởng các Nhà giáo tiêu biểu giai đoạn 2017 - 2022
Ngày 17/11, Đại học Huế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và khen thưởng các Nhà giáo tiêu biểu giai đoạn 2017-2022.
Mở đầu bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, PGS.TS. Lê Anh Phương - Giám đốc Đại học Huế đã dành những tình cảm chân thành để tri ân thầy cô giáo: "Ánh sáng của thế giới, ngọn hải đăng trong bóng tối và niềm hy vọng cho chúng ta sức mạnh để tồn tại, chính là thầy cô của chúng ta.
Hôm nay, Đại học Huế long trọng kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Là ngày mà chúng ta để mọi thứ khác sang một bên dành tôn vinh những người tài năng, những người làm việc bền bỉ, tận tụy để đảm bảo rằng tương lai sẽ tươi sáng cho tất cả chúng ta. Chúng ta rất vui mừng kỷ niệm ngày này để biết rằng chúng ta biết ơn thầy cô như thế nào, bởi tất cả những gì mà thầy cô đã làm cho chúng ta trong suốt cuộc đời của mình".
Những màn văn nghệ tràn đầy tình cảm của học sinh, sinh viên dành cho thầy cô Đại học Huế.
Là một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, Đại học Huế đã tập trung đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước. Đại học Huế hiện có hệ thống ngành nghề đào tạo đa dạng với quy mô và chất lượng các hệ đào tạo, nhất là đào tạo sau đại học, đào tạo chính quy được giữ vững với 44.027 sinh viên chính quy, 4.500 học viên, nghiên cứu sinh.
Các trường đại học thành viên, đơn vị đào tạo đã tích cực đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy; hoàn thiện công tác quản lý đào tạo đại học, sau đại học; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế đào tạo, kỷ cương nền nếp giảng dạy, học tập; đẩy mạnh liên thông đào tạo trong đào tạo tại Đại học Huế.
Trong xu thế hội nhập về giáo dục đào tạo, Đại học Huế đã đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng giáo dục. Đại học Huế trở thành thành viên liên kết chính thức Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á, được xếp hạng top 351-400 đại học hàng đầu châu Á, xếp thứ 6 trong các trường đại học Việt Nam. Trong Nghiên cứu khoa học, hợp tác Quốc tế, Đại học Huế cũng đã từng bước dành được những thành tựu quan trọng cho mình. Công bố quốc tế tăng mạnh những năm gần đây, sự hợp tác có chiều sâu và hiệu quả đối với các tổ chức quốc tế đưa Đại học Huế trở thành một thương hiệu mạnh trong liên kết vùng và Quốc tế.
Đại học Huế hiện có 200 giáo sư, phó giáo sư cơ hữu, gần 800 tiến sĩ, gần 30 giáo sư danh dự người nước ngoài, hàng trăm giáo sư, phó giáo sư bán cơ hữu và thỉnh giảng.
"Dù còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng như chúng ta đã biết giáo dục luôn giữ vị trí chủ đạo trong sự phát triển đất nước. Chúng ta sẽ cùng nhau phụng sự, xây dựng để tôn vinh nghề của mình, xứng đáng với chỗ đứng mà lớp lớp các thế hệ người học kỳ vọng ở chúng ta, xứng đáng với vị trí mà xã hội dành cho chúng ta.
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế chúc mừng lãnh đạo Đại học Huế tại Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Lãnh đạo Bộ GD&ĐT, các ban ngành Trung ương, các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có những quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện để Đại học Huế từng bước phát triển và trở thành thương hiệu mạnh của Quốc gia trong lòng cố đô Huế thân yêu" - Giám đốc Đại học Huế bày tỏ.
Trong buổi Lễ Kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, Giám đốc Đại học Huế đã trao Giấy khen và phần thưởng cho 26 Nhà giáo tiêu biểu của Đại học Huế giai đoạn 2017-2022, mỗi phần thưởng trị giá 5 triệu đồng; khen thưởng các nhà giáo được công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2021; và công bố danh sách khen thưởng các bài bài, chương sách tại các trường thành viên của Đại học Huế.
Một số hình ảnh tại Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam tại Đại học Huế:
Mở đầu chương trình là nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc tri ân giáo viên.
Những ca khúc vui tươi, yêu đời, yêu cuộc sống mang lại bầu không khí thoải mái và đầy niềm vui trong lễ kỷ niệm.
Đại biểu và lãnh đạo, giáo viên Đại học Huế qua các thời kỳ về tham dự lễ.
GS.TSKH. Nguyễn Viễn Thọ - nguyên Giám đốc Đại học Huế giai đoạn 1998-2006 phát biểu và chúc mừng sự thành công của Đại học Huế.
PGS.TS. Lê Anh Phương - Giám đốc Đại học Huế phát biểu tri ân các thầy cô trong quá trình 65 năm phát triển của Đại học Huế.
Giám đốc Đại học Huế chúc mừng các nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2021.
Khen thưởng 26 Nhà giáo tiêu biểu Đại học Huế giai đoạn 2017-2022 (Ảnh: Đại Dương).
Đại học Huế công bố điểm trúng tuyển bổ sung đợt 1 năm 2022 Chiều tối 5/10, Đại học Huế đã công bố điểm trúng tuyển bổ sung đợt 1 tuyển sinh vào đại học hệ chính quy năm 2022. Đại học Huế công bố điểm trúng tuyển bổ sung đợt 1 tuyển sinh vào đại học hệ chính quy năm 2022. PGS.TS. Lê Anh Phương - Giám đốc Đại học Huế đã ban hành Quyết định...