Chuyển đổi kinh tế kiểu Trung Quốc: Quân đội làm ăn
Trong bối cảnh lạnh nhạt với Phương Tây, cơ hội lại với TQ từ hướng khác: Liên Xô với tiềm lực quân sự vốn luôn làm TQ quan ngại đã tan rã.
Sự tan rã của quốc gia “láng giềng Phương Bắc” từng rất đáng sợ không chỉ cho phép TQ an tâm cắt giảm lực lượng Lục quân và chi phí quân sự, mà còn đem lại cho TQ những lơi ích kinh tế rất đáng kể.
Các nước cộng hòa thuộc LX cũ đã trở thành một thị trường béo bở, gần như không đáy cho các mặt hàng chất lượng thấp của TQ tràn vào. Thêm nữa, các quốc gia hậu Xô Viết (trước hết là Nga, Ucraine và Kazakhstan) trở thành nguồn cung cấp công nghệ công nghiệp và công nghệ quân sự giá rẻ và rất thích hợp đối với TQ. Công nghệ quân sự của LX cũ đến đầu những năm 1990 đã ở đẳng cấp thế giới, còn công nghệ trong công nghiệp dân sự tuy thua các nước hàng đầu Phương Tây, nhưng vượt trội công nghệ tương tự của TQ thời kỳ đó.
Giai đoạn đầu cải cách kinh tế và “chuyển đổi” quân sự TQ, xin nhắc lại là đã được tiến hành ra trong những điều kiện bên ngoài hết sức thuận lợi (cho TQ), khi quốc gia tự cho minh là Trung tâm vũ trụ này đã tận dụng thành công cả Phương Đông lẫn Phương Tây (diễn giải theo cách nói của Chủ tịch Mao thì gió Đông hay gió Tây nào cũng làm căng buồm cả – còn theo cách nói của Đặng Tiểu Bình: cả mèo Phương Đông lẫn mèo Phương Tây đều bắt được chuột).
4. Các nhân viên thị trường chứng khoán đeo quân hàm
Video đang HOT
Nhờ có điều kiện bên ngoài thuận lợi như vậy, quá trình chuyển đổi TQ được tiến hành song song với việc cắt giảm quân số của Quân đội Thiên Triều. Trong một thập kỷ, từ 1984 đến 1994, quân số của PLA đã giảm từ 4 triệu người xuống còn 2,8 triệu, trong đó có 600.000 sỹ quan. Các mẫu vũ khí lạc hậu được đưa ra khỏi trang bị: 10.000 khẩu pháo, hơn 1.000 xe tăng, 2.500 máy bay, 610 tàu chiến.
“Công cuộc” cắt giảm quân số chỉ không đụng tới các đơn vị đổ bộ đường không, đặc nhiệm, Lực lượng phản ứng nhanh và Bộ đội tên lửa.
PLA được phép tiến hành các hoạt động kinh tế quy mô lớn từ đầu những năm 1980 với mục tiêu bổ trợ cho cả kinh tế quốc gia nói chung. Ngoài “chuyển đổi” các xí nghiệp quốc phòng – tức dần chuyển sang sản xuất các mặt hàng dân dụng, ” tiến trình chuyển đổi” cũng được tiến hành trực tiếp tại các đơn vị PLA.
Tại các quân khu, quân đoàn và sư đoàn PLA, các “cơ cấu làm kinh tế” có chức năng không chỉ tự bảo đảm mà còn đem lại lợi nhuận mọc lên như nấm. Các “cơ cấu làm kinh tế quân đội ” hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, sản xuất thiết bị điện tử và trang thiết bị điện dân dụng, dịch vụ vận tải, dịch vụ sửa chữa, công nghiệp giải trí (sản xuất video, thậm chí tổ chức các sàn nhảy thu tiền), dịch vụ ngân hàng.
Một mảng hoạt động quan trọng khác của PLA là nhập khẩu vũ khí và phương tiện kỹ thuật lưỡng dụng, buôn bán vũ khí dư thừa và vũ khí mới với các nước thế giới thứ ba – vũ khí giá rẻ TQ xâm nhập Pakistan, Iran, Bắc Triều Tiên, các nước A rập.
Theo đánh giá của các chuyên gia TQ và nước ngoài, tổng sản phẩm của cácdoanh nghiệp quân sự hàng năm TQ trong những năm đỉnh cao ( nửa sau những năm 90) lên đến 10 tỷ đô la/năm, lợi nhuận ròng hàng năm hơn 3 tỷ đô la. Một nửa số lợi nhuận đó được chi phí để xây dựng quân đội, mua vũ khí và công nghệ mới.
Cũng theo các đánh giá nói trên, hoạt động kinh doanh của PLA trong những năm 1990 hàng năm đóng góp 2% vào GDP TQ. Xin lưu ý là con số trên không phải là từ hoạt động “chuyển đổi” công nghiệp quốc phòng TQ, mà là từ hoạt động kinh doanh của chính PLA .
Đến giữa những năm 1990, PLA quản lý gần 20.000 doanh nghiệp. Theo các chuyên gia Phương Tây, một nửa quân số Lục quân, có nghĩa là hơn 1 triệu người, trên thực tế không phải là binh lính hoặc sỹ quan, mà là các nhân viên trong các doanh nghiệp, vận chuyển hàng hóa hoặc làm việc tại các xí nghiệp trong các đơn vị PLA – thực chất là các xí nghiệp sản xuất hàng dân dụng. Trong những năm đó, các xí nghiệp quân đội cho xuất xưởng 50% tổng số máy ảnh, 65 % xe đạp và 75% xe bus loại nhỏ được sản xuất tại TQ.
Theo_Báo Đất Việt
Bảy quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất Mỹ Latinh
Brazil có tiềm lực quân sự mạnh nhất trong khu vực, hiện đang đứng hàng thứ 22 thế giới, với 327.000 quân thường trực và 1,8 triệu quân dự bị, 1.707 xe bọc thép, 749 máy bay và 113 tàu chiến.
Ảnh minh họa. (Nguồn: defenseindustrydaily.com)
Tờ Resumen Latinoamericano số ra ngày 12/10 cho biết mặc dù Mỹ Latinh không phải là khu vực mạnh về quân sự trên thế giới nhưng trong những năm qua, các nước này vẫn không ngừng tăng cường củng cố lực lượng vũ trang.
Tại Mỹ Latinh, tổ chức Global Firepower cho rằng Ngân sách quốc phòng là 34,7 tỷ USD.
Ở vị trí thứ hai là Mexico, đứng thứ 31 thế giới, với 267.500 quân thường trực và 76.500 quân dự bị, 695 xe bọc thép, 362 máy bay và 43 tàu chiến. Ngân sách quốc phòng của nước này là 7 tỷ USD.
Tiếp đến là Chile, xếp thứ 43 thế giới; Argentina ở vị trí thứ tư tại Tây Bán Cầu và đứng thứ 47 thế giới.
Đứng hàng thứ 5 trong khu vực là Peru (thứ 51 thế giới); Colombia xếp ở vị trí thứ 6 và đứng thứ 52 thế giới và cuối cùng là Venezuela, hiện đang đứng thứ 62 thế giới, với 113.560 quân thường trực và 438.000 quân dự bị, cùng 700 xe bọc thép, 229 máy bay và 250 tàu chiến. Ngân sách quốc phòng là 4 tỷ USD.
Global Firepower đánh giá trên cơ sở phân tích 50 tiêu chí trong đó có yếu tố địa lý, phát triển công nghiệp quốc phòng, số lượng và chất lượng binh sỹ./.
Theo Vietnam Plus
Úc lo ngại nguy cơ bất ổn từ "điểm nóng" Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Úc Kevin Andrews ngày 27/8 thông báo nước này sẽ tìm cách mở rộng và tăng cường quan hệ đồng mình với Mỹ trong bối cảnh sự nổi lên của Trung Quốc và các cường quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang làm dấy lên những mỗi lo ngại về sự mất ổn định trong...