Chuyện đặc biệt ở ngôi trường 60 năm đóng đô trong đình Nội Châu
Ngôi trường ấy mang tên trường cấp 2 Tứ Liên, bây giờ là trường THCS Tứ Liên luôn hiện hữu trong tâm hồn những ai từng gắn bó.
Ngày 21/12, trường THCS Tứ Liên (phường Tứ Liên, quận Tây Hồ) tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (1959 – 2019). Trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm, cô Trần Thị Thanh Hoa – Hiệu trưởng nhà trường xúc động chia sẻ: Trường THCS Tứ Liên được thành lập và phát triển trên mảnh đất anh hùng trong kháng chiến chống Pháp, với hình ảnh người dân xã chở thuyền đưa bộ đội qua sông; đã trở thành mốc son chói lọi trong truyền thống lịch sử của địa phương.
Trên mảnh đất ấy, vào năm 1959, trường cấp 2 Tứ Liên được mở với 4 lớp học đầu tiên dưới mái đình Nội Châu lịch sử. “Đây là một ngôi trường ở ngoại thành phải lo chống bão, lũ lụt, mưa dột, nắng xiên. Khi mùa nước lên to, thầy trò phải vào trường kê tài liệu lên cao để bảo quản nhưng không tránh khỏi hư hại. Ngoài giờ học, học sinh còn bám ruộng, vườn đồng bãi để chăn nuôi gia cầm, trồng dâu nuôi tằm…
Các cựu học sinh trường cấp 2 Tứ Liên đến chúc mừng thầy cô và nhà trường. Ảnh: Oanh Trần
Giai đoạn đất nước kháng chiến, thầy và trò vừa làm hầm hào phòng chống địch oanh tạc, vừa sơ tán đảm bảo học hành. Trường được sơ tán về các thôn xóm ngoài bãi và vào nhà dân…Mỗi khi có báo động, thầy trò đầu đội mũ rơm, vai đeo túi thuốc, nhanh chóng bỏ sách bút thoát ra ngoài. Nhà trường tự hào về 21 cựu học sinh anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
Sau khi đất nước thống nhất, vào năm 1993, trường cấp 2 Tứ Liên được xây thêm một dãy nhà 2 tầng khang trang sạch đẹp, tuy vẫn nằm trong khuôn viên đình Nội Châu.
Trong 60 năm xây dựng và trưởng thành, trường THCS Tứ Liên đã đào tạo được hàng vạn học sinh, trong đó nhiều người là nhà khoa học, nhà quản lý, sĩ quan quân đội, văn nghệ sĩ, giáo viên…. Nhiều người đã và đang giữ những cương vị chủ chốt trong các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Hằng năm, nhà trường đều có học sinh đạt giải trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp quận, TP. Đặc biệt năm học 2016 – 2017 trường có học sinh đạt giải quốc gia trong cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn.
Những năm gần đây, trường THCS Tứ Liên nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều thành tích với tỉ lệ tốt nghiệp THCS đạt 100%; 90 – 95% học sinh thi đỗ vào các trường THPT, cao đẳng, trung cấp nghề.
Video đang HOT
Hiệu trưởng trường THCS Tứ Liên Trần Thị Thanh Hoa khen thưởng cho các học sinh. Ảnh: Oanh Trần
Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập càng trọn vẹn niềm vui hơn khi ngày 26/7/2019, trường THCS Tứ Liên được khánh thành tại cụm 1, ngõ 124, đường Âu Cơ, phường Tứ Liên. Trường rộng 4.000 m2, với 15 phòng học, 6 phòng bộ môn và 13 phòng chức năng và làm việc, được trang bị thiết bị dạy học hiện đại. Nhà trường đang hoàn thiện hồ sơ trình TP Hà Nội công nhận đạt chuẩn quốc gia là điều kiện quan trọng và động lực tạo đà phát triển lên tầm cao mới.
Tới dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường THCS Tứ Liên, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Phạm Xuân Tài cho biết, mục tiêu của quận Tây Hồ trong thời gian tới là tất cả các chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa xã hội và giáo dục tiếp tục được nâng cao, đứng đầu trong tốp 10 các quận huyện.
Vì thế, tham gia góp phần thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi trường THCS Tứ Liên trong thời gian tới tiếp tục tranh thủ thời cơ, khai thác tốt mọi tiềm năng, lợi thế, vượt qua mọi khó khăn thách thức để phát triển ngang tầm với các trường top đầu của quận.
Theo KTĐT
Gợi mở những bài học quý giá về chuẩn bị nguồn lực con người
Thành công của hệ thống trường học sinh miền Nam trên đất Bắc đã cho chúng ta nhiều bài học về tầm nhìn, phương châm giáo dục, chăm lo chuẩn bị nguồn lực con người.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu dự lễ kỷ niệm. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Sáng 8/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ kỷ niệm 65 năm trường học sinh miền Nam trên đất Bắc và 50 năm các thế hệ học sinh miền Nam thực hiện Di chúc của Bác Hồ.
Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và hơn 3.000 đại biểu đại diện cho hơn 32.000 học sinh miền Nam.
Bày tỏ xúc động được gặp lại các thầy cô, những cán bộ, các anh chị và bạn bè "đã một thời quây quần, gắn bó bên nhau dưới mái trường học sinh miền Nam trên đất Bắc", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, nhờ sự yêu thương, chăm nom, nuôi dạy đặc biệt của Đảng, của Chính phủ, của nhân dân và sự phấn đấu rèn luyện không ngừng của bản thân, đội ngũ hơn 32.000 học sinh miền Nam phần đông đã có những bước trưởng thành vượt bậc, có những đóng góp hết sức xứng đáng cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước và xây dựng Tổ quốc ta.
Tháng 5/1949, Bác Hồ đã chỉ thị thành lập các trường thiếu sinh quân Việt Nam, đào tạo đội ngũ cán bộ cho cách mạng từ tuổi niên thiếu, nơi rất nhiều tướng lĩnh, cán bộ các ngành sau này đã trưởng thành. Các thế hệ thiếu sinh quân Việt Nam đã xây dựng nên truyền thống quý báu, tình cảm cách mạng sâu sắc, đóng góp vào các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, xây dựng đất nước. Từ thành công của mô hình giáo dục đào tạo này, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương đào tạo cán bộ cho cách mạng miền Nam, cho cả nước. "Thời kỳ đó, các em phải mang ba lô, võng nằm vượt Trường Sơn như lớp lớp cha anh. Vì lẽ đó, nhắc đến học sinh miền Nam là nói đến nhiều thế hệ, thế hệ ra miền Bắc 1954 - 1955 và các thế hệ ra Bắc giữa thời kỳ cuộc kháng chiến cứu nước", Thủ tướng nói.
Để nuôi dạy học sinh miền Nam, Đảng và Chính phủ đã cho lập các trường học sinh miền Nam. Hệ thống trường rất đa dạng, phù hợp với từng lứa tuổi, từng đối tượng từ mẫu giáo, cấp 1, cấp 2, cấp 3 và bổ túc văn hóa, có cả trường cho con em đồng bào các dân tộc miền núi... Đội ngũ thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, phục vụ được tuyển chọn từ những lực lượng ưu tú của ngành giáo dục và các địa phương.
"Có thể nói trong hoàn cảnh miền Bắc còn muôn vàn khó khăn, lại phải tập trung dồn toàn bộ nguồn lực cho sự nghiệp giải phóng miền Nam thì những gì tốt đẹp nhất về nguồn lực trí tuệ, về con người, cơ sở vật chất của miền Bắc thời đó đều ưu tiên dành cho học sinh miền Nam", Thủ tướng nói.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Nhiều thế hệ học sinh miền Nam vừa học xong lớp 10 đã tình nguyện xông pha chiến trường, nhiều người đã anh dũng hy sinh ở lứa tuổi thanh xuân như các Anh hùng Nguyễn Kim Vang, Hải Quân, Võ Văn Mẫn, Lê Khương, Lê Anh Xuân, nhà văn Chu Cẩm Phong, Anh hùng Lực lượng vũ trang trong Công an Trần Trung Thất, nhà báo Lê Đình Phụng. Đồng chí Phạm Bá Lữ và nhiều đồng chí bị địch bắt đánh đập, tù đày nhưng không khai báo... Sự cống hiến đó đã làm rạng rỡ truyền thống vẻ vang học sinh miền Nam tuyệt đối trung thành, xả thân, ân nghĩa, tài hoa.
Tiếp nối truyền thống vẻ vang của các thế hệ học sinh miền Nam đi trước, học sinh miền Nam lớp sau đã không ngừng phấn đấu rèn luyện được Đảng tin yêu, được nhân dân tín nhiệm. Hàng chục đồng chí nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng giữ cương vị chủ chốt của các bộ, ban, ngành ở trung ương, nhiều đồng chí là thành viên Chính phủ, lãnh đạo tỉnh và thành phố, nhiều nhà khoa học, nhiều văn nghệ sĩ, nhà thơ, nhà báo nổi tiếng.
Đặc biệt ở thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, rất nhiều những hạt giống đỏ học sinh miền Nam đã khẳng định tên tuổi của mình trên mặt trận phát triển kinh tế, làm giàu cho đất nước, Thủ tướng cho biết. "Sự cống hiến của các thế hệ học sinh miền Nam trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân ta rất đáng trân trọng. Chúng ta tự hào là lớp người đã góp phần thực hiện xuất sắc, nghiêm túc Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ". Các thế hệ học sinh miền Nam từ tuổi thơ cho đến ngày nay, dù ở bất cứ cương vị nào, dù ở nơi đâu cũng luôn ghi nhớ công ơn của Đảng, của Bác Hồ và tri ân, khắc sâu trong lòng những tình cảm ân tình, sự hy sinh, nhường cơm sẻ áo của nhân dân miền Bắc.
Thủ tướng chia sẻ, thời gian đã trôi qua sau 65 năm kể từ ngày các học sinh miền Nam đặt chân lên đất Bắc, đã gần 45 năm kể từ ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hôm nay nhìn lại, chúng ta có thể khẳng định rằng trường học sinh miền Nam trên đất Bắc là một trong những mô hình giáo dục thành công của nền giáo dục và đào tạo cách mạng của nước ta. Đó cũng là một trong những tinh hoa quý báu của nền giáo dục nước nhà.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Từ thành công của mô hình giáo dục trường thiếu sinh quân, đặc biệt là thành công của các hệ thống trường học sinh miền Nam trên đất Bắc đã cho chúng ta nhiều bài học về giáo dục, chăm lo chuẩn bị nguồn lực con người, đào tạo các thế hệ cách mạng cho đời sau. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Từ thành công của mô hình giáo dục trường thiếu sinh quân, đặc biệt là thành công của các hệ thống trường học sinh miền Nam trên đất Bắc đã cho chúng ta nhiều bài học về giáo dục, chăm lo chuẩn bị nguồn lực con người, đào tạo các thế hệ cách mạng cho đời sau. Đó là bài học về tầm nhìn chiến lược, mục tiêu đào tạo và tổ chức điều hành. Thực hiện nguyên lý giáo dục toàn diện, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội, từ tình thương yêu của người thầy, xây dựng nên tình thầy trò sâu nặng, nhân tố quyết định để dạy tốt, học tốt, chúng ta không thể đòi hỏi ngành giáo dục đào tạo ngày nay phải sao chép mô hình nuôi dạy học sinh miền Nam cách đây mấy chục năm trong điều kiện chiến tranh, đất nước còn chia cắt nhưng những thành tựu ấy, những bài học ấy gợi mở cho chúng ta cách suy nghĩ để quyết tâm đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI.
"Từ sự trưởng thành dưới mái trường học sinh miền Nam, tôi cảm nhận đối với học sinh, nhân vật trung tâm, nhà trường ngày hôm nay không chỉ cần dạy kiến thức, dạy kỹ năng sống mà còn phải biết truyền cảm hứng, gợi mở tư duy", Thủ tướng nói. Ngành giáo dục đào tạo nước nhà đã có những bước trưởng thành vượt bậc và hiện nay cùng với cải cách sách giáo khoa phải tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên. Chính những phẩm chất đạo đức cao quý, năng lực chuyên môn và lối sống của người thầy có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự hình thành nhân cách, lối sống của học sinh.
Phải đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý giáo dục. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý thạo việc, có năng lực điều hành, có tâm trong sáng, đi sát thực tế, lắng nghe đồng nghiệp và nhân dân. Coi trọng tổng kết kinh nghiệm, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Đặc biệt có hình thức đào tạo sáng tạo, phù hợp, nhất là đội ngũ cán bộ kế cận ở các cấp, đào tạo lực lượng lao động có kỹ năng trong cuộc cách mạng 4.0, đặc biệt là về phương cách nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc của người Việt Nam, đặc biệt là đồng bào Việt Nam xa Tổ quốc. Chú trọng hơn công tác thanh tra giáo dục, nhanh chóng khắc phục, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực đang gây bức xúc trong xã hội như lạm thu, gian lận trong thi cử, bằng cấp giả, chạy học hàm, học vị...
Là một ngành chịu nhiều áp lực trong điều kiện kinh tế thị trường, ngành giáo dục và đào tạo đang đứng trước nhiều thách thức nhưng Thủ tướng tin tưởng "dù khó khăn đến đâu chúng ta cũng phải quyết tâm dạy tốt, học tốt bởi đây là một nghề cao quý như Bác Hồ đã dạy". Bên cạnh đó, chúng ta còn có cả hệ thống chính trị và nhân dân đang chung sức đồng lòng chăm lo cho sự nghiệp trồng người.
"Đã 65 năm trôi qua, nhưng những kỷ niệm trong giai đoạn học tập và được sống trong đồng bào nhân dân miền Bắc ngày đó luôn khắc ghi trong ký ức của mỗi cá nhân chúng tôi, những cựu học sinh miền Nam học tập trên đất Bắc", Thủ tướng bày tỏ. "Mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn, vất vả, gian khổ của cuộc chiến tranh phá hoại nhưng chúng tôi đã được đồng bào miền Bắc cưu mang, đùm bọc, nhường cơm sẻ áo, tạo mọi điều kiện nơi ăn chốn ở tốt nhất, dành cả tình cảm yêu thương, quý mến con em miền Nam như người thân trong gia đình. Những ân tình đó của đồng bào miền Bắc, công ơn tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, uốn nắn của các thầy cô giáo, chúng tôi luôn ghi nhớ trong lòng".
Nhắc lại câu nói của người xưa "Trường đồ truy mã lực" (Đường dài mới biết con ngựa tốt hay xấu), Thủ tướng mong muốn, trên 32.000 học sinh miền Nam, tuyệt đại bộ phận đã về hưu, phần lớn ở phía Nam, tiếp tục đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, nghĩa tình, lan tỏa niềm tự hào là học sinh miền Nam để các thế hệ mai sau không ngừng phấn đấu noi theo.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Đại diện Ban Liên lạc các học sinh miền Nam, GS.TS Lê Du Phong khẳng định bài học về sự đúng đắn, giá trị to lớn của phương châm giáo dục mà Đảng và Bác Hồ đã cho thực hiện ở các trường học sinh miền Nam: Dạy làm người (tự chủ, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm...), học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội, thầy, cô giáo gắn liền với học trò và luôn vì học sinh thân yêu. "Muốn có một nền giáo dục tốt, trước hết phải có đội ngũ thầy, cô giáo tốt. Thầy, cô giáo ở các trường học sinh miền Nam năm xưa vừa là người thầy truyền dạy kiến thức, vừa như người cha, người mẹ xây đắp cho các con nhân cách, tình cảm và lối sống để làm một con người đúng nghĩa".
Đức Tuân
Theo baochinhphu
Trường mầm non nhốt trẻ vào tủ ở Tây Hồ: Lộ giấy phép lạ do lãnh đạo quận "nhầm lẫn" Sau khi Trưởng phòng GDĐT quận Tây Hồ thông tin cơ sở mầm non Maple Bear Westlake Point ở 24 Quảng Bá (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) chưa được cấp phép hoạt động giáo dục, trường này lập tức phát thông báo tới các phụ huynh rằng trường đã có giấy phép ngày 17/7/2019. Liên quan đến vấn đề cấp...