Chuyển đổi sang bằng THPT của Mỹ: Chỉ học thêm 6 tín chỉ
Sau khi được xét duyệt hồ sơ, học sinh Việt Nam có thể lựa chọn học 24 tín chỉ (toàn thời gian) hoặc chuyển đổi điểm các môn học tại cấp THPT để lấy tín chỉ tương đương và học thêm 6 tín chỉ bổ sung (chương trình song bằng). Sau khi hoàn thành đủ các tín chỉ và vượt qua kỳ thi SAT, học viên sẽ đủ điều kiện để nhận bằng THPT Mỹ như một học sinh học tại Mỹ thông thường.
Đó là mô hình đào tạo học tín chỉ theo định hướng cho con du học từ sớm của Apax Franklin Academy dành cho học sinh từ lớp 8 đến lớn 11.Cuối chương trình, học sinh sẽ có trong tay tấm bằng Tú tài Mỹ, có giá trị như một “tấm hộ chiếu” trở thành công dân toàn cầu, có lợi thế gấp đôi khi xin visa Mỹ, tuyển sinh hay nộp học bổng ĐH, CĐ ở Mỹ và trên thế giới..
Mô hình đào tạo học tín chỉ
Apax Franklin liên kết với trường Franklin Virtual High Schools – được thẩm định và công nhận bởi Advanc-ED thông qua Hiệp hội các trường Phổ thông và Đại học miền Nam nước Mỹ (SACS), học sinh theo học có hai (02) hình thức lựa chọn để lấy bằng THPT Mỹ.
Mô hình đào tạo tín chỉ chủ động, linh hoạt với thời gian biểu của học sinh Việt Nam
Cụ thể, sau khi được xét duyệt hồ sơ, học sinh có thể lựa chọn học 24 tín chỉ (toàn thời gian) hoặc chuyển đổi điểm các môn học tại cấp THPT để lấy tín chỉ tương đương và học thêm 6 tín chỉ bổ sung (chương trình song bằng).
Sau khi hoàn thành đủ các tín chỉ và vượt qua kỳ thi SAT, học viên sẽ đủ điều kiện để nhận bằng THPT Mỹ như một học sinh học tại Mỹ thông thường. Bằng THPT này hoàn toàn được chấp nhận tại các trường cao đẳng, đại học Mỹ và quốc tế mà Franklin có quan hệ đối tác.
Các môn học trong chương trình song bằng được giảng dạy bằng tiếng Anh bao gồm 4 tín chỉ môn tiếng Anh, Lịch sử (1 tín chỉ), Kinh tế học (0.5 tín chỉ), Văn hóa xã hội Mỹ (0.5 tín chỉ).
Các môn học này giúp các em chuẩn bị sẵn sàng hoà nhập với môi trường văn hoá nước ngoài, trang bị các kiến thức và các kỹ năng học thuật, thúc đẩy tư duy độc lập, phát triển khả năng xử lý, đánh giá, phân tích, ra quyết định và tư duy mạch lạc.
Mô hình vòng tròn hỗ trợ học tập
Khác với mô hình học tập truyền thống, Apax Franklin tạo mô hình vòng tròn hỗ trợ, đặt học sinh làm trung tâm cho mọi hoạt động giảng dạy bao gồm: Các giáo viên Mỹ tại Franklin, Đội ngũ Coach (Cố vấn học tập) Việt Nam và Bộ phận hỗ trợ học sinh.
Các giáo viên Mỹ tại Franklin đều có bằng cấp giảng dạy đạt chuẩn quốc tế, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và cởi mở sẽ luôn hỗ trợ học viên trong suốt lộ trình học thông qua hệ thống trao đổi trực tuyến như Chatbox hoặc Email.
Video đang HOT
Bất cứ thắc mắc về kiến thức học tập hoặc bài tập cần được giải đáp, học sinh có thể tư vấn trực tiếp với giáo viên Mỹ và được giải đáp trong vòng 24 giờ.
Các giáo viên Mỹ tại Franklin đều có bằng cấp giảng dạy đạt chuẩn quốc tế, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và cởi mở sẽ luôn hỗ trợ học viên trong suốt lộ trình học
Một trong những yếu tố khiến chương trình trở nên khác biệt và phù hợp với học sinh Việt Nam đó chính là đội ngũ Coach (cố vấn học tập) là các giáo viên Việt Nam có kinh nghiệm, có bằng cấp sư phạm, có trình độ từ thạc sĩ trở lên liên tục bám sát và giảng dạy thêm giúp các em học sinh nhanh chóng đạt được mục tiêu học tập.
Toàn bộ chương trình học và bài thi đều được sử dụng trên nền tảng công nghệ để đảm bảo tính minh bạch, đánh giá chính xác hiệu quả học tập và theo dõi sát sao tiến trình học tập của học sính.
“Với phương pháp đào tạo này, chúng tôi đảm bảo 100% học sinh có thể đạt thành tích tốt trong học tập và được nhận ngay vào các trường đại học tại Mỹ và quốc tế,” ông David Hooser, hiệu trưởng trường chia sẻ.
Cơ hội tuyển thẳng lên các trường Đại học top đầu Mỹ
Tốt nghiệp với bằng PTTH Mỹ (được chứng nhận bởi các tổ chức thẩm định giáo dục uy tín hàng đầu tại Mỹ), học sinh Apax Franklin Academy có cơ hội dự tuyển trực tiếp các trường Đại học uy tín trên thế giới đặc biệt các trường Đại học tại Mỹ không cần chứng chỉ IELTS/TOEFL hoặc chứng chỉ A – level.
Hơn 4 triệu học sinh Franklin trên toàn cầu đã được chấp nhận tại các trường top đầu như trường ĐH Arizona State, Brigham Young, Idaho, Minnesota State, Ohio, Southern Utah, Central Florida, Học viện Công nghệ Florida … cùng hàng trăm trường Đại học, Cao đẳng khác trên toàn nước Mỹ.
Học sinh Apax Franklin phỏng vấn cùng Hiệu trưởng Franklin Virtual Highschools
Theo congluan
Từ chuyện bắt học sinh tát bạn 231 cái đến đào tạo thế hệ vâng lời
PGS Bùi Thiện Dụ cho rằng giáo dục trước hết phải tạo ra con người nhân văn, là chủ thể của cuộc sống và ý thức đầy đủ về công dân toàn cầu.
Câu hỏi "Triết lý giáo dục của Việt Nam là gì?" một lần nữa được đưa ra tại hội thảo góp ý Luật Giáo dục sửa đổi do Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 11/12 tại Hà Nội.
Đào tạo những con người ngoan ngoãn
PGS.TS Bùi Thiện Dụ - Hiệu trưởng ĐH Phương Đông, Hà Nội - nêu vấn đề được dư luận quan tâm thời gian qua là vụ cô giáo Quảng Bình cho học sinh tát bạn 231 cái.
Thời điểm này, ngành giáo dục bị hứng nhiều sự phê phán gay gắt của xã hội như gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia, học sinh đánh bạn hội đồng và cô giáo chỉ đạo học sinh tát bạn... Dù vậy, trách nhiệm không riêng của ngành giáo dục mà của toàn xã hội.
PGS Bùi Thiện Dụ cho rằng giáo dục phải đào tạo con người nhân văn, toàn diện. Ảnh: Q.Q.
Trong vụ việc tại Quảng Bình, nhiều ý kiến cho rằng cô giáo sai khi vi phạm luật pháp, kém hiểu biết, thiếu nhân tính, mắc bệnh thành tích... Các ý kiến này đều không sai nhưng dư luận nên xem xét nguyên nhân cơ bản, toàn diện là tại sao lại có đến 231 cái tát?
Câu trả lời là bởi mỗi học sinh tát bạn đủ 10 cái, không ai hơn, không ai kém, còn cô giáo là người tát cái cuối cùng.
"Thật bàng hoàng và đau xót, học sinh đã nghe lời, ngoan ngoãn, bị robot hóa sau một thời gian dài được đào tạo trong nền giáo dục chỉ biết chấp hành. Giá như ở lớp có vài học sinh tát thiếu, đếm nhầm... nhưng tất cả đều đếm đúng 10 cái", PGS Bùi Thiện Dụ bày tỏ cảm xúc.
Theo ông, hành động của học sinh đặt ra câu hỏi: Bản năng nhân văn, suy nghĩ phản biện, tự quyết định khi thấy điều phi lý của các em ở đâu? Những điều đó không được nuôi dưỡng, phát triển và bị thui chột.
Công tác 50 năm trong ngành giáo dục, PGS Dụ cho hay ông hiểu rõ xu thế đào tạo những con người ngoan ngoãn không chỉ có trong ngành giáo dục mà còn cả ở xã hội. Ông từng nói với học sinh về câu nói của triết gia giáo dục Nga rằng quá trình học tập hay cuộc sống luôn phải tự hỏi: "Tại sao lại thế này, có thể khác được không, và làm thế nào để tốt hơn?".
Vì vậy, vẫn theo PGS Bùi Thiện Dụ, góp ý cho Luật Giáo dục trước tiên mục tiêu giáo dục phải chỉnh sửa cho rõ nét. Giáo dục trước hết là để tạo ra những con người nhân văn, chủ thể của cuộc sống, một người Việt Nam yêu đất nước và ý thức đầy đủ về công dân toàn cầu.
Tuy nhiên, hiện tại, mục tiêu giáo dục của luật ở điều 2 còn chung chung, không toát ra được ý chính là phải đào tạo con người nhân văn, phát triển và hiện đại.
Chưa rõ triết lý giáo dục của Việt Nam
Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Hữu Tăng - nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Khoa giáo Trung ương Đảng, cho rằng triết lý giáo dục của nhiều quốc gia khác nhau, trong khi đó Việt Nam chưa rõ là gì.
"Tôi cho rằng triết lý giáo dục của Việt Nam là vì con người. Tùy theo thể chế của mỗi quốc gia có sự quan tâm khác nhau nhưng đều tiến tới người nào trong đất nước cũng được hưởng nền giáo dục", GS Tăng nói.
Khi đọc bản dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, ông Tăng chưa hiểu về triết lý giáo dục. Ông chia sẻ nền giáo dục đang lộn xộn, chất lượng xuống thấp, trong đó có một phần trách nhiệm do Luật Giáo dục, vì vậy cần sửa một cách triệt để, mang lại hiệu quả trong tương lai.
Gần đây, giáo dục Phần Lan được ca ngợi vì từ năm 1963 họ đã có luật tiến bộ. Bởi vậy, Luật Giáo dục rất quan trọng, nên chi tiết cụ thể, không dừng lại ở khung. Ngay phần đầu tiên của luật phải khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là cho sự phát triển.
Ông Nguyễn Vi Khải - nguyên thành viên Ban nghiên cứu Thủ tướng, chỉ ra rằng triết lý giáo dục tại Mỹ là "tự chủ - tự do", tạo ra sự đa dạng về nhân tài, sinh ra sự phồn thịnh về thành quả cho kinh tế, xã hội.
Tiến sĩ Thomas Armstrong - Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu và Phát triển con người Mỹ - chỉ ra triết lý giáo dục 5H là "Head, Heart, Hand, Health và Human".
Trong đó, "Head" chỉ sự phát triển tối đa trí tuệ của trẻ ở khả năng tư duy tích cực, phản biện. "Heart" xây dựng cho trẻ nền tảng về cảm xúc giàu nhiệt huyết, ứng xử tích cực với bản thân và người khác. "Hand" là thường xuyên rèn luyện để có những thói quen tốt, hữu ích. "Health" xây dựng nền tảng thể chất, phát triển. "Human": Bốn yếu tố trên tạo nên năng lực nhân văn hoàn thiện trong đời sống của trẻ.
Triết lý giáo dục của Phần Lan là niềm tin vào khả năng của con người. Mục đích của giáo dục, không phải đưa con người vào khuôn khổ mà giúp phát hiện tố chất vốn có của bản thân.
Tuy nhiên, khi tìm trong Nghị quyết 29, các văn bản khác nhận thấy Việt Nam không có văn bản nào định danh triết lý giáo dục dạng kinh điển, ngắn gọn, súc tích. Các ý tưởng về triết lý giáo dục dàn trải ở nhiều văn bản khác nhau. Những điều này rất đáng suy ngẫm trước nhận định chúng ta có triết lý giáo dục nhưng chưa tường minh, mạch lạc, tranh luận chưa ngã ngũ...
Đầu tháng 6, đại biểu Nguyễn Thanh Hải đặt câu hỏi cho Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ về cốt lõi triết lý giáo dục của Việt Nam.
Thảo luận ngày 15/11 tại Quốc hội, đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cho biết không quá khó để tìm thấy khẩu hiệu trong các trường học hiện nay, nhưng ông băn khoăn liệu có khẩu hiệu nào đủ cô đọng để trở thành triết lý giáo dục của Việt Nam hay không?
Giải trình về dự thảo Luật Giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết triết lý giáo dục được nhiều đại biểu quan tâm và đây là vấn đề cần phải nghiên cứu thấu đáo để tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội, vì liên quan quan điểm giáo dục.
"Chúng tôi đã chỉ đạo một nhóm nghiên cứu đề tài cấp quốc gia để nghiên cứu một cách thật sự, cẩn thận về triết lý giáo dục Việt Nam trong mục tiêu và nguyên lý giáo dục, để tạo ra sự thống nhất cao, từ đó có định hướng trong chỉ đạo các hoạt động giáo dục tới đây", Bộ trưởng Nhạ nói.
Theo Zing
Giáo sư Việt tại Mỹ: "Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2, chiến lược cần có trước" Chỉ ra rất nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để vươn ra thế giới, GS. Trương Nguyện Thành (Trường Đại học Utah, Mỹ) hoàn toàn ủng hộ việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai. Vị giáo sư Việt tại Mỹ cho rằng, chính sách là tầm nhìn dài hạn còn khó...