Chuyện đời người lái taxi nhiều tuổi nhất New York
Hành nghề lái xe taxi từ 75 năm trước, ông Johnnie đã đưa hàng triệu lượt khách đi quanh thành phố New York, Mỹ. Những thay đổi kiến trúc dù là nhỏ nhất ở khu đô thị này 3/4 thế kỉ qua đều diễn ra trước mắt ông.
Sở hữu một chiếc xe taxi màu vàng, ông Johnnie Spider Footman, 92 tuổi đã 75 năm gắn liền với những tuyến phố sầm uất ở thành phố New York. Vòng xe lăn bánh từng ngày, từng ngày trên những con đường quen thuộc đã cho ông quan sát từng sự đổi thay ở thành phố New York. Chuyện đời của ông chính là một cái nhìn khác về sự phát triển của New York sau gần một thế kỉ phát triển mạnh mẽ.
Những ngày đầu hành nghề lái xe taxi, mỗi hành khách chỉ phải trả 20 xu Mỹ cho mỗi dặm xe chạy qua. Thế nhưng, đó chính là thời kì khó khăn nhất đối với ông Johnnie bởi nạn phân biệt chủng tộc khiến nhiều người da trắng xa lánh ông, chiếc xe của một kẻ da màu.
Ông Johnnie Spider Footman, 92 tuổi và chiếc xe taxi của mình.
Dù New York đã có rất nhiều thay đổi nhưng những tuyến phố chính của thành phố vẫn y nguyên như khi ông Johnnie bắt đầu hành nghề lái xe taxi, năm 1937. Johnnie lựa chọn công việc này sau khi rời nhà đến sống cùng với người chú ruột bởi mâu thuẫn với người mẹ nóng tính. Kể từ đó, cuộc sống của ông gắn liền với nghề lái xe taxi.
Trong suốt 75 năm qua, ông Johnnie đã đưa hàng chục ngàn người đi khắp thành phố New York với tổng quãng đường lên tới hàng trăm ngàn dặm. Trong số những hành khách của ông Johnnie có không ít những chính khách nổi tiếng và ngôi sao hollywood. Nói về việc phổ dụng của taxi ở New York, ông Johnnie cho biết: “Tất cả mọi người ở thành phố này đều sử dụng xe taxi. Nếu chưa đi xe taxi, thì điều đó đồng nghĩa với việc bạn chưa từng tới New York”.
Người tài xế taxi ở tuổi 92 cho biết: “Các tòa nhà ở New York đã thay đổi rất nhiều kể từ khi ông bắt đầu lái taxi. Những con đường luôn tấp nập xe cộ và tốc độ của họ cũng nhanh hơn trước rất nhiều. Những chiếc xe tại thời điểm đó chỉ có thể chạy với vận tốc 40 – 50 dặm/giờ”.
Kể về quãng thời gian khốn khó mà một người tài xế da màu phải trải qua, ông Johnnie đã nhắc đến công lao của Franklin Roosevelt, người sau này trở thành Tổng thống Mỹ, đã làm nhiều việc để giúp cho cuộc sống của người da màu trở nên dễ dàng hơn. “Chủng tộc là một vấn đề quá lớn ở New York. Nếu tôi ngồi trong quán ăn và một người da trắng nhìn thấy tôi, anh ta sẽ đứng dậy bỏ đi cho dù thế nào đi nữa. Mọi việc chỉ thực sự thay đổi trong những năm 1940 và 1950″.
Sau đó, mọi việc đã thực sự thay đổi đối với ông và những người tài xế da màu nói chung. Họ được phép đỗ xe ở ven đường để bắt khách, hay thậm chí là mang đồ cho khách lên tận cửa căn hộ của họ. Nhưng giờ đây, vấn đề tuổi tác là yếu tố chính khiến ông không thể thực hiện được điều đó.
Chạy taxi ở tuổi 92 là điều không hề đơn giản ở thành phố New York. Ông phải trải qua các cuộc kiểm tra sức khỏe để đảm bảo có đủ điều kiện hành nghề taxi nữa hay không. Thật đáng ngạc nhiên, ông vượt qua tất cả các bài kiểm tra về mắt và tai cũng như phản xạ của tay chân để đảm bảo việc lái xe an toàn. Giấy phép của ông được gia hạn và ông có thể sử dụng nó để hành nghề tới hết năm 2014.
Hiện tại, ông Footman đang lái một chiếc GMC laser cho công ty dịch vụ taxi 55 Stan. Khi không phải ra đường lái xe, ông ở cùng với các đồng nghiệp trại trụ sở công ty trên tuyến phố Queens gần khu tài chính Manhattan, New York. Căn hộ của ông nằm cách đó chừng năm dặm nơi ông sẽ về sau khi hết ngày làm việc, sống cuộc sống một mình bởi ông đã li thân vợ vào năm 1968.
Theo infonet.vn
Chuyện 'chăn gối' khó nói của các bà hoàng Việt
Cứ tưởng lọt được "mắt xanh" của vua là tột đỉnh vinh quang, hạnh phúc, nhưng với một số bà hoàng trong sử Việt, vẫn có nỗi buồn khó nói.
Là Hoang quy phi của Hoàng đế Tự Đức, rồi được nhà vua yêu thương và sủng ái nhất, bà Trang Ý vẫn phải chịu cảnh "chiếu đơn, giường lạnh". Nguyên do là không phải ông hoàng "say hoa" ở nơi nào khác, mà từ nhỏ, nhà vua mắc bệnh đậu mùa, lại hay ôm đau nên sưc khoe không đươc sung man. Tệ hơn, vê đương sinh ly, ông còn bi bât lưc nên không thể "gần gũi" đàn bà...
Ảnh minh họa.
Bà Trang Ý vẫn hết lòng với vua và luôn cố gắng hoàn tất vai trò trong chốn hậu cung đê xưng đang vơi đia vi đươc sung ai. Thế nhưng, vào năm Tư Đưc thư 35 (1882), tình hình đất nước có nhiều biến động, vua quá bận với việc chu tri cac cuôc hop ban cua triêu đinh đê tim phương đôi pho vơi giặc Phap, đã khiến sức khỏe suy sụp, lại thêm tật hay nôi cau, tưc giân đôt ngôt va vô cơ. Thế rồi, môt lần do sư châm trê thuôc men cua ngươi phuc dich, Tư Đưc nổi trân lôi đinh, buôc tôi ba Trang Y la thiêu cân trong, giang xuông hang Trung Phi. Lúc đó, ba vô cung đau khô. Mãi sau này, vua hôi hân - trươc khi chêt (19/7/1883), đa di ngôn truyên phai phong cho ba Trang Y lam Hoang hâu.
Chung nỗi buồn với bà Trang Ý, 12 bà vợ của Vua Khải Định phải sống trong cảnh cô đơn, lạnh lẽo. Trong các thú vui của ông hoàng này không hề có tình dục. Suốt 10 năm làm vua, Khải Định không ăn nằm với bà vợ nào. Ông đã nuôi Nguyễn Đắc Vọng làm thị vệ. Ban đêm, vua ôm ông Vọng mà ngủ. Và cũng nhờ sự khéo léo trong việc phục tùng này mà ông Vọng được thăng chức nhanh lên Ngũ đẳng Thị vệ.
Khải Định (1885-1925) - vị vua thứ 12 của nhà Nguyễn, trị vì từ 1916 đến 1925. Ảnh tư liệu
Chưa kể, vào ngày lễ hội tổ chức những buổi vũ múa do cung tần mỹ nữ đảm trách, vua Khải Định nhìn những màn vũ một cách buồn chán. Có lúc ông còn bảo quan hãy dẹp những màn vũ ấy và thay thế vào những màn vũ công nam. Vua Khải Định lấy làm thích thú, còn ra lệnh những vũ công nam cần phải thoa phấn, đánh má hồng và tô môi son đỏ; thậm chí cho họ mặc áo quần màu lòe loẹt...
Nhiều người biết Khải Định bất lực, chính vua cũng nhận điều đó. Thế nhưng, các quan đại thần vẫn muốn "tiến" cung con gái để được làm ông nhạc (bố vợ) của vua, mong hưởng nhiều quyền lợi. Vào những lúc đó, vì khó lòng chối từ, vua thường nói với các quan: "Nội cung của Trẫm là một cái chùa (ý nói không có chuyện ái ân tình dục), ai muốn vào tu thì cứ vào!".
Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu tâm lý hiện nay, vua Khải Định không phải bất lực, mà không thích gần đàn bà. Trong cuốn Chuyện nội cung các vua Nguyễn, ông Nguyễn Đắc Xuân viết: "Những buổi sáng phải ra điện Cần Chính thiết triều, các bà đứng hai hàng bái yết đón chào, vua liền dùng tay ôm gọn hai vạt áo bào sát vào người để khỏi vướng vào đàn bà".
Tượng vua Trần Dụ Tông ở đền Trần.
Các bà vợ của Hoàng đế Trần Dụ Tông cũng phải chịu kiếp có chồng nhưng không biết "mùi" phòng the. Sách Đại Việt Sử ký toàn thư chép: "Vào đêm trung thu năm Khai Hựu thứ 11, vua Trần Minh Tông đi thuyền chơi trên Hồ Tây, hoàng tử Hạo (Vua Trần Dụ Tông sau này) mới lên bốn tuổi cũng được đi theo. Hoàng tử vô ý rơi xuống nước. Mọi người hoảng hốt nhảy xuống mò tìm, mãi hồi lâu mới mò được xác hoàng tử kẹt ở lỗ cống đơm cá. Khi vớt lên thì Hoàng tử đã chết. Thượng Hoàng sai thầy thuốc Trâu Canh cứu chữa. Trâu Canh tâu rằng: có thể cứu được nhưng phải dùng kim châm vào các huyệt, Hoàng tử có thể sống nhưng chỉ sợ sau này sẽ bị liệt dương..."
Thời gian trôi qua, không ai còn nhớ câu nói cuối cùng của Trâu Canh khi cứu hoàng tử Hạo. Đến năm lên 14 tuổi, Thượng hoàng cưới vợ cho Dụ Tông. Hoàng hậu là công chúa Y Từ, con gái thứ tư của Bình Chương Huệ Túc Vương. Lúc đó, lời nói năm xưa của thần y Trâu Canh trở nên ứng nghiệm. Vua Dụ Tông nhận ra mình không có khả năng làm chồng...
Theo ĐVO
Giảm gần 100 kg trong vòng 18 tháng Cô gái này đã được mệnh danh là "nữ hoàng giảm béo" sau khi rút bớt gần 100 kg trọng lượng sau 18 tháng. Cô gái người 25 tuổi Harriet Jenkins hiện đang sống tại Northampton (Anh quốc) được biết đến với thành tích giảm cân siêu hiệu quả: từ 168 kg xuống còn 73 kg sau 18 tháng. Harriet đứng bên tấm...