Chuyện đỗ, trượt đại học
(Kiến Thức) – Năm nay là năm đầu tiên đổi mới thi đại học nên rất nhiều cái mới. Có điểm rồi, như mọi năm thì đã biết đỗ, trượt đại học thế nào.
Ảnh minh họa.
Còn năm nay lại phải lo nộp vào đâu để đỗ được. Đó cũng là một vấn đề khá nan giải. Cô bạn tôi có con thi được 22,5 điểm cho 3 môn xét vào đại học. Vẫn lo, vì con thích vào trường luật, bố mẹ lại sợ trường đấy lấy cao, muốn nộp vào trường nào điểm thấp hơn. Như vậy là người ta lo trượt đại học là chính chứ không lo có được học đúng ngành mình chọn hay không.
Trong khi học đại học thì cũng có dăm bảy đường. Cùng một ngành học, có những trường lấy điểm rất cao 27 – 28 điểm, trong khi có những trường chỉ lấy ở mức điểm sàn. Nói thực là giờ đây nếu nói để mà học được đại học thì chẳng khó. Chưa biết điểm thi tốt nghiệp mà các trường, các học viện ngoài công lập đã gửi giấy báo, giấy mời nhập học đến tơi tới. Thế nên nếu trượt trường công lập thì đã có cả một loạt các hệ liên kết đào tạo, các hình thức chất lượng cao và vô số trường đại học ngoài công lập dang tay ra đón, ra hứng. Còn trượt vào đâu được nữa.
Nhưng vấn đề là học gì, học thế nào và ra trường có tìm được việc làm hay không, có làm được việc hay không… thì lại bị đặt xuống hàng thứ yếu. Điều đó cho thấy việc hướng nghiệp cho các em còn chưa tốt. Học đến lớp 12 mà nhiều em vẫn còn chưa biết mình sẽ học gì, làm gì.
Một người bạn tôi cho con sang Úc học từ lớp 11. Ở nhà cháu rất thích vẽ, bố mẹ cũng đều làm kiến trúc sư, cứ nghĩ cháu sẽ theo nghề ấy. Nhưng sang bên đó tham gia các câu lạc bộ, rồi được hướng nghiệp rất tốt (trường cho đi tham quan các trường đại học, các xưởng, các công ty… để biết được về công việc mà mình định chọn) thế là cháu lại phát hiện ra mình thích làm về môi trường và cũng đã thể hiện nhiều khả năng về ngành này. Vậy là lên đại học, cháu chọn học về môi trường.
Ở Việt Nam cũng có một số gia đình hướng nghiệp cho con rất tốt, hoặc là theo nghề truyền thống của gia đình hoặc theo sở thích của các cháu. Nhưng tiếc rằng, đa số vẫn là nước chảy bèo trôi, chọn học trường nào đỗ được. Để khỏi mang tiếng trượt đại học. Còn sau đó ra trường làm nghề gì lại tính sau.
Video đang HOT
Theo kienthuc.net
Trượt đại học vẫn thành ông chủ
Không bằng cấp, từ một người làm thuê, Đào Công Trường (sinh năm 1981) vươn lên làm ông chủ sản xuất đặc sản bánh sữa Ba Vì, quảng bá sản phẩm rộng rãi trong cả nước.
Anh được Thành Đoàn Hà Nội bình chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2014.
Đào Công Trường (bên trái) kiểm tra quy trình sản xuất bánh sữa.
Mang bánh sữa đi bán vỉa hè
Trượt đại học, Đào Công Trường không ôn thi tiếp mà quyết định đi học lái xe tải. Anh xin làm tài xế chở hàng cho một công ty sữa. Hơn 4 năm làm thuê, anh nhận thấy sản phẩm sữa, bánh sữa Ba Vì quê hương anh chất lượng tốt, được người tiêu dùng yêu thích nhưng người dân chưa biết cách quảng bá. Đặc biệt, sản phẩm bánh sữa chỉ mới được bán ở một số khu du lịch nên thị trường tiêu thụ rất hạn hẹp.
Điều đó khiến anh trăn trở rất nhiều. Cuối năm 2006, từ số tiền tích lũy được trong quá trình làm thuê, anh quyết định mở lò sản sản xuất bánh sữa Ba Vì với số vốn đầu tư 50 triệu đồng. Điều may mắn là gia đình bà ngoại anh có truyền thống làm bánh sữa lâu năm, vì thế anh được học hỏi nhiều kinh nghiệm quý báu.
Ngoài việc tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn Ba Vì, anh nuôi tham vọng quảng bá rộng rãi sang các tỉnh bạn. Quyết là làm, hàng ngày anh dùng xe máy chở bánh đến các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, nội thành Hà Nội... để bán.
"Thời gian đầu chưa có thị trường, tôi mang bánh lê la đến các quán trà đá vỉa hè, quán cà phê mời khách ăn thử. Có khi người ta chỉ mua được một gói mà ăn thử mất một gói. Có ngày đi cả trăm cây số mệt phờ nhưng không bán được gói nào", anh Trường kể lại.
Hơn nửa năm dầm mưa dãi nắng, lê la khắp các vỉa hè, các cửa hàng tạp hóa, cuối cùng anh cũng bán được đơn hàng đầu tay trị giá 15 triệu đồng. Với hương vị riêng, sản phẩm bánh sữa của anh dần được người tiêu dùng chấp nhận, biết đến rộng rãi. Anh đầu tư thêm xe ô tô chở hàng, vừa lái xe, anh kiêm nhiệm luôn bán hàng, kế toán.
"Thời gian đó làm rất mệt, dường như không có giờ nghỉ nhưng thấy hạnh phúc lắm. Vì mình được trực tiếp gặp khách hàng, lắng nghe tâm tư của họ. Các kế hoạch thu chi mình đều nắm rõ được hết", anh Trường chia sẻ.
Tháng 7/2009, anh thành lập CT Cổ phần bánh sữa Ba Vì thu hút 35 lao động, với mức thu nhập từ 3 đến 10 triệu đồng/tháng. Từ một lò sản xuất, nay công ty của anh có đến 12 lò, nhiều lúc cung vẫn không đủ cầu.
Anh Trường chân thật: "Tôi không có sự đầu tư bài bản. Khi nào thấy nguồn cầu quá tải tôi lại đầu tư mở rộng sản xuất thêm. Hầu hết vốn do tôi tích lũy được, không cần vay mượn bên ngoài nhiều".
"Nhiều người thắc mắc, sữa tươi có hạn sử dụng 7 ngày, cần gì phải tiêu thụ hết trong 1 ngày. Hạn sử dụng là vậy nhưng dùng càng sớm thì càng tươi ngon. Tôi chấp nhận lãi ít, chịu thêm phí vận chuyển, hàng ngày chở sữa tươi vào nội thành Hà Nội bán với mong muốn mang đến tay người tiêu dùng loại sữa ngon tươi nhất".
Đào Công Trường.
Từ một sản phẩm không có thị trường tiêu thụ Đào Công Trường đã mang bánh sữa Ba Vì phủ sóng khắp cả nước. Anh Trường cho biết, hai thị trường tiêu thụ bánh sữa Ba Vì lớn nhất hiện nay là Hà Nội và Đồng Nai.
Ngoài bánh sữa, công ty anh còn bán sữa tươi, sữa chua, caramen. Luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, anh thường khuyến khích khách hàng không nên nhập hàng số lượng lớn. Bởi sản phẩm không sử dụng chất bảo quản nên nhập số lượng ít để tiêu thụ trong thời gian ngắn, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Đặc biệt đối với sản phẩm sữa tươi, anh chỉ cho các cửa hàng ở Hà Nội nhập một lượng vừa phải để bán hết trong ngày, không nên dự trữ lâu. "Nhiều người thắc mắc, sữa tươi có hạn sử dụng 7 ngày, cần gì phải tiêu thụ hết trong 1 ngày. Hạn sử dụng là vậy nhưng dùng càng sớm thì càng tươi ngon. Tôi chấp nhận lãi ít, chịu thêm phí vận chuyển, hàng ngày chở sữa tươi vào nội thành Hà Nội bán với mong muốn mang đến tay người tiêu dùng loại sữa ngon tươi nhất", anh Trường nói.
Giúp người dân thoát nghèo
Bận rộn với công việc kinh doanh nhưng Đào Công Trường vẫn giành thời gian tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội tình nguyện. Trong vai trò là Phó chủ tịch hội LHTN xã Tản Lĩnh, anh thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, tập hợp các tầng lớp thanh niên trong xã, tổ chức các hoạt động vui chơi hè cho thiếu nhi. Hàng năm, vào dịp tổng kết năm học anh thường đứng ra tổ chức các buổi gặp mặt, tặng quà, học bổng cho những học sinh có kết quả học tập tốt.
Dù chỉ là hội viên nội nông dân xã Tản Lĩnh nhưng anh đứng ra bảo lãnh với quỹ khuyến nông TP. Hà Nội cho bà con trong xã vay vốn sản xuất, kinh doanh với lãi suất 0,5 %/năm. Riêng bản thân anh, từ năm 2007 đến nay đã cho người dân trong xã vay không lãi để nuôi bò sữa, với tổng số vốn hơn 5 tỷ đồng. Theo đó, mỗi người dân anh cho vay 20 triệu đồng, tương đương một con bò sữa. Trong vòng một năm anh thu mua sữa cho hộ gia đình đó để trừ tiền nợ.
"Cách làm này vừa tạo điều kiện cho người dân có nguồn vốn làm ăn, vừa tiêu thụ sản phẩm cho người dân mà mình thu nợ cũng hiệu quả", anh Trường cho hay.
Chàng sinh viên nghèo dạy tiếng Anh kiếm 30 triệu/tháng
Đam mê, quyết tâm, chàng sinh viên nghèo Đồng Trung Nghĩa không chỉ thực hiện được ước mơ kinh doanh của mình mà còn thắp thêm những ước mơ khác của các bạn trẻ yêu thích học tiếng
Theo Lưu Trinh/Báo Tấm Gương
Nhiều thí sinh bị loại vì sức khỏe Chuyện thật như đùa khi hàng chục thí sinh đăng ký và dự thi, đủ điểm trúng tuyển vào trường Sĩ quan lục quân 2 nhưng không được nhà trường xét trúng tuyển và đào tạo. Nguyên nhân bắt đầu từ khâu xét duyệt hồ sơ của ban tuyển sinh quân sự các địa phương. Như bao thí sinh khác khi đăng ký...