Chuyện đời, chuyện nghề của cặp nghệ nhân cuối cùng làm mặt nạ giấy bồi ở Hà Nội
Gần 50 năm gắn bó với nghề làm mặt nạ giấy bồi, cặp vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan trở thành hai nghệ nhân duy nhất còn sót lại tại Hà Thành làm món đồ chơi truyền thống này.
Căn gác nhỏ chưa đầy 15m2 ở góc cuối phố Hàng Than (Ba Đình, Hà Nội) – nơi thủ đô xa hoa và phồn vinh vẫn còn gìn giữ nguyên vẹn những giá trị xưa cũ. Đi men theo con ngõ nhỏ với nhiều căn nhà chật hẹp được sắp xếp lộn xộn, để tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan không phải điều dễ dàng như bao người vẫn tưởng, dù nằm gọn ngay góc phố cổ của Hà Thành.
Song, khi đến nơi, cảnh tượng được vẽ ra trước mặt mới là điều khiến bao người ngạc nhiên, bởi từ lan can, mái tôn, cầu thang chỉ cao chừng vài bậc cho đến khoảng hành lang rộng hơn 1m2 đều trở thành nơi làm việc, và cặp đôi nghệ nhân làm mặt nạ giấy bồi nổi tiếng đất Hà Thành cứ miệt mài tạo khuôn, sơn vẽ để sáng tạo ra những chiếc mặt nạ thỏa mãn nhu cầu của các em nhỏ, đặc biệt trong dịp trung thu.
Con đường nhỏ dẫn lối lên căn nhà của ông bà Nguyễn Văn Hòa và Đặng Hương Lan.
Chuyện đời, chuyện nghề trên căn gác nhỏ
Bước đến căn nhà nhỏ nằm trên tầng thượng, khi còn đang ngỡ ngàng trước những vật phẩm để tạo thành chiếc mặt nạ như: sơn màu, giấy vụn, hồ keo,… thì góc phòng với đầy ắp những chiếc mặt nạ còn dang dở và cả những chiếc đã thành phẩm, chỉ đợi phơi khô để mang đến tận tay người mua đã hiện ra, khiến người ta choáng ngợp. Và một dòng kí ức xưa cũ như chỉ chực chờ ùa về.
Không phải những thứ đồ chơi hiện đại, lấp lánh, mà đối với nhiều người, những chiếc mặt nạ với đủ các hình dáng ngộ nghĩnh cùng màu sắc rực rỡ như thế này mới là điều khiến người ta có thể định nghĩa được tròn vành, rõ chữ hai tiếng “trung thu”.
Giữa muôn vàn những đổi thay của thời gian, xu hướng thị trường, ông bà Nguyễn Văn Hòa và Đặng Hương lan vẫn quyết giữ niềm đam mê và tình yêu dành cho món nghề truyền thống giản đơn này.
Vừa tô những chiếc mặt nạ đang vẽ dở, bà Đặng Lan Hương vừa từ tốn kể, ngay từ ngày còn nhỏ đã được gia đình truyền dạy cho nghề làm mặt nạ giấy bồi. Đến sau này, khi lấy chồng, bà vẫn tiếp tục làm công việc này chỉ đơn giản vì một chữ ‘đam mê’. Tính đến nay, bà đã làm nghề này được khoảng gần 50 năm. Một nửa cuộc đời, bà Lan vẫn chưa từng nghĩ đến chuyện bỏ nghề dù không ít lần cuộc sống gặp khó khăn vì câu chuyện mưu sinh.
Bà Lan tâm sự, năm lên 10 tuổi, bà được bố mẹ truyền nghề. Thời điểm đó, bà học nghề vì thích, vì yêu mến những chiếc mặt nạ có hình thù hài hước và đủ thứ sắc màu rực rỡ. Mỗi lần đi dọc con phố cổ Hà Nội lúc bấy giờ, hình ảnh các loại mặt nạ chú Tễu, ông Địa, Thị Nở… được treo đầy trên nóc nhà luôn là điều cuốn hút bà hơn tất thảy mọi thứ khác. Cũng trong lúc đó, những nghệ nhân làm nghề này luôn coi nghề tạo hình nhân vật dân gian bằng giấy báo là “cần câu cơm” nuôi cả gia đình.
Những chiếc mặt nạ đủ màu sắc rực được coi là niềm đam mê, là tình yêu đặc biệt nhất đời của cuộc đời bà Đặng Hương Lan.
Sau này khi lấy chồng, bố mẹ bà Hương Lan thấy ông xã của bà là Nguyễn Văn Hòa khéo léo, tỉ mỉ và yêu nghề này nên đã truyền lại cho ông những kinh nghiệm cần thiết.
Chia sẻ thêm về nghề làm mặt nạ giấy bồi truyền thống, bà Lan tâm sự: “Nó là nghiệp chứ không còn là nghề kiếm tiền. Nghề này gian truân và vất vả lắm. Làm ra chiếc mặt nạ vừa đẹp, vừa có hồn không chỉ làm bằng tay nữa mà phải dùng cả tình yêu, cái tâm với nghề thì mới có sản phẩm đẹp nhất. Cũng bởi thế mà đã có rất nhiều người muốn tôi truyền lại nghề, dù bản thân tôi cũng mong muốn gìn giữ nghề này nhưng đấu tranh nội tâm rất nhiều lần, tôi vẫn không thể làm điều đó. Chỉ bởi vì, tôi muốn người nối tiếp nghề này cũng là người yêu chúng – giống như tôi.”
Video đang HOT
Những chiếc mặt nạ sau khi được bồi sẽ đem phơi khô rồi mới sơn vẽ thành mặt nạ hoàn chỉnh.
Theo chia sẻ của bà Lan, bà từng là công nhân xí nghiệp nhà máy giấy còn ông Hòa từng là cán bộ Nhà nước, về hưu hơn 10 năm nay.
Nếu như ngày trước, làm mặt nạ giấy bồi chỉ là nghề phụ của cặp 2 vợ chồng thì nay, khi đã nghỉ hưu, 2 ông bà quyết dành trọn thời gian và tình yêu với từng mảnh giấy bồi, con mực và nét vẽ trong từng khuôn hình. Bất kể mưa hay nắng, dịp trung thu hay chỉ đơn giản là ngày thường, ông bà vẫn miệt mài trên căn gác nhỏ để sáng tạo ra từng chiếc mặt nạ.
Lớp sơn màu được dùng để vẽ lên từng chiếc mặt nạ.
Người nghệ nhân có hàng chục năm trong nghề khẳng định mặt nạ giấy bồi là sản phẩm an toàn, thân thiện nhất hiện nay bởi toàn bộ khuôn đúc đều được đúc bằng xi-măng, cùng giấy vở đã qua sử dụng, giấy bìa và bột sắn, màu vẽ…
Nhắc chuyện giữ nghề, bà Đặng Thị Hương Lan – vợ ông Hòa kể lại: “Năm 1974 tôi đã bắt đầu kế nghiệp và làm nghề này. Cho đến nay cũng đã làm nghề được gần 50 năm. Nghề này chẳng khó làm, nhưng để giữ được thì thực sự khó. Vì giữa muôn vàn những xoay đổi thế thời, đây không phải nghề có thể đem lại số tiền thỏa mãn nhu cầu trong nhịp sống hiện đại của mọi người.”
Chia sẻ thêm về kinh nghiệm làm nghề, bà cho biết, bà cũng không hẳn là có năng khiếu, nhưng tình yêu dành cho nghề này thì khó ai có thể sánh bằng bà Đặng Hương Lan. Còn ông xã được học lại nghề này là do sự miệt mài, chăm chỉ nên bố mẹ của bà đã truyền lại cho.
“Những khuôn mặt nạ ấy đều gắn liền với một câu chuyện cổ tích, gắn liền với truyền thống của dân tộc mà dường như cho đến bây giờ các thế hệ trẻ đang dần quên lãng đi”. Đây cũng chính là lý do mà cho đến tận nay, ông bà vẫn sống được bằng nghề này.
Bà Đặng Hương Lan miệt mài tô vẽ cho từng chiếc mặt nạ. Bà cho biết, để làm ra mỗi chiếc mặt nạ, trung bình bà sẽ mất khoảng thời gian là 30 phút. Song, mỗi ngày cũng không thể làm được quá nhiều.
Theo lời ông Hòa, để làm nên một chiếc mặt nạ bằng giấy bồi thành công là cả một quá trình nghệ thuật. Với các loại giấy cũ, những người làm nghề như vợ chồng ông Hòa sẽ đi thu mua rồi xé nhỏ chúng thành từng mẩu. Sau khi xé giấy sẽ lót một lớp giấy trắng vào khuôn rồi dán từng lớp chồng lên nhau và kết dính chúng bằng hồ được đun từ bột sắn.
Công đoạn tô màu và vẽ khuôn mặt sẽ quyết định sự thành công của sản phẩm. Mặt nạ bằng giấy bồi thông thường sẽ được phủ lên bề mặt một lớp sơn tổng hợp, phơi khô rồi mới bắt đầu đem ra vẽ.
Hiện tại, gia đình ông đã làm thêm nhiều loại mặt nạ có kiểu dáng hợp với xu thế hiện nay như mặt nạ giấy bồi siêu nhân và các nhân vật thiếu nhi yêu thích chứ không chỉ có các nhân vật truyền thống như trước kia nữa.
Mỗi chiếc mặt nạ được bán ra với giá từ 25 – 35.000 đồng tùy kích cỡ, dù có được làm tỉ mỉ đến như thế nào.
Bằng tâm huyết và tất cả tình yêu dành cho nghề làm mặt nạ giấy bồi, ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan đang góp phần giữ gìn một giá trị văn hóa đẹp của Việt Nam đang có nguy cơ mai một theo thời gian. Tuy nhiên, dù rất lo lắng về điều đó nhưng ông bà chưa từng một lần có ý định truyền lại nghề cho những người chỉ đơn thuần muốn làm để kiếm tiền, để kinh doanh. Bởi, cặp nghệ nhân này biết, làm vì tiền sẽ khác hoàn toàn so với làm vì đam mê.
Theo thoidai.com.vn
Rửa tiền thừa khi đi chợ về: Thói quen sạch sẽ hay kỹ tính thái quá?
Chia sẻ thói quen 'rửa tiền' sau khi đi chợ, cô gái trẻ này đã nhận được vô số sự đồng tình của các mẹ bỉm sữa và cho rằng thói quen sạch sẽ đến mức đáng yêu này cần được nhân rộng ngay lập tức.
Chuyện bếp núc, chợ búa luôn được coi là 'ngành đặc thù' của phái yếu. Câu chuyện đi chợ nấu ăn hằng ngày của các mẹ các chị chưa bao giờ hạ nhiệt khi mỗi ngày trong các group, các diễn đàn đều được mang ra mổ xẻ, bàn tán,.. chia sẻ cho nhau những bí kíp bỏ túi 'chuẩn không cần chỉnh', đã thế còn tiện lợi và thực tế vô cùng.
Cô bạn gái dưới đây cũng là một trường hợp tương tự như thế. Chia sẻ thói quen 'rửa tiền' và sau đó phơi khô sau mỗi lần đi chợ, đã thế còn xếp ngay ngắn đồng nào ra đồng đấy, bài viết của cô bạn này đã nhận được hàng nghìn sự đồng tình của hội chị em: đúng là thói quen chẳng của riêng ai!
Bài viết chia sẻ của cô bạn nhận được sự tán thưởng và đồng tình của hội chị em bỉm sữa
Theo đó, chủ nhân bài viết chia sẻ: ' Có ai đi chợ mua tôm cá được trả lại tiền thừa thì nhét luôn vào bao thức ăn, về nhà rửa xà bông thơm tho sau đó dán lên ấm nước hoặc nồi cơm điện đang nấu cho khô rồi mới cho vào ví như em không? Đúng kiểu 'rửa tiền' có 1-0-2
Kèm theo đó là bức hình những đồng tiền polime được tráng rửa sạch sẽ dưới nước và phơi khô trên nồi cơm điện. Hoàn tất quy trình sẽ là xếp tiền lại ngay ngắn, tiền lẻ một bên, tiền chẵn một bên theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
Thói quen tưởng chừng như lạ mà hóa ra lại rất...quen
Liên hệ với Hồng Hạnh (33 tuổi, Đà Nẵng), cô gái trẻ có thói quen 'độc' này cho biết: 'Nói chung từ lúc biết đi chợ mua đồ ăn là mình có thói quen này rồi. Chắc cũng có từ 18-19 năm gì đó. Chỉ là khi đi mua tôm cá thịt được người ta trả lại tiền toàn dính máu các thứ ấy, bỏ vào túi ngay rất bẩn cho nên cho luôn vào túi đựng đồ thôi. Kể cả tiền giấy cũng rửa như thường. Sạch cho mình chứ sạch cho ai'.
Cô bạn cũng chia sẻ thêm, thói quen cẩn thận này cũng có thể rèn cho con cái ngay từ bé và cũng khuyên mọi người nên 'bỏ túi' thói quen này, vừa tiện lại sạch sẽ mà không bị sợ rơi hay móc túi.
Xếp tiền ngay ngắn từ nhỏ đến lớn, mặt có Bác Hồ quay ra ngoài, số seri quay vào trong
Sau khi đăng tải, bài viết đã nhận được hàng nghìn like và lượt tương tác. Rất nhiều bà mẹ bỉm sữa đã lập tức để lại vô số bình luận dưới bài viết: 'Ôi chuẩn quá, đi chợ mà bị dính mùi tôm cá vào người đã sợ rồi chứ nói gì đến tiền, tay cầm bao nhiêu vi trùng dính vào miệng là ngỏm ngay'; 'Giống mình quá, cực kì khó chịu khi thấy ai cầm tờ tiền bẩn bị vò nhàu nát, trông kém sang ghê'.
Không chỉ vậy, một số chị em cũng nhiệt tình chia sẻ các thói quen 'xấu' dùng tiền khi đi chợ như hay vo tròn tiền một cục, để lộn xộn trong ví, thậm chí là đôi khi đi mua hàng cũng chẳng biết trong ví mang theo bao nhiêu tiền.
Cẩn thận với những đồng tiền của chính mình làm ra cũng là một cách học tôn trọng bản thân nhiều hơn.
Nhưng bên cạnh đó cũng có một số ý kiến trái chiều khi cho rằng thói quen này chỉ dành cho những người kỹ tính, cẩn thận đến mức... thừa thãi mà thôi:
'Nói thiệt chứ chỉ có rảnh mới làm vậy, những người này thích chủ nghĩa hoàn hảo quá hay sao?' - Hà Trang comment
'Chứng sạch sẽ này có khi bị ám ảnh riết thành bệnh đó' - tài khoản Hoa Nguyễn bình luận.
Dù trên mạng đang chia thành 2 luồng ý kiến khen chê trái chiều nhưng suy cho cùng, đây cũng chỉ là một thói quen, hợp với người nào thì người đó duy trì. Miễn sao bản thân cảm thấy thoải mái là được.
Theo gocamthuc
Học mẹ 9X làm phở trứng rau củ bảy sắc cầu vồng khiến con mê tít ăn mỗi sáng Vừa sạch sẽ lại sáng tạo và bắt mắt, món mỳ trứng rau củ tự làm của chị Linh (Hà Nội) khiến con gái ăn thun thút mỗi sáng trước khi đi học mà không biết chán. Với mục đích thu hồi nhanh chóng lợi nhuận thì việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm hiện nay đang là vấn đề đáng báo động,...